Ảnh: Mỹ-Nhật rầm rộ diễn tập trên biển Hoa Đông
Hạm đội 7 của Mỹ đã quay về từ Philippines để cùng hải quân Nhật tham gia cuộc diễn tập quy mô lớn ngay trên biển Hoa Đông.
Ngày 29/11, tàu sân bay USS George Washington của hải quân Mỹ đã trở lại biển Hoa Đông sau khi tham gia chiến dịch cứu trợ nhân đạo ở Philippines để tham gia vào cuộc diễn tập hải quân khổng lồ mang tên AnnualEx 2013 với sự tham gia của Hạm đội 7 và lực lượng hải quân Nhật Bản.
Quân đội Mỹ cho hay cuộc diễn tập quy mô lớn này được tiến hành nhằm thử nghiệm khả năng phối hợp hiệu quả trong công tác phòng thủ của Nhật Bản và đối phó với tình huống khủng hoảng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tàu sân bay USS George Washington trở về biển Hoa Đông sau khi thực hiện sứ mệnh nhân đạo ở Philippines
Cứ mỗi phút lại có một chiếc FA-18 cất cánh từ tàu sân bay phối hợp diễn tập với hải quân Nhật
Tuy nhiên cuộc diễn tập này lại diễn ra trong bối cảnh tình hình khu vực đang nóng lên với tuyên bố về khu vực nhận diện phòng không của Trung Quốc. Khu vực phòng không này bao trùm một khu vực rộng lớn trên biển Hoa Đông, trong đó có nhóm đảo Senkaku đang tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Một chiếc FA-18 cất cánh từ tàu sân bay USS George Washington
Các nhân viên kỹ thuật đảm nhiệm hoạt động của máy bay trên tàu sân bay
Video đang HOT
Phát biểu với các phóng viên trên tàu sân bay USS George Washington, Chuẩn Đô đốc Robert L. Thomas, Tư lệnh Hạm đội 7 cho rằng các hoạt động quân sự của Mỹ trong vùng biển Hoa Đông sẽ không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi khu vực phòng không này của Trung Quốc.
Tàu sân bay USS George Washington dẫn đầu cuộc diễn tập sau khi trở về từ Philippines
Vơi 5000 thủy thủ và 80 máy bay, USS George Washington là tàu sân bay duy nhất của Mỹ được triển khai vĩnh viễn ở nước ngoài
Ông Thomas tuyên bố: “Chúng tôi sẽ tiếp tục các hoạt động quân sự của mình trên không phận quốc tế như thường lệ. Đó là những quy tắc, tiêu chuẩn, quy định và luật lệ quốc tế.”
AnnualEx 2013 nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu và phối hợp tác chiến giữa hải quân Mỹ-Nhật
Tàu sân bay trực thăng lớp Hyuga của Nhật trong hạm đội do Chuẩn Đô đốc Yasushi Matsushita chỉ huy tham gia diễn tập
Cuộc diễn tập hội tụ hàng chục chiến hạm, tàu ngầm và máy bay trong một đội hình chặt chẽ trên biển Hoa Đông này thể hiện quan điểm nghiêm túc của Mỹ và Nhật Bản trong việc đối phó với các nguy cơ đối với an ninh khu vực.
Khoảng 23 tàu chiến của Mỹ và Nhật cùng tham gia cuộc diễn tập này
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Mỹ tham gia diễn tập
Từ lâu Mỹ luôn tự coi mình là thế lực thống trị ở châu Á-Thái Bình Dương với lực lượng hải quân hùng hậu, tuy nhiên họ đang ngày càng lo ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực này.
AnnualEx 2013 được tổ chức trong bối cảnh căng thẳng Nhật-Trung đang lên cao
Nhiệm vụ chủ yếu của những chiến đấu cơ này là để bảo vệ hạm đội
Hồi đầu tháng 11, Ủy ban An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung của Quốc hội Mỹ đã đưa ra cảnh báo rằng Trung Quốc có thể sở hữu hạm đội tàu ngầm và tàu chiến hiện đại lớn nhất ở tây Thái Bình Dương vào năm 2020. Báo cáo của ủy ban này cho rằng công cuộc hiện đại hóa quân đội của Bắc Kinh là một thách thức đối với vị trí thống lĩnh trong nhiều thập kỷ của Mỹ trong khu vực này.
Theo CNN, PressTV
Mỹ "dằn mặt" Trung Quốc, trấn an Nhật Bản
Mỹ một mặt điều B-52 thách thức khu vực phòng không của Trung Quốc, mặt khác khẳng định sẽ tiếp tục hậu thuẫn Nhật Bản.
Ngày 27/11, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố ông sẽ gây sức ép với các nhà lãnh đạo Trung Quốc để làm rõ ý đồ của họ trong việc thiết lập khu vực phòng không mới, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel lại lên tiếng trấn an Nhật Bản về sự hậu thuẫn của Mỹ và rằng Mỹ sẽ tiếp tục các hoạt động quân sự trong khu vực này.
Theo một quan chức giấu tên trong chính phủ Mỹ, Phó Tổng thống Biden sẽ tận dụng các cuộc gặp với giới lãnh đạo Bắc Kinh trong tuần tới để bày tỏ quan ngại về cách hành xử của Trung Quốc đối với các nước láng giềng và yêu cầu Bắc Kinh làm rõ tuyên bố về khu vực phòng không trên biển Hoa Đông.
Phó Tổng thống Joe Biden gặp gỡ các sĩ quan hải quân Mỹ
Trung Quốc đã tuyên bố thiết lập khu vực phòng không này bao trùm một khu vực rộng lớn trên biển Hoa Đông, trong đó có nhóm đảo Senkaku đang tranh chấp với Nhật Bản. Trong cuộc nói chuyện qua điện thoại ngày hôm qua với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố rằng động thái này của Trung Quốc là hành động đơn phương có nguy cơ gây bất ổn nhằm làm thay đổi hiện trạng trong khu vực.
Mỹ cũng đã điều 2 máy bay ném bom chiến lược B-52 bay qua khu vực nhận diện phòng không này của Trung Quốc mà không báo trước theo yêu cầu của phía Trung Quốc. Đài NHK của Nhật Bản cho biết quân đội Hàn Quốc cũng đã cho một máy bay tuần tra tại khu vực này hôm 26/11 mà không gặp bất cứ trở ngại nào.
Hai hãng hàng không hàng đầu Nhật Bản là ANA Holdings và Japan Airlines cũng đã tuyên bố sẽ không tuân thủ các quy định của Trung Quốc khi bay qua khu vực này. Hãng hàng không giá rẻ Peach Aviation cũng đã cho máy bay bay qua khu vực này mà không hợp tác với nhà chức trách Trung Quốc.
Máy bay B-52 Mỹ "dằn mặt" Trung Quốc tại khu vực phòng không
Nguy cơ xảy ra đụng độ trên không tại khu vực này ngày càng hiển hiện, tương tự như vụ chiến đấu cơ Trung Quốc va chạm với một máy bay trinh sát của hải quân Mỹ trên Biển Đông hồi năm 2001. Trong vụ việc này, viên phi công đã thiệt mạng, trong khi chiếc máy bay trinh sát của Mỹ buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam. Trung Quốc đã bắt giữ 24 người trong phi hành đoàn và sau đó trao trả cho Mỹ sau 11 ngày.
Ông Robert McNally, cựu nhân viên cấp cao trong Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ nhận định nguy cơ xảy ra nổ súng trong cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và Nhật Bản là "mối đe dọa không thể coi thường đối với sự phát triển và tin cậy" trong khu vực.
Ông McNally cho rằng tình hình có thể xấu đi nhanh chóng trong trường hợp Trung Quốc nổ súng cảnh cáo vào những máy bay bay qua khu vực này hoặc đưa các nhà khoa học đổ bộ lên nhóm đảo Senkaku để khiêu khích phản ứng của Nhật Bản.
Chuyên gia này cho rằng việc Trung Quốc thiết lập khu vực phòng không này có thể khiến Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có lập trường cứng rắn hơn khi xem xét khả năng thay đổi hiến pháp để triển khai quân đội ra nước ngoài dễ dàng hơn.
Hiện ông Abe đang xem xét kế hoạch quốc phòng 10 năm của Nhật Bản, và rất có thể nước này sẽ tăng cường lực lượng tàu phòng vệ tên lửa đạn đạo và các loại máy bay tiếp nhiên liệu trên không để đối phó với mối đe dọa ngày càng lớn đến từ Trung Quốc.
Theo BusinessWeek
B-52 Mỹ hiên ngang bay qua khu phòng không TQ Mỹ đã điều 2 máy bay ném bom chiến lược B-52 bay qua khu vực phòng không mới của Trung Quốc mà không vấp phải trở ngại nào. Vài ngày sau khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập khu vực nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông và đe dọa sẽ có hành động quân sự đối với các máy bay không...