Anh muốn người tị nạn ở căn cứ quân sự cũ, thay vì ở khách sạn
Chính phủ Anh cho rằng chính viễn cảnh được lưu trú trong các khách sạn đã thúc đẩy người di cư vượt biển đến nước Anh bất chấp nguy hiểm.
Chính phủ Anh có kế hoạch cho những người tị nạn tạm trú trong các căn cứ quân sự không sử dụng đến, đồng thời có thể sử dụng thêm phà và sà lan làm chỗ ở, nhằm tiết kiệm chi phí lưu trú khách sạn hàng năm trị giá 2,3 tỷ bảng Anh (2,8 tỷ USD), Bộ trưởng Di trú Robert Jenrick cho biết hôm 29/3.
Ông Jenrick nói với các nghị sĩ rằng chính phủ Anh có kế hoạch bố trí cho “vài nghìn” người tị nạn vào ở trong các doanh trại và các tòa nhà lắp ghép không sử dụng đến tại 2 căn cứ cũ của Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh nằm ở phía Đông và Đông Nam nước Anh.
Ngoài ra, một địa điểm khác trên đất tư nhân ở East Sussex, Đông Nam nước Anh, cũng có thể sẽ được sử dụng. Và xa hơn nữa, chính phủ Anh cũng đang tìm cách bố trí chỗ ở cho người xin tị nạn trên các phà và sà lan.
Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã xác định việc ngăn chặn dòng người di cư bất hợp pháp đến đất nước bằng cách vượt Eo biển Anh/Eo biển Manche là một trong những ưu tiên hàng đầu của ông.
Video đang HOT
Hôm 28/3, ông Sunak nói với các Bộ trưởng của mình tại cuộc họp nội các hàng tuần rằng chi phí lưu trú khách sạn là không bền vững.
Một tấm bảng ghi “Dừng trung tâm tị nạn” ở lối vào ngôi làng, nơi có căn cứ không quân cũ mà chính phủ Anh dự định sử dụng để cho người tị nạn lưu trú. Ảnh: Dawn
Napier Barracks, một doanh trại quân đội cũ ở Folkestone, Kent, Đông Nam nước Anh, hiện đang được sử dụng để làm nơi ở cho những người tị nạn. Ảnh: iNews
Giải thích lý do thực hiện kế hoạch trên, Bộ trưởng Jenrick cho rằng chính viễn cảnh được lưu trú trong các khách sạn đã thúc đẩy người di cư vượt biển đến nước Anh bất chấp nguy hiểm.
“Nơi ở cho người tị nạn chỉ cần đáp ứng đủ nhu cầu sống thiết yếu của họ, không hơn! Chúng ta không nên mạo hiểm trở thành thỏi nam châm thu hút hàng triệu người di cư đi tìm kiếm triển vọng kinh tế tốt hơn”, ông Jenrick nói.
Nhưng kế hoạch đã vấp phải sự phản đối từ các tổ chức từ thiện, những người cho rằng chỗ ở, ví dụ như tại các căn cứ quân sự, là “hoàn toàn không phù hợp” và Công Đảng đối lập Anh đã gọi các đề xuất này là “sự thừa nhận thất bại”.
Ông Steve Valdez-Symonds, đại diện của Tổ chức Ân xá Quốc tế Vương quốc Anh, cho rằng những người xin tị nạn “nên được đối xử với phẩm giá cơ bản của con người, không bị giam giữ trên sà lan hoặc những chỗ ở biệt lập và thiếu thốn nghiêm trọng các điều kiện sống cơ bản khác”.
Thêm vào đó, chính phủ Anh cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức pháp lý từ các hội đồng địa phương do chính các thành viên Đảng Bảo thủ điều hành nếu chính phủ triển khai kế hoạch cho người tị nạn vào ở trong các căn cứ không quân cũ trong khu vực của họ.
Anh ra mắt giấy thông hành điện tử giống của Mỹ
Vương quốc Anh ngày 9/3 thông báo triển khai cơ chế cấp Giấy Thông hành Điện tử (ETA). Hành khách đến từ Qatar sẽ là những người đầu tiên được sử dụng loại giấy tờ này từ tháng 10 tới.
Chính phủ Anh cho biết việc cấp ETA sẽ giúp các cửa khẩu biên giới hoạt động hiệu quả hơn và an ninh hơn. Bộ trưởng Di trú Robert Jenrick cho biết: "Củng cố biên giới là một trong những ưu tiên cao của chính phủ. ETA sẽ tăng cường an ninh biên giới bằng cách tăng sự hiểu biết của chúng tôi về người muốn đến Anh và ngăn chặn những đối tượng đặt ra mối đe dọa".
Theo ông Jenrick, ETA cũng giúp cải thiện đi lại cho những du khách hợp pháp, những người đến từ các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) là những người đầu tiên được hưởng lợi từ quy định mới này.
Theo kế hoạch, đến cuối năm 2024, ETA sẽ là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các du khách nước ngoài có đủ điều kiện miễn thị thực trong thời gian lưu trú ngắn ngày, bao gồm cả những người đến từ châu Âu. Hiện nay, người đến từ châu lục này và các nước như Mỹ và Australia không cần điền bất cứ một giấy tờ nào để được vào Anh.
Mỹ cũng có một cơ chế tương tự, mang tên Hệ thống điện tử cấp giấy phép du lịch vào Mỹ (ESTA). Chính phủ Anh cho biết giống như với ESTA, quá trình nộp hồ sơ sẽ diễn ra qua mạng Internet. Hầu hết du khách sẽ nộp hồ sơ qua ứng dụng trên điện thoại và nhận được "quyết định rất nhanh". Khi được cấp ETA, các cá nhân sẽ có thể nhập cảnh nhiều lần vào Anh trong vòng 2 năm, song chính phủ không nêu rõ chi phí nộp hồ sơ sẽ như thế nào.
Sau thời gian thử nghiệm ban đầu với Qatar, cơ chế này sẽ được mở rộng cho các du khách đến từ các nước khác trong GCC và Jordan từ tháng 2/2024. Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch khởi động một loại giấy phép điện tử tương tự vào năm tới.
Anh siết chặt kiểm soát nhập cư bất hợp pháp Thủ tướng Anh Rishi Sunak ngày 13/12 cam kết đẩy nhanh việc trục xuất người tị nạn bất hợp pháp và siết chặt luật kiểm soát nhập cư trái phép như một phần trong kế hoạch hạn chế số lượng cao kỷ lục người di cư vượt eo biển Manche bằng thuyền nhỏ đến nước Anh. Thủ tướng Anh Rishi Sunak phát biểu...