Anh: Nghi vấn nước uống có gas gây đẻ non
Đường nhân tạo được sử dụng trong rất nhiều loại đồ uống, bánh kẹo…
Một chuyên gia hàng đầu ở Anh vừa kêu gọi phải tiến hành điều tra tác động của đường nhân tạo sau khi cơ quan giám sát thực phẩm của Liên minh châu Âu (EU) khẳng định nó vô hại.
Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) vừa công bố bài viết thu thập ý kiến khoa học nhằm bác bỏ hơn 20 nghiên cứu khẳng định đường nhân tạo aspartame gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là đẻ non, ung thư.
Quan điểm này chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của những nhà sản xuất sử dụng chất aspartame như hãng Coca-Cola với sản phẩm Diet Coke và các loại thực phẩm dành cho người kiêng đường trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, giáo sư ngành chính sách khoa học Erik Millstone ở ĐH Sussex phản bác ý kiến của EFSA vì cho rằng văn bản nói trên có nhiều vấn đề.
Video đang HOT
GS. Millstone là chuyên gia hàng đầu về chính sách thực phẩm tại Anh trong nhiều năm qua. Ông là người tích cực vận động hành lang cho sự ra đời của Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm Vương quốc Anh.
Theo GS. Millstone, cách thức EFSA đánh giá bằng chứng về chất aspartame là “sai lệch”.
“Cơ quan này chỉ có thể đưa ra kết luận rằng aspartame là an toàn nếu ngầm mặc định rằng hầu hết các nghiên cứu phản bác tác hại của aspartame là hoàn toàn đáng tin cậy – ngay cả khi những nghiên cứu đó có rất nhiều điểm yếu và đều do các công ty thương mại tài trợ, nhưng cơ quan này lại phủ nhận các nghiên cứu khẳng định aspartame có thể không an toàn – ngay cả khi họ có phương pháp nghiên cứu tốt và không được các công ty thương mại tài trợ”, GS. Millstone nói.
Ông Millstone cho rằng EFSA nên giao cho các chuyên gia độc lập tiến hành đánh giá tác động, thay vì để các hãng đồ uống, thực phẩm rót tiền tài trợ cho những nghiên cứu trong lĩnh vực này.
“Trong số 17 thành viên của EFSA thì có 7 người có xung đột trực tiếp về lợi ích thương mại, 5 người còn lại mâu thuẫn về lợi ích thể chế”, GS. Millstone nói.
Theo GS. Millstone, có nhiều nghiên cứu đáng tin cậy khẳng định aspartame có thể gây tác động không tốt cho con người. Vì thế, cần tiến hành thêm nghiên cứu thì mới có thể kết luận.
Một dự án do EU tài trợ năm 2010 tìm ra rằng phụ nữ có thai uống nước ngọt có gas chứa chất ngọt nhân tạo có nguy cơ đẻ non.
Các nhà khoa học ở Quỹ nghiên cứu Ramazzini tại Italia gần đây cũng xuất bản nghiên cứu cho rằng aspartame có thể gây ra nhiều loại ung thư ở chuột khi chúng tiêu thụ lượng aspartame tương đương lượng uống vào hằng ngày của con người.
Aspatame là loại đường hóa học không chứa calo, không mùi, ngọt hơn đường khoảng 200 lần, được sử dụng trong thực phẩm trên khắp thế giới.
Theo 24h
Kinh hoàng chuột gặm thi thể... bé sơ sinh
Hôm thứ 3 vừa qua chính quyền bang Tamil Nadu của Ấn Độ đã đình chỉ 2 bác sỹ và 7 nhân viên y tế khác vì tội tắc trách khi để cho lũ chuột gặm thi hài của một bé sơ sinh.
Bé sơ sinh mới 11 ngày tuổi đã chết sau khi chiến đấu giành sự sống trong lồng kính tại bệnh viện Bà mẹ Trẻ em Kasturba Gandhi ở thành phố Chennai, thủ phủ bang Tamil Nadu.
Bố mẹ của bé phát hiện ra những vết thương trầm trọng trên mặt bé khi thi thể bé được chuyển cho họ. Họ sau đó đã khẳng định những vết thương đó chính là vết chuột gặm.
Thủ hiến bang Tamil Nadu, bà J.Jayalalithaa đã thừa nhận sai sót trong trách nhiệm của các nhân viên bệnh viện đồng thời cũng yêu cầu Sở y tế tiến hành xử lý những người có lỗi trong vụ việc.
Bà cho biết thi thể của em bé đã không được bệnh viện giữ gìn an toàn trong nhà xác và đáng lẽ ra đã phải được giao lại ngay cho gia đình.
Sau vụ việc, hàng loạt các hướng dẫn về cách phòng chống các loài gặm nhấm trong bệnh viện được đưa ra như đặt bẫy, cấm ăn uống ngoài căn tin và thăm viếng bệnh nhân vào giờ quy định. Bên cạnh đó, các nhân viên cũng được điều động thêm để giữ vệ sinh cho bệnh viện.
Tuy vậy, các bác sỹ lại cho rằng bé sơ sinh bị nhiễm trùng máu ngay khi bị sinh non. Họ nói da của bé tróc ra chính là do nguyên nhân nhiễm trùng máu.
Theo ANTD
Bà bầu nhảy xuống ao cứu trẻ 2 tuổi Một phụ nữ 27 tuổi, đang mang thai đôi 6 tháng rưỡi, được nhiều người ca tụng anh hùng nhưng không ít người chỉ trích là quá liều lĩnh, khi lao xuống ao sâu 2 m để cứu em bé hàng xóm khỏi chết đuối. Cô Peng Weiping, ở tỉnh An Huy (Trung Quốc) cho biết, mình đã hành động theo bản năng...