Anh, Nga và Nhật Bản quan ngại về tình hình ở Hàn Quốc
Theo phóng viên TTXVN tại London, ngày 3/12, Bộ Ngoại giao Anh ra tuyên bố bày tỏ quan ngại trước những diễn biến tại Hàn Quốc, đồng thời kêu gọi công dân Anh đang có mặt tại quốc gia Đông Á này theo dõi sát tình hình để đảm bảo an toàn.
Binh sĩ Hàn Quốc tại Toà nhà Quốc hội ở Seoul, ngày 4/12/2024. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Trong một tuyên bố chính thức, Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bà Catherine West nhấn mạnh Chính phủ Anh vô cùng quan ngại về các sự kiện cùng ngày ở Hàn Quốc, đồng thời kêu gọi công dân Anh đang có mặt tại quốc gia Đông Á này cần tiếp tục theo dõi tình hình và tuân thủ khuyến cáo về đi lại của Bộ Ngoại giao Anh.
Cùng ngày, Nga và Nhật Bản cũng bày tỏ quan ngại về tình hình tại Hàn Quốc.
Theo hãng tin Interfax, người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Dmitry Peskov nhấn mạnh rằng tình hình hiện nay ở Hàn Quốc là đáng lo ngại. Moskva đang theo dõi sát mọi diễn biến.
Video đang HOT
Tại Nhật Bản, các quan chức cấp cao chính phủ bày tỏ bất ngờ về diễn biến trên khi Tổng thống Yoon Suk Yeol ban bố lệnh thiết quân luật nhằm đối phó với các hoạt động của đảng đối lập.
Một quan chức Nhật Bản nhấn mạnh giới chức trách nước này đang theo dõi cách thức Tổng thống Yoon Suk Yeol ứng phó với tỷ lệ ủng hộ sụt giảm nhưng “tương đối” bất ngờ khi nhà lãnh đạo Hàn Quốc lại áp dụng biện pháp như vậy. Quan chức này cho biết thêm phía Nhật Bản sẽ theo dõi sát các diễn biến tiếp theo.
Các tuyên bố mới nhất được đưa ra trong bối c ảnh Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ban bố tình trạng thiết quân luật, đồng thời cáo buộc phe đối lập “có các hoạt động chống nhà nước”. Đáp lại, Quốc hội nước này đã thông qua nghị quyết yêu cầu dỡ bỏ thiết quân luật, song các quan chức quân sự tuyên bố sẽ duy trì lệnh thiết quân luật cho đến khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bãi bỏ. Theo thông tin cập nhật, rạng sáng 4/12 theo giờ địa phương, Tổng thống Hàn Quốc đã tuyên bố dỡ bỏ lệnh thiết quân luật này.
Ông Donald Trump và sự trở lại của 'hoà bình thông qua sức mạnh'
Triết lý "hòa bình thông qua sức mạnh" đã trở lại trong chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời chính quyền Trump đầu tiên.
Với sự tái đắc cử lần này, ông Trump dự định tiếp tục chiến lược áp lực tối đa, hiện đại hóa quân đội, và củng cố liên minh quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích của nước Mỹ.
Ông Donald Trump phát biểu tại Maryland, Mỹ, ngày 24/2/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Nhận định trên tạp chí Foreign Affairs, Robert C. O'brien, người từ đảm nhiệm chức vụ Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ từ năm 2019 đến năm 2021 cho rằng, "Si vis pacem, para bellum" là câu châm ngôn Latin có từ thế kỷ thứ 4, nghĩa là: "Nếu bạn muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh". Câu nói này không chỉ tồn tại qua nhiều thế kỷ mà còn trở thành triết lý dẫn đường cho nhiều nhà lãnh đạo quốc gia về tầm quan trọng của sức mạnh quân sự trong việc duy trì hoà bình.
Một số tổng thống Mỹ như George Washington, Theodore Roosevelt và Ronald Reagan đã dựa vào triết lý này để xây dựng chính sách đối ngoại. Tổng thống Donald Trump, trong nhiệm kỳ đầu tiên, đã nối tiếp truyền thống này với một cách tiếp cận mà ông gọi là "hoà bình thông qua sức mạnh". Sự trở lại của triết lý này đánh dấu một bước chuyển trong chính sách đối ngoại Mỹ sau thời chính quyền Obama. Chính quyền Trump đầu tiên không chỉ tập trung vào việc tăng cường quân sự mà còn đặt nặng yếu tố bảo vệ lợi ích quốc gia bằng sức mạnh.
Trên cơ sở đó, trong 16 tháng cuối nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, Mỹ đã đạt được nhiều thành tựu ngoại giao. Đáng chú ý nhất là Hiệp định Abraham, mang lại hòa bình cho Israel và ba quốc gia láng giềng tại Trung Đông, mở ra một kỷ nguyên hợp tác mới trong khu vực này. Ngoài ra, Mỹ còn làm trung gian giúp Serbia và Kosovo bình thường hóa quan hệ kinh tế, đồng thời giải quyết rạn nứt giữa các quốc gia vùng Vịnh với Qatar. Đặc biệt, thỏa thuận với Taliban đã giúp ngăn chặn thương vong của quân đội Mỹ tại Afghanistan trong gần như toàn bộ năm cuối của nhiệm kỳ Trump 1.0.
Một thành công khác là việc tiêu diệt lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) và thủ lĩnh Abu Bakr al-Baghdadi. Chính quyền Trump đã kết thúc cuộc chiến với IS mà không mở rộng các cuộc xung đột mới, đánh dấu lần đầu tiên Mỹ không tham gia một cuộc chiến tranh mới kể từ thời Tổng thống Jimmy Carter.
Sự trở lại của chiến lược "gây áp lực tối đa"
Khác với những lãnh đạo trước, ông Trump đã cố gắng hạn chế các cuộc chiến tranh không cần thiết. Dưới thời ông, Mỹ duy trì một thế đứng mạnh mẽ trước các đối thủ nhưng không tạo thêm xung đột. Trong suốt nhiệm kỳ, Nga không tiến xa hơn ở Ukraine sau khi sáp nhập Crimea năm 2014. Iran không tấn công trực tiếp Israel, và Triều Tiên ngừng thử vũ khí hạt nhân sau các động thái ngoại giao kết hợp với biểu dương sức mạnh từ phía Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là đối thủ lớn trong thời gian ông Trump cầm quyền ở nhiệm kỳ đầu, nhưng ông Trump đã phản ứng mạnh mẽ khi cần thiết.
Với việc ông Trump tái đắc cử sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua, chúng ta có thể sẽ chứng kiến một cách tiếp cận mạnh mẽ hơn với chính sách "gây áp lực tối đa". Cụ thể, ông Trump dự định áp đặt các mức thuế cao hơn đối với hàng hóa Trung Quốc và thực hiện các kiểm soát xuất khẩu để ngăn Bắc Kinh lợi dụng công nghệ Mỹ. Ông cũng dự định hợp tác với các đồng minh châu Á như Nhật Bản, Philippines, và Hàn Quốc nhằm đối phó với sự trỗi dậy từ Trung Quốc.
Tại Trung Đông, ông Trump sẽ tiếp tục chiến lược gây áp lực lên Iran, bao gồm áp đặt trừng phạt năng lượng nhằm ngăn cản nước này hỗ trợ cho các phong trào dân quân thân Tehran trong khu vực.
Cùng với đó, ông Trump hiểu rằng một nền hòa bình thực sự không thể có được nếu quân đội Mỹ không duy trì sức mạnh. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông đã tăng cường hải quân và lực lượng phòng thủ quốc gia, giúp quân đội Mỹ có đủ sức mạnh để bảo vệ lợi ích của Washington trên toàn cầu. Ông cũng đã yêu cầu các đồng minh NATO và các quốc gia châu Á phải đóng góp nhiều hơn cho quốc phòng, từ đó xây dựng một mạng lưới liên minh mạnh mẽ.
Có thể dự báo, sau khi trở lại Nhà Trắng, ông Trump sẽ tiếp tục các nỗ lực hiện đại hóa quân đội, tăng cường hợp tác với các đồng minh và đối tác quan trọng, đồng thời duy trì một lực lượng vũ trang mạnh để đối phó với các thách thức trong tương lai. Ông Robert C. O'brien lưu ý rằng "sức mạnh" trong "hòa bình thông qua sức mạnh" theo quan điểm của ông Trump không phải là sự đe dọa hay hung hăng, mà là cách thể hiện quyết tâm bảo vệ lợi ích của quốc gia và tạo ra một thế đứng vững chắc để đàm phán hòa bình.
Triều Tiên cáo buộc phương Tây đang tạo ra 'NATO phiên bản châu Á' Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho rằng Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đang xây dựng liên minh quân sự ở châu Á có nhiều điểm tương đồng với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đồng thời chỉ trích hành động của ba nước này là mối đe dọa đối với sự ổn định của khu vực. Binh sĩ Hàn...