Anh nghiêng về Trung Quốc khi Mỹ đang đà tụt dốc
Thủ tướng David Camreron đang tiến hành một sự thay đổi táo bạo trong chính sách đối ngoại của Anh kể từ Thế chiến 2. Việc Trung Quốc đang trỗi dậy trong khi Mỹ có dấu hiệu sa sút, Anh không thể làm ngơ trước cục diện này.
Anh đang dần chuyển mình về phía Trung Quốc để thoát khỏi cái bóng của Mỹ? – Ảnh: Reuters
Theo The Guardian ngày 19.10, sự thay đổi bắt đầu từ khi chính phủ Anh thông báo sẽ gia nhập Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á ( AIIB) do Trung Quốc khởi xướng với hơn 30 nước thành viên, có cả Pháp và Đức. Mỹ đương nhiên phản đối quyết định này vì cho rằng AIIB là mối đe dọa đối với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB).
Nước Anh từ lâu chỉ được coi là cái bóng của Mỹ, thế nên quyết định gia nhập AIIB chính là bước đi độc lập quan trọng nhất kể từ hội nghị Bretton Woods năm 1944, nơi nhà kinh tế học người Anh John Maynards Keynes lý luận về một trật tự tài chính quốc tế mới.
Nhân vật chủ chốt giúp tạo nên sự thay đổi lần này chính là Bộ trưởng Tài chính George Osborne, theo cây bút Martin Jacques của tờ The Guardian, tác giả cuốn sách When China Rules the World (tạm dịch: Khi Trung Quốc nắm quyền thế giới). Ông Osborne đã nhận ra rằng nền kinh tế toàn cầu đã thay đổi sâu sắc do sự trỗi dậy của Trung Quốc. Vào thời điểm Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sang thăm Anh năm 2005, kinh tế Anh vẫn nhỉnh hơn một chút so với Trung Quốc; trong khi hiện nay GDP của Trung Quốc đã cao gấp 3 lần của Anh.
Kể từ năm 2005, cuộc khủng hoảng tài chính đã làm tỉ lệ tăng trưởng của phương Tây giảm xuống gần như bằng 0, gây tình trạng nợ nần và kinh tế toàn cầu chưa bao giờ bị phụ thuộc vào tăng trưởng và nguồn vốn của Trung Quốc như lúc này. Và điều này là một thực tế buộc các chính phủ phải chấp nhận. Quyết định gia nhập AIIB sẽ giúp Anh nắm được lợi thế. Từ một nước phương Tây đi sau trong quan hệ với Trung Quốc, nước Anh giờ đã vượt lên. Việc ông Cameron cho rằng Anh có thể là đối tác tuyệt nhất của Trung Quốc tại phương Tây không phải là lời nói suông.
Video đang HOT
Trong chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Anh lần này (từ 19.10), dự kiến sẽ có nhiều thỏa thuận thương mại được ký kết. Và Anh rõ ràng không bỏ qua cơ hội tìm kiếm nguồn đầu tư lớn cho hệ thống cơ sở hạ tầng từ lâu bị lãng quên tại đây. Hơn nữa, việc Trung Quốc sẵn lòng đầu tư khiến cho các dự án cơ sở hạ tầng HS2, cùng một chương trình xây dựng lò phản ứng hạt nhân và kế hoạch phát triển kinh tế tại nhóm các thành phố phía bắc nước Anh gọi là “quyền lực phương Bắc”, trở nên khả thi hơn.
Trong khi đó, việc London trở thành thị trường nước ngoài sử dụng đồng nhân dân tệ nhiều nhất của Trung Quốc cũng có thể là một điểm quan trọng cho kế hoạch đầu tư lâu dài. Ngoài ra, chuyến thăm của ông Tập cũng tăng cường đáng kể sự hợp tác đang lớn dần giữa Trung Quốc và Anh, làm vững chắc thêm cho sự xoay trục sang Trung Quốc của Anh.
Mặc dù sẽ có những người phản đối việc Anh “rời xa” Mỹ để tiến gần với Trung Quốc, nhưng có một đánh giá cần lưu ý là Trung Quốc đang trỗi dậy và Mỹ đang tụt dốc. Đã có những nhận định cho rằng kinh tế Trung Quốc sẽ lớn gấp 2 lần Mỹ vào năm 2030. Và nước Anh khó có thể làm ngơ trước điều này.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân thăm chính thức vương quốc Anh từ ngày 19.10 – Ảnh: Reuters
Một minh chứng cụ thể là Úc, đồng minh thân cận lâu năm của Mỹ. Trung Quốc giờ đây chiếm hơn 1/4 doanh số xuất khẩu của Úc, lớn hơn nhiều so với Mỹ; và mặc nhiên là điều đó đồng nghĩa với việc Úc đang có quan hệ gần gũi với Trung Quốc hơn.
Những nước muốn phớt lờ hay phủ nhận thực tế trên thì đang sống trong một thế giới ngày càng bị thu hẹp và kém quan trọng. Chính phủ Anh đã thừa nhận vấn đề này và vì thế xứng đáng được ủng hộ cho việc thay đổi, theo cây bút của The Guardian.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Trung Quốc đề cử cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính vào chức Chủ tịch AIIB
Cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Kim Lập Quần vừa được đề cử cho vị trí Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB).
Ông Kim Lập Quần - Ảnh: AFP
Theo AFP và South China Morning Post, Bộ Tài chính Trung Quốc hôm 6.7 cho hay nước này đề bạt ông Kim Lập Quần làm người đứng đầu AIIB.
Ông Kim là cựu Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc, từng có thời gian làm việc tại Ngân hàng Thế giới (WB) cùng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Ông cũng là cựu quan chức cấp cao tại Tổng công ty đầu tư Trung Quốc.
Tốt nghiệp chương trình Hubert Humphrey Fellow tại Đại học Boston (Mỹ) và có bằng thạc sĩ về văn học Anh, ông được đánh giá là người "dồi dào kinh nghiệm" và khả năng thích ứng cao để giữ chức vụ này.
Tất cả thành viên khu vực của AIIB đều có thể đề cử ứng viên cho chiếc ghế chủ tịch trước cuối tháng này. Các ứng viên chính thức sẽ được chọn tại cuộc họp của các nhà đàm phán cấp cao trong tháng 8 và cuộc bầu cử sẽ diễn ra khi AIIB bắt đầu hoạt động.
AFP cho biết ông Kim Lập Quần chắc chắn sẽ được bổ nhiệm làm Chủ tịch AIIB do Trung Quốc là nước nắm giữ 26,06% phiếu bầu tại ngân hàng. Điều này giúp Bắc Kinh có quyền phủ quyết đối với các ứng viên khác cho chiếc ghế chủ tịch - chức vụ cần đa số 75% phiếu bầu để được thông qua.
Theo các điều khoản thành lập, Trung Quốc đóng góp gần 30 tỉ USD trong tổng số 100 tỉ USD vốn cơ bản của AIIB. Bắc Kinh vì thế trở thành cổ đông lớn nhất và giành được 25-30% quyền biểu quyết.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch AIIB kéo dài 5 năm và có thể tái đắc cử một lần.
AIIB được xem là đối trọng của WB và ADB. Mỹ và Nhật Bản - hai nền kinh tế lớn thứ nhất và thứ ba toàn cầu - đã từ chối gia nhập AIIB. Theo kế hoạch, AIIB chính thức đi vào hoạt động từ cuối năm nay.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Trung Quốc góp 30% vốn cơ bản của ngân hàng AIIB Trung Quốc đóng góp khoảng 30 tỉ USD trong số 100 tỉ USD vốn cơ bản của Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (AIIB), tại . Bộ trưởng Ngân khố Úc Joe Hockey trong buổi lễ ký kết gia nhập AIIB tại tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 29.6.2015 - Ảnh: AFP Tờ...