Ánh nắng mặt trời tổn thương da sâu thế nào?
Khi ánh nắng mặt trời tác động đến các vùng da, ngay lập tức, các tế bào da sẽ phản ứng ngược lại bằng cách tăng sản sinh Melanin – sắc tố quyết định màu da.
Tác động của ánh nắng mặt trời lên làn da
Ánh nắng mặt trời là nguồn phát ra tia tử ngoại (hay còn gọi là tia cực tím – tia UV). Loại tia này chính là tác nhân gây nên rất nhiều tác hại cho làn da. Mức tác hại của tia UV phụ thuộc vào cường độ ánh sáng, thời gian tiếp xúc với ánh sáng, và việc da có được bảo vệ hay không.
Cơ chế tác động cơ bản như sau: Khi ánh nắng mặt trời tác động đến các vùng da, ngay lập tức, các tế bào da sẽ phản ứng ngược lại bằng cách tăng sản sinh Melanin – sắc tố quyết định màu da – Melanin càng nhiều, da càng bị sậm đen.
Có hai loại tia cực tím là UVA và UVB. Trong đó, tia UVB có năng lượng rất mạnh và là nguyên nhân chính gây nám da, sạm da, tàn nhang vì khi chịu tác động của tia này càng mạnh, tế bào da phải tăng cường sản sinh Melanin càng nhiều để phản ứng ngược lại.
Theo chuyên gia da liễu – bà Jennifer Gordon (Đến từ trường Đại học Northwestern – Mỹ), các tia cực tím A (UVA) từ mặt trời có thể dễ dàng xuyên qua kính cửa sổ và thậm chí quần áo mỏng. Chúng sau đó sẽ gây tổn thương sâu tới da, ảnh hưởng tới các tế bào liên kết như: collagen và elastin. Đó chính là lúc bạn phải hứng chịu tác động xấu lên lên da như: xuất hiện các nếp nhăn, mụn, nám, sạm hay tàn nhang…
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời
Với những tác động kể trên, việc bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời là điều quan trọng và cần thiết đối với mọi người, đặc biệt là chị em phụ nữ.
Lời khuyên cho các chị em là cần che chắn, bảo vệ từ bên ngoài và nuôi dưỡng chăm sóc da từ bên trong. Cụ thể:
- Tránh ánh nắng mặt trời từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều vì đây là thời điểm các tia UV hoạt động mạnh nhất.
- Khi đi ra ngoài, nhất là đi biển, nên bảo vệ da bằng cách thoa kem chống nắng, sử dụng khẩu trang, nón, áo chống nắng, kính râm…
- Bố sung dưỡng chất cho da bằng một chế độ hợp lý, giàu chất dinh dưỡng từ các thành phần thiên nhiên gồm: Thực phẩm giàu vitamin D, C; tinh chất mầm đậu nành, Dầu gấc, L- Cystin…
Theo VNE
Điều trị bệnh tim bằng ánh sáng mặt trời
Nghiên cứu mới đây của Đại học Edinburgh (Scotland) cho thấy ánh sáng mặt trời giúp hạ huyết áp, giảm nguy cơ bị đau tim và nhồi máu cơ tim, giúp tăng tuổi thọ.
Theo các nhà khoa học, nếu biết tận dụng, ánh sáng mặt trời đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Edinburgh (Scotland) cho biết tia UV khi được chiếu với cường độ phù hợp sẽ giúp cơ thể sản sinh một hợp chất làm giảm huyết áp, giảm nguy cơ đau tim và nhồi máu cơ tim, giúp bệnh nhân tim mạch kéo dài tuổi thọ.
Ánh sáng mặt trời cung cấp vitamin D có lợi cho da, ngoài ra còn giúp hạ huyết áp, điều trị bệnh tim mạch. Ảnh: BBC.
Bệnh tim và đột quỵ do huyết áp cao là nguyên nhân gây ra tử vong cao gấp 80 lần so với bệnh ung thư da ở nước Anh. Để điều trị bệnh này, các bác sĩ bổ sung hợp chất nitric oxide vào cơ thể người bệnh để làm giảm huyết áp. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chất nitric oxide trong cơ thể bệnh nhân tăng lên rõ rệt.
Cụ thể, các bác sĩ da liễu theo dõi huyết áp của 24 tình nguyện viên và cho họ lần lượt tiếp xúc với tia cực tím (UV) và đèn nhiệt. Ở phiên đầu tiên, các tình nguyện viên tiếp xúc với cả tia UV và ánh sáng đèn. Đến lần thứ hai, họ không được tiếp xúc với tia UV mà chỉ được chiếu ánh sáng đèn.
Kết quả theo dõi cho thấy huyết áp của các tình nguyện viên giảm đáng kể trong một giờ tiếp xúc với tia UV, nhưng hiện tượng này không xảy ra trong thời gian chỉ tiếp xúc với ánh đèn. Lượng Vitamin D của họ vẫn duy trì bình thường, không hề bị tác động trong cả 2 lần chiếu ánh sáng.
Qua nghiên cứu lâm sàng trên, các nhà khoa học cho rằng, tia UV của ánh sáng mặt trời có những lợi ích nhất định đối với sức khỏe con người. Song để xác định được khoảng thời gian nào là lý tưởng để tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thì sẽ có một nghiên cứu sâu hơn.
Tiến sĩ Richard Weller, giảng viên cao cấp của khoa Da liễu, Đại học Edinburgh khẳng định, các bác sĩ điều trị nên nhấn mạnh về những lợi ích mà ánh sáng mặt trời đem lại cho các bệnh tim mạch hơn là chỉ nói về nguy cơ gây ung thư da. "Nghiên cứu này cũng cho thấy nếu uống thốc bổ sung Vitamin D cũng không thể bù đắp tình trạng thiếu ánh sáng mặt trời".
Nghiên cứu này sẽ được các chuyên gia của Đại học Edinburgh trình bày tại Hội nghị Da liễu Quốc tế tổ chức vào giữa tháng 5.
Theo TNO
Đừng bỏ qua 6 dấu hiệu của bệnh ung thư da Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chính gây ra ung thư da. Tuy nhiên, nhận ra những dấu hiệu sớm của bệnh để điều trị kịp thời mới là điều quan trọng. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư da. Càng tiếp xúc nhiều với tia tử ngoại (có trong ánh nắng mặt trời)...