Anh, Nga căng thẳng vụ cựu điệp viên hai mang nghi bị đầu độc
Giới chức Anh c ảnh báo có thể tẩy chay World Cup 2018 tại Nga và áp các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu nào cho thấy Moscow có liên quan đến vụ cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal nguy kịch tại Anh nghi do bị đầu độc.
Cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal tại phiên tòa ở Nga năm 2010. (Ảnh: Getty)
Theo Bloomberg, phát biểu tại Hạ viện Anh ngày 6/3, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson nói: “Nếu có bằng chứng cho thấy Nga có dính líu, chính phủ Anh sẽ đáp trả một cách mạnh mẽ và thích đáng. Khi đó chúng ta sẽ buộc phải xét lại cơ chế trừng phạt (Nga) và áp thêm các lệnh trừng phạt khác”.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Anh cho biết, một trong các biện đáp trả có thể là Anh sẽ tẩy chay World Cup tổ chức tại Nga vào mùa hè này.
Trong khi đó, Điện Kremlin cho biết, Nga sẵn sàng hợp tác với Anh để điều tra vụ việc. Khi được hỏi liệu phía Anh đã tiếp xúc với phía Nga để đề nghị hỗ trợ điều tra hay chưa, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói: “Chưa có ai liên hệ với chúng tôi để đưa ra đề xuất như vậy. Tuy nhiên, Nga luôn sẵn sàng hợp tác”.
Ông Peskov cũng nói thêm rằng Nga hiện chưa có thông tin chi tiết về vụ việc của Skripal cũng như liệu hiện tại Skripal mang quốc tịch nào.
Video đang HOT
Những bình luận trên được đưa ra sau khi cựu điệp viên hai mang của Nga Sergei Skripal (66 tuổi) và con gái (33 tuổi) hôm 4/3 rơi vào tình trạng nguy kịch gần một trung tâm mua sắm ở thành phố Salibury của Anh sau khi tiếp xúc chất lạ. Giới điều tra Anh nghi ngờ đây có thể là một vụ đầu độc.
Skripal từng là đại tá phục vụ trong Cơ quan tình báo quân đội Nga (GRU). Ông này bị bắt vào năm 2004 và kết án 13 năm tù vào năm 2006 vì tội hoạt động gián điệp cho Anh. Theo truyền thông Nga, Skripal đã nhận của tình báo Anh 100.000 USD vì “công trạng” cung cấp cho Anh thông tin về các điệp viên của GRU đang hoạt động ở các quốc gia châu Âu thời kỳ đó.
Đến tháng 7/2010, Tổng thống Nga khi đó là ông Dmitry Medvedev đã chính thức ký lệnh trả tự do cho Skripal. Đây là một phần trong thỏa thuận trao đổi điệp viên giữa Nga và Mỹ, theo đó, Nga trả tự do cho 4 điệp viên để đổi lại 10 điệp viên của mình bị an ninh Mỹ bắt giữ và buộc tội.
Đây là một trong những vụ trao đổi điệp viên lớn nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Vụ trao đổi diễn ra tại sân bay Vienna. Một trong những điệp viên Nga được trao đổi là Anna Chapman.
Minh Phương
Theo Dantri
Thái Lan xác nhận bà Yingluck đang ở Anh
Ngoại trưởng Thái Lan hôm nay 9/1 xác nhận cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra, người đang bị truy nã, đang ở London, Anh.
Bà Yingluck chụp ảnh cùng người phụ nữ áo đỏ ở London (Ảnh: Nation)
Theo Reuters, Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai hôm nay 9/1 đã xác nhận với các phóng viên ở thủ đô Bangkok rằng cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra đang ở thủ đô London, Anh. Ông Don cho biết giới chức Thái Lan đã liên hệ với những người đồng cấp Anh để tìm cách xác định nơi ở chính xác của bà Yingluck.
"Chúng tôi đã biết tin này kể từ tháng 9. Ngoại trưởng Anh đã nói với chúng tôi là bà Yingluck ở London, Anh. Chúng tôi vẫn duy trì liên lạc với họ nhưng chúng tôi vẫn chưa tìm ra bà ấy", Ngoại trưởng Don cho biết.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Thái Lan từ chối bình luận về việc liệu nước này có tìm cách dẫn độ bà Yingluck về nước hay không. Thái Lan và Anh đã ký hiệp ước dẫn độ. Hiện Đại sứ quán Anh ở Bangkok chưa đưa ra thông báo chính thức về vấn đề này.
Phát biểu của Ngoại trưởng Don được đưa ra sau khi hai bức ảnh được cho là chụp cựu Thủ tướng Yingluck ở Anh được chia sẻ rộng rãi trên mạng.
Trong một bức ảnh, bà Yingluck được cho là đứng cạnh một phụ nữ mặc áo khoác đỏ. Chú thích của bức ảnh này tiết lộ cựu Thủ tướng Thái Lan xuất hiện ở trung tâm mua sắm Harrods tại London. Bức ảnh còn lại được cho là chụp bà Yingluck ở trung tâm thương mại Westfield, cũng ở London.
Cảnh sát Thái Lan cho biết họ đã kiểm tra bức ảnh chụp cựu Thủ tướng Yingluck cùng người phụ nữ mặc áo đỏ và xác nhận danh tính của bà Yingluck. Tuy nhiên, họ vẫn chưa thể xác nhận rằng liệu người phụ nữ chụp ở Westfield có phải là bà Yingluck hay không.
Bà Yingluck, 50 tuổi, là nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan. Bà bị phế truất sau một cuộc đảo chính quân sự hồi năm 2014 và bị cáo buộc sơ suất trong chính sách trợ giá gạo gây thất thoát hàng tỷ USD cho chính phủ Thái Lan trong thời gian đương chức.
Bà Yingluck đã chạy ra nước ngoài vài ngày trước phiên tòa luận tội hôm 25/8. Truyền thông Thái Lan dẫn nguồn thạo tin nói rằng, bà Yingluck đang cân nhắc nộp đơn xin tị nạn chính trị ở 3 quốc gia châu Âu gồm Anh, Đức và Pháp. Giới chức Thái Lan đã nhờ đến sự hỗ trợ của Interpol để truy nã bà Yingluck.
Ngày 7/1, ông Thanakit Worathanachakul, quan chức cấp cao thuộc Văn phòng Tổng công tố Thái Lan, cho rằng bà Yingluck có thể đã được cấp thị thực tạm thời tại Anh trong vòng 5 năm tới. Theo ông Thanakit, cựu Thủ tướng Yingluck nhiều khả năng đã hoặc sẽ sớm xin tị nạn chính trị tại Anh.
Thành Đạt
Theo Dantri
Đại úy phi công Việt Nam tử nạn ở Anh: Máy bay rơi có thể do điểm mù Giới chức Anh ngày 19/11 xác nhận, 4 nạn nhân đã thiệt mạng trong một vụ va chạm trên không giữa một trực thăng huấn luyện với một máy bay loại nhẹ tại Buckinghamshire, trong đó một nạn nhân là Đại úy phi công Việt Nam Nguyễn Thành Trung. Hiện chưa rõ nguyên nhân tai nạn, nhưng người trong ngành cho rằng có...