Ảnh: Mưu sinh cạnh những trạm biến áp “tử thần” ở Hà Nội
Bất chấp cảnh báo nguy hiểm, nhiều người dân ở Hà Nội vẫn “hồn nhiên” kinh doanh, kiếm sống xung quanh trạm biến áp, cột điện cao thế.
Ở Hà Nội hiện đang tồn tại hàng trăm trạm biến áp nằm sát khu dân cư, mặc dù các trạm biến áp có dòng chữ “Cấm sờ nguy hiểm có điện chết người” hay “Cấm trèo điện áp cao nguy hiểm” nhưng nhiều hộ dân vẫn liều mình mưu sinh ngay cạnh đó.
Trên đường Láng (quận Đống Đa), một cửa hàng bán văn phòng phẩm nằm lọt thỏm dưới trạm biến áp nhiều năm nay.
Trạm biến áp Gia Ngư 1 nằm trên phố Gia Ngư ( quận Hoàn Kiếm) được người dân tận dụng treo biển quảng cáo. Phía dưới chân trạm biến áp có một hộ dân buôn bán mắm tép, phía trên nằm sát một quán bia.
Trên phố Hàng Bạc (quận Hoàn Kiếm), xung quanh trạm biến áp được tận dụng để chứa những thùng rác cỡ lớn.
Trạm biến áp nằm giữa phố Hàng Rươi và Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm), phía dưới người dân vẫn sinh hoạt và buôn bán bình thường mặc dù có biển cấm.
Trạm biến áp La Thành 1 (quận Đống Đa) choán gần hết mặt tiền hai ngôi nhà với khoảng cách chưa đầy nửa mét.
Video đang HOT
Nhìn bằng mắt thường có thể thấy, cửa sổ của hai ngôi nhà này nằm sát trạm biến áp La Thành 1.
Một trạm biến áp trên đường Láng Hạ (quận Đống Đa), phía dưới là một ngôi nhà với mặt tiền khoảng gần 3 m.
Người dân mưu sinh dưới chân trạm biến áp Khâm Thiên 4 (quận Đống Đa). Họ cho biết đã quen làm việc và sinh hoạt tại đây nhiều năm nên không thấy nguy hiểm.
Một trạm biến áp nằm trên khu vực phố cổ Hà Nội, trạm này được người dân dùng để chứa đồ, để các vật dụng sinh hoạt.
Theo Danviet
Bên trong những biệt thự cổ "xập xệ đến khó tin" ở Hà Nội
Hà Nội còn khá nhiều biệt thự có từ thời Pháp nằm ở những vị trí đắc địa với vẻ ngoài cổ kính đẹp mắt nhưng bên trong đã cuống cấp trầm trọng, xập xệ đến mức ít ai có thể tưởng tượng được.
Căn biệt thự số 5 Trần Phú (quận Hoàn Kiếm) nằm lọt sau cánh cổng đã xập xệ và bị che kín bởi hàng quán. Theo người dân, ngôi nhà này được xây từ năm 1936.
Khoảng sân lớn nối vào ngôi nhà 2 tầng xây bề thế với kiến trúc thời Pháp. Tầng 2 của ngôi nhà thuộc về một hộ gia đình, còn tầng một thì chia năm sẻ bảy thành nhiều nhà, sinh hoạt chật chội.
Vẻ đẹp cổ điển bề ngoài của ngôi nhà không che được hình ảnh xuống cấp theo thời gian khi đi vào bên trong.
Ngôi biệt thự số 12 phố Nguyễn Biểu có vẻ ngoài cũ kỹ, bên trong cũng được chia thành nhiều căn hộ với hàng chụp con người cùng sinh sống.
Tình trạng chung của các ngôi biệt thự cổ ở Hà Nội là có nhiều chủ sở hữu và rất ít công trình phụ. Các hộ gia đình thường phải tự tạo các công trình phụ trên diện tích chật hẹp. Trong ảnh là lối vào căn nhà số 12 Nguyễn Biểu.
Căn biệt thự ở vị trí rất đẹp tại ngã tư phố Liên Trì - Nguyễn Gia Thiều với rất nhiều cây xanh lâu năm. Con phố này và phố Trần Quốc Toản tập trung khá nhiều căn biệt thự cổ, diện tích hàng trăm m2.
Mặt bên của căn biệt thự này nằm trên phố Nguyễn Gia Thiều hiện đã được sửa sang và cho thuê kinh doanh.
Căn biệt thự hai tầng trên phố Nguyễn Biểu có vẻ ngoài còn khá nguyên vẹn.
Căn biệt thự này rất rộng, có tới 2 cổng 19A và 19B trên phố Nguyễn Biểu. Bộ cổng sắt lớn và những ô cửa sổ gỗ khiến cho ngôi nhà có vẻ đẹp vượt thời gian.
Căn biệt thự này cũng có nhiều hộ gia đình đang sinh sống.
Hành lang bao quanh căn biệt thự nối từ cổng 19A sang cổng 19B.
Một căn biệt khác cũng nằm trên phố Nguyễn Biểu có vẻ ngoài xập xệ và xuống cấp.
Phía bên trong ngôi biệt thự số 3 Nguyễn Biểu.
Ngôi nhà số 7 Hạ Hồi mới được quét vôi, nhưng vẫn giữ màu vàng quen thuộc của thiệt thự cổ Hà Nội.
Căn biệt thự bề thế mặt tiền phố Trần Hưng Đạo có vẻ ngoài còn khá nguyên vẹn.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Đường tàu hỏa siêu hẹp trong phố cổ Hà Nội thu hút khách Tây Đoạn đường sắt từ phố Điện Biên Phủ tới đầu phố Phùng Hưng (Hà Nội) có hành lang siêu hẹp vì nhà dân san sát hai bên. Thời gian gần đây, nơi này tự phát thành địa điểm thu hút nhiều du khách nước ngoài tới tham quan. Tuyến đường sắt từ ga Hà Nội (ga Hàng Cỏ) do Pháp xây dựng hơn...