Anh muốn giữ quan hệ thân thiết với EU sau khi ‘chia tay’
Trong cuộc họp hôm 28/6 tại Hội nghị thượng đỉnh của EU khai mạc ở Brussels, Bỉ nhằm thảo luận về những hậu quả Anh phải gánh chịu sau khi bỏ phiếu ủng hộ Brexit, Thủ tướng Anh David Cameron bày tỏ mong muốn duy trì mối quan hệ thân thiết với các nước trong EU đồng thời tiếp tục tiếp cận thị trường các nước này.
Thủ tướng Anh David Cameron mong muốn giữ mối quan hệ thân thiết với các quốc gia EU sau khi Brexit
Ông David Cameron cũng thể hiện sự bất mãn trước nguyên tắc tự do di chuyển lao động, nguyên tắc có thể dẫn đến hiện tượng nhập cư ồ ạt vào Anh. Ông hối thúc EU linh hoạt hơn đối với quy tắc quốc tế cho phép công dân EU có quyền sống và làm việc tại các nước thành viên khác nếu muốn duy trì mối quan hệ kinh tế thân thiết với Anh.
Tuy nhiên các lãnh đạo EU khác trong đó có Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande từ chối lời kêu gọi của Thủ tướng Anh với một thông điệp đơn giản: thâm nhập hoàn toàn thị trường EU có nghĩa là phải chấp nhận di chuyển tự do.
Anh đang gặp phải tình thế tiến thoái lưỡng nan khi tiến tới các cuộc đàm phán với EU về mối quan hệ tương lai giữa hai bên. Đối với Anh, để giữ mối quan hệ thương mại thân thiết với khối thì tất nhiên sẽ phải chấp nhận nhiều nghĩa vụ, trong đó một số nghĩa vụ những người lựa chọn Brexit không hề hay biết.
Tổng thống Pháp Hollande nói: “Để tiếp cận thị trường nội địa, một quốc gia phải tôn trọng 4 quyền tự do “lưu thông hàng hoá, vốn, các dịch vụ và người dân. Ngoài ra cũng phải đóng góp vào ngân sách EU”.
Video đang HOT
Ông Hollande cũng cảnh báo rằng sau Brexit, các giao dịch bằng đồng euro sẽ không thể bị xoá khỏi thành phố London. Việc Anh là thành viên của EU cho phép các tổ chức nằm tại nước này có quyền xử lý các giao dịch tài chính bằng đồng euro, một nguồn tiền quan trọng trong hoạt động kinh doanh tại London.
Thủ tướng Đức Merkel cũng cho rằng lợi ích của các nước EU sẽ là ưu tiên trong các cuộc đàm phán về “ly dị” với Anh. Nhưng trước khi đàm phán, lãnh đạo của 27 nước thành viên EU “cần tự hỏi lợi ích của mình là gì”. Bà Merkel nhận thấy Anh sẽ không thể nào phớt lờ đi hậu quả của cuộc trưng cầu dân ý vừa qua.
Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Jean Claude Juncker cho biết, sẽ không có chuyện một nước từng là thành viên có quyền tiếp cận với thị trường EU như trước khi ra khỏi khối. Tuy nhiên đây là vấn đề nằm trong các cuộc đàm phán tiếp theo.
Trước đó, bà Merkel cũng cho rằng sẽ không thể được quyền tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ các nước EU nếu không chia sẻ một số nghĩa vụ thành viên. Bà phát biểu trước Quốc hội Đức: “Người muốn rời khỏi một gia đình không thể mong đợi việc một số nghĩa vụ được bỏ đi trong khi những đặc quyền vẫn tiếp tục được tồn tại”.
(Nguồn: Tiền Phong)
Anh: Kết quả bỏ phiếu Brexit gây sốc
Kết quả trưng cầu dân ý tại 13/382 khu vực bỏ phiếu đầu tiên cho thấy phe ủng hộ Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) dẫn trước với 52,4%, trong khi phe ở lại đạt 47,6% số phiếu hôm 24-6.
Kết quả nói trên dường như chỉ là tạm thời và có vẻ mâu thuẫn với toàn bộ cuộc thăm dò ý kiến. Theo đài Sky News, hai nhà vận động chống EU đã thừa nhận họ có thể thất bại khi các cuộc bỏ phiếu kết thúc.
Ông Nigel Farage, thủ lĩnh Đảng Độc lập Anh, phát biểu: "Đó là một chiến dịch trưng cầu dân ý bất thường. Số cử tri đi bỏ phiếu rất cao và chiến thắng dường như sẽ thuộc về phe Ở lại".
Farage nói dự đoán của ông dựa trên thông tin từ một số người bạn tham gia bỏ phiếu tại các điểm bỏ phiếu lớn. Một nhà vận động chống EU khác, Theresa Villiers, cũng thừa nhận phe Ở lại đã thắng thế.
Kiểm phiếu tại tại Glasgow, Scotland hôm 23-6. Ảnh: REUTERS
Trước khi công bố kết quả phe ủng hộ Anh rời EU (Brexit) dẫn trước phe Ở lại tại 13/382 khu vực bỏ phiếu, Công ty YouGov đã thực hiện một cuộc khảo sát riêng. Trong đó, phe Ở lại giành chiến thắng chung cuộc với 52%/48%.
Khảo sát này diễn ra trên mạng internet. Những người dân ngẫu nhiên trả lời một bảng hỏi chứ không phải khảo sát các cử tri sau khi họ rời điểm bỏ phiếu.
Tương tự, cuộc thăm dò dư luận của Ipsos MORI vào ngày 22 và 23-6 cũng cho thấy phe Ở lại đạt 54% phiếu bầu so với 46% của phe Ra đi.
Thủ tướng Anh David Cameron đã kêu gọi người dân bỏ phiếu "ở lại", đồng thời cảnh báo nếu Anh rời khỏi EU, thương mại và đầu tư trong nước sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến một cuộc suy thoái nội tại, khiến đồng bảng Anh suy yếu và tăng giá hóa đơn mua sắm cùng chi phí các kỳ nghỉ.
Tuy nhiên, những người ủng hộ Brexit lập luận nền kinh tế Anh sẽ được giải phóng khỏi nền kinh tế "quan liêu" của EU, cho phép Vương quốc phục hồi chủ quyền và giành lại quyền kiểm soát người nhập cư.
27 đối tác EU của Anh đang lo lắng dõi theo cuộc bỏ phiếu vì sợ sự ra đi của nền kinh tế lớn thứ hai của khối có thể làm suy yếu ảnh hưởng toàn cầu của châu Âu, cũng như châm ngòi cho một cuộc "tháo chạy" khỏi tổ chức này.
Một cử tri bị tấn công
Điểm bỏ phiếu ở Huddersfield buộc phải đóng cửa trong ngày 23-6 sau khi một người đàn ông bị đâm (dao) và đổ gục trong vũng máu ngay bên ngoài điểm bỏ phiếu này.
Cảnh sát đã được huy động tới hiện trường sau khi nhận tin về vụ tấn công vào lúc 17 giờ 15.
Vụ việc xảy ra ngay trước điểm bỏ phiếu trên đường Waverley, thuộc TP Huddersfield.
Cảnh sát Tây Yorkshire cho biết nạn nhân bị thương nặng nhưng không đe dọa tới tính mạng.
Theo Ngươi lao đông
Châu Âu phải đánh bài ngửa với Anh Cuộc họp thượng đỉnh châu Âu tại Brussels trong 2 ngày 18 và 19/2 là thời điểm các nước EU và Anh ngửa bài về các điều kiện liên quan đến Brexit. "Đây là một trong những thời khắc quan trọng nhất trong lịch sử Liên minh châu Âu" - Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean Claude Juncker nói với báo chí...