Anh, Mỹ sẽ điều “tia chớp” F-35 tới Biển Đông
Một quan chức quốc phòng cao cấp Anh xác nhận London sẽ điều tàu sân bay 4 tỷ USD HMS Queen Elizabeth mang theo 2 phi đội máy bay chiến đấu F-35 của Anh và Mỹ tới Biển Đông nhằm thể hiện tiềm lực quân sự mạnh mẽ nhằm chống lại những bên vi phạm luật pháp quốc tế.
Máy bay chiến đấu F-35 (Ảnh minh họa: Quân đội Mỹ)
Trong bài phát biểu ngày 11/2 về chiến lược quân sự mới tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI), Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson đã xác nhận thông tin nước này sẽ triển khai tàu sân bay HMS Queen Elizabeth mang theo các phi đội máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-35 tới khu vực tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Theo đó, ông Williamson nói rằng Anh là nhà đầu tư lớn thứ 2 trong khu vực trên và họ phải thể hiện “quyền lực cứng” để bảo vệ quyền lợi của mình. Ngoài ra, tàu sân bay 4 tỷ USD của Anh cũng sẽ được điều tới Trung Đông và Địa Trung Hải và sẽ triển khai phối hợp với đồng minh Mỹ.
“Các máy bay F-35 của Anh và Mỹ sẽ cùng thực hiện nhiệm vụ chung trên tàu sân bay. Điều này giúp tăng cường sự giao lưu cũng như gia tăng sức mạnh sát thương của lực lượng 2 nước, đồng thời củng cố thực tế rằng Mỹ vẫn là đối tác gần gũi nhất với Anh”, ông Williamson phát biểu.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh không đưa ra thời điểm chính xác mà họ sẽ thực hiện nhiệm vụ trên.
Cũng trong bài phát biểu, ông Williamson đã công bố hàng loạt các chi tiết mới trong chiến lược quân sự mới của Anh, nhằm vào việc nâng cao vai trò London trên trường quốc tế trong bối c ảnh họ sẽ rời Liên minh châu Âu (EU) trong thời gian tới.
Video đang HOT
Quan chức này đã tiết lộ về các phi đội máy bay không người lái (UAV) tác chiến theo chiến thuật bầy đàn nhằm vô hiệu hóa hệ thống phòng không đối thủ. Ông tiết lộ, những UAV này dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động vào cuối năm 2019.
Ông Williamson khẳng định Anh cần một lực lượng vũ trang mạnh mẽ hơn, cứng rắn hơn để thực thi quyền lực của họ và chống lại những thế lực “phớt lờ luật pháp quốc tế”.
Theo BBC, ông Williamson cho rằng Brexit đã mang lại cho London cơ hội tuyệt vời nhất để nâng cao hiện diện toàn cầu của nước này.
Thông điệp cứng rắn của ông Williamson được đưa ra trong bối cảnh đồng minh Mỹ vẫn đang tăng cường các hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải trên Biển Đông.
Anh đã nhiều lần công bố kế hoạch nhằm tăng cường hoạt động ở Ấn Độ-Thái Bình Dương và thực hiện các nhiệm vụ kết hợp với Mỹ. Hồi tháng 1, tàu chiến HMS Argyll của Anh cùng tàu khu trục USS McCampbell của Mỹ tham gia cuộc diễn tập kéo dài 6 ngày trên Biển Đông.
Tháng 8 năm ngoái, hải quân Hoàng gia Anh thực hiện nhiệm vụ tuần tra đảm bảo tự do hàng hải khi đưa tàu HMS Albion tới Biển Đông.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh lần đầu tiên ra khơi thử nghiệm ngày 27/6/2017. Tải trọng tàu khoảng 65.000 tấn, dài 280m và có khả năng mang 36 máy bay F-35B Lightning và 14 trực thăng.
Đức Hoàng
Tổng hợp
Theo Dantri
Hải quân Mỹ và Anh lần đầu tập trận chung ở Biển Đông
CNN đưa tin, ngày 16/1, Mỹ và Anh đã hoàn thành 6 ngày phối hợp diễn tập ở Biển Đông, động thái được cho là có thể khiến cho Trung Quốc tức giận.
Trong một tuyên bố được đưa ra hôm nay (16/1), quân đội Mỹ cho biết, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Hải quân Mỹ USS McCampbell và tàu khu trục HMS Argyll của Hải quân Hoàng gia Anh đã thực hiện các hoạt động ở Biển Đông từ ngày 11-16/1.
Theo đó, hai tàu đã thực hiện các cuộc tập trận liên lạc, chiến thuật kết nối, trao đổi nhân sự nhằm mục đích "phát triển mối quan hệ" giữa lực lượng hải quân hai nước.
Tàu khu trục USS McCampbell của hải quân Mỹ. (Ảnh: Wikipedia)
"Sự tham gia chuyên nghiệp của các đối tác Anh cho phép chúng tôi có cơ hội xây đắp mối quan hệ mạnh mẽ hiện có và học hỏi lẫn nhau. Đây là cơ hội hiếm có để làm việc với Hải quân Anh", Allison Christy chỉ huy tàu USS McCampbell nói.
Mỹ thường xuyên thực hiện các hoạt động tự do hàng hải và tiến hành tập trận ở Biển Đông để khẳng định quyền qua lại tự do tại vùng biển này. Trong khi đó, Anh mới chỉ tăng cường sự hiện diện ở vùng biển bị cho là có tranh chấp ở Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh, ông Gavin Williamson, trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ Sunday Telegraph hồi đầu năm nay thậm chí đã đưa ra ý tưởng về việc thiết lập một căn cứ quân sự mới của Anh ở khu vực châu Á.
Thông báo về cuộc diễn tập cũng cho biết, tàu HMS Argyll đã được triển khai để "hỗ trợ... an ninh và ổn định khu vực". Cả Mỹ và Anh đều tham gia cuộc diễn tập chống ngầm với đối tác Nhật Bản trong khu vực vào tháng 12/2018.
Tin tức về cuộc tập trận được phát đi chưa đầy một tuần sau khi Trung Quốc có phản ứng gay gắt trước việc tàu USS McCampbell đi vào khu vực 12 hải lý quanh đảo Hoàng Sa [quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng Trung Quốc lại đơn phương tuyên bố chủ quyền phi lý-ND].
Phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ Rachel McMarr hôm 6/1 tuyên bố: "USS McCampbell đã thực hiện chiến dịch tự do hàng hải, di chuyển đến khu vực 12 hải lý quanh quần đảo Hoàng Sa, thách thức các yêu sách chủ quyền quá mức".
Trong khi đó,người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng lại cho rằng hoạt động của tàu Mỹ vi phạm luật pháp Trung Quốc, phá hoại hòa bình, an ninh và trật tự của các vùng biển liên quan.
Nguồn: VOV.VN
Nga lên án kế hoạch của Anh mở căn cứ quân sự nước ngoài Theo Reuters, ngày 11/1, Nga đã lên án kế hoạch của Anh mở các căn cứ quân sự tại Đông Nam Á và khu vực Caribe, đồng thời khẳng định Moskva sẵn sàng đưa ra những biện pháp đáp trả nếu lợi ích của Nga hoặc các đồng minh bị đe dọa. Binh sỹ Anh tham gia diễu binh ở London. (Ảnh: AFP/TTXVN)...