Ảnh: Người dân Hà Tĩnh đội đèn lên đồi hái sim lúc rạng sáng
Khoảng 4h30 sáng, hàng chục người dân bắt đầu í ới gọi nhau lên các ngọn đồi ở huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Lộc Hà,… để hái sim kiếm thêm thu nhập.
5h sáng, ngọn đồi gần 3 ha tại xã Việt Tiến (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) được hàng chục người dân dùng đèn pin và đèn điện thoại soi sáng để hái các quả sim chín.
Để tránh nắng và hái được nhiều sim, bà Nguyễn Thị Liễu (xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà) lên đồi từ lúc tờ mờ sáng: “Khoảng 4h30 chúng tôi bắt đầu đi hái, sim thường chín nhiều vào buổi sáng. Ban ngày nhiệt độ có thể lên đến 40℃ nên đi hái sim vào sáng sớm vừa giúp chúng tôi tránh nắng vừa có thời gian làm việc nhà”, bà Liễu nói.
Theo bà Liễu, hái sim lúc rạng sáng sẽ có nhiều quả chín, nhưng cũng gặp rủi ro. Ong vò vẽ thường làm tổ dưới gốc sim, nhiều người không nhìn rõ đường dẫm vào tổ ong thì chúng sẽ đuổi cắn.
Video đang HOT
Nhiều cây sim cao hơn 2m, mọc xen lẫn giữa rừng bạch đàn nên người dân phải “căng mắt” để tìm trái chín.
“Hơn một tuần nay, em và các bạn khác lên đồi hái sim, mỗi ngày em có thể hái được từ 2-5kg, sau khi hái xong sẽ bán cho thương lái thu mua với giá 20-25 ngàn đồng/kg. Số tiền này em dành để vào năm học mới mua thêm sách vở”, em Quang Huy (học sinh lớp 8, xã Thạch Ngọc) chia sẻ.
Những người đi hái sim thường đi thành từng nhóm (3-5 người), dụng cụ mang theo là các bao bì, rổ nhựa.
Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng quả sim tăng cao, nhiều người dân tận dụng thời gian rảnh rỗi để lên rừng kiếm thêm thu nhập. Mỗi ngày, một người trưởng thành có thể hái từ 7-10kg sim chín, kiếm được từ 150-250 ngàn đồng/ngày.
Mùa sim bắt đầu từ tháng 6 cho đến hết tháng 8.
Thương lái tập trung ngay dưới chân đồi, hoặc tới tận nhà dân thu mua đem về nhập cho các nhà hàng, quán ăn để ngâm rượu.
8h sáng, khi mặt trời nhô lên hết cũng chính là lúc công việc hái sim kết thúc. Người dân bắt đầu rủ nhau ra về, trên tay ai nấy cũng có một túi đầy quả sim chín. (Ảnh TRỌNG TÙNG)
Sản xuất vụ đông ở Hà Tĩnh đạt trên 41% kế hoạch
Đến nay, các địa phương ở Hà Tĩnh đã ra quân khôi phục sản xuất vụ đông với 4.436/10.812 ha, đạt 41% kế hoạch.
Nông dân Hương Khê làm đất, bón vôi khử chua phèn cho đất và gieo trỉa rau màu.
Vụ đông 2020, Hà Tĩnh đặt kế hoạch gieo trồng 10.812 ha rau màu với các loại cây trồng chủ lực như: Ngô, rau các loại, khoai lang.
Tuy nhiên, vụ đông năm nay, Hà Tĩnh đối mặt với khó khăn thách thức lớn. Trong nửa cuối tháng 10, đầu tháng 11, toàn tỉnh diễn ra mưa lớn trên diện rộng, nhiều địa phương như: Cẩm Xuyên, Thạch Hà, TP Hà Tĩnh, Hương Khê, Vũ Quang... bị ngập lụt sâu đã làm hơn 4.000 ha cây trồng bị hư hỏng, phải gieo trồng lại.
Mặc dù triển khai khá sớm nhưng đến thời điểm này, nông dân Vũ Quang mới gieo trỉa khoảng 45% diện tích ngô.
Trong tuần qua, tranh thủ thời tiết nắng ấm, các địa phương đã tổ chức ra quân làm đất, bón vôi khử chua và tiến hành gieo trồng lại các loại cây rau màu. Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh, đến ngày 23/11, các địa phương trong tỉnh đã ra quân khôi phục sản xuất vụ đông đạt 4.436/10.812 ha, đạt 41% kế hoạch.
Cụ thể, diện tích ngô lấy hạt, ngô sinh khối đạt 2.378/5.082 ha; rau 1.803/4.328 ha; khoai lang 255/1.422 ha.
Các địa phương có thế mạnh trong sản xuất ngô, đạt khối lượng khá (từ 55 - 66% kế hoạch) như: Hương Khê, Đức Thọ, Hương Sơn, Vũ Quang...
HTX Rau an toàn tổ dân phố Đại Nghĩa, thị trấn Đức Thọ sản xuất rau màu phục vụ thị trường tết.
"Nhìn chung, tiến độ khôi phục sản xuất vụ đông vẫn còn khá chậm, nguyên nhân khách quan do thời tiết nắng vẫn chưa đủ để làm khô đất, mới được trên một số diện tích đất pha cất, vùng cao cạn. Thời gian vụ đông còn lại rất ít, các địa phương cần lưu ý các loại giống ngắn ngày để thu hoạch kịp trước khi xuống giống vụ xuân, đặc biệt là đối với những vùng sản xuất lạc", ông Nguyễn Trí Hà - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh khuyến cáo.
Hơn 800 người từ TP.HCM về Hà Tĩnh trên chuyến tàu 0 đồng 814 người dân Hà Tĩnh sinh sống, làm việc tại TP.HCM và các tỉnh phía nam đã về quê trên chuyến tàu 0 đồng. Họ phải cách ly tập trung 14 ngày theo quy định phòng, chống dịch. Rạng sáng 26/7, chuyến tàu đặc biệt mang số hiệu SE14 đã đưa 814 người dân Hà Tĩnh đầu tiên sinh sống, làm việc tại...