Anh muốn chế tạo 30.000 “chiến binh robot”
Tham mưu trưởng Nick Carter cho rằng 30.000 “chiến binh robot” sẽ tạo nên một lực lượng quan trọng trong quân đội Anh vào thập niên 2030, sát cánh với con người ở tuyến đầu và xung quanh.
Quân đội Anh thử nghiệm các vũ khí không người lái. Ảnh: thedefensepost
Trả lời phỏng vấn trên Kênh Sky News hôm 8-11, Tướng Carter đề xuất lực lượng vũ trang cho thập niên 2030 có thể bao gồm số lượng lớn cỗ máy tự hành hoặc được điều khiển từ xa. Theo ý ông, lực lượng vũ trang Anh nên có khoảng 90.000 binh sĩ và 30.000 robot được điều khiển từ xa.
ề xuất trên đưa ra trong bối cảnh quân đội xứ sương mù nhiều năm qua gặp khó trong tuyển quân. Lực lượng chính quy được đào tạo hiện nay chưa tới 74.000 binh sĩ, rất thấp so với mục tiêu hơn 82.000. Mục tiêu này dự kiến hạ xuống còn 75.000 trong báo cáo quốc phòng giai đoạn 5 năm, trong đó xác định đầu tư vào chiến tranh robot là trọng tâm.
Hiện nay, tất cả lực lượng vũ trang của Anh đều tham gia các dự án nghiên cứu máy bay không người lái ( UAV), thiết bị lặn hoặc di chuyển trên mặt đất được điều khiển từ xa. Trong đó, một số phương tiện được trang bị vũ khí và số khác thực hiện nhiệm vụ trinh sát. Các công nghệ đang được phát triển bao gồm i9, thiết bị bay sử dụng 6 cánh quạt và có thể mang theo 2 khẩu súng. UAV i9 sử dụng trí tuệ nhân tạo để xác định mục tiêu. Do được điều khiển từ xa, quân đội Anh dự định sử dụng UAV này để đánh chiếm các tòa nhà, tiêu biểu trong môi trường chiến tranh đô thị bởi nơi đây thường gây những thương vong cao nhất cho binh sĩ. Bộ Quốc phòng Anh cũng khẳng định chính sách của họ là chỉ con người mới có quyền khai hỏa, mặc dù ngày càng nhiều tổ chức cảnh báo về hiểm họa xảy ra chiến tranh robot mất kiểm soát.
Video đang HOT
Tháng rồi, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace đã công bố chiến lược khoa học và công nghệ mới làm nền tảng cho nhiều thập niên tới. Trong chiến lược này, Anh đã “khoe” xe tăng Challenger 2 được trang bị các UAV tí hon (The Bug) và một phương tiện không người lái điều khiển từ xa (X3). The Bug chứa đầy chất nổ, có thể thổi tung các cánh cửa nhà. Thiết bị nặng không tới 200gr và bay với vận tốc lên tới khoảng 80km/h, nên có thể theo dõi các phương tiện khác. Trong khi đó, X3 sẽ thay thế người lính để đối đầu với kẻ địch, nhưng cũng có thể truyền hình ảnh trực tiếp về cho các đồng đội bằng xương bằng thịt thông qua camera tích hợp. Phương tiện này còn có khả năng làm rối trí quân thù bằng những chiếc loa gắn kèm. Binh sĩ có thể điều khiển The Bug và X3 thông qua thiết bị di động Atak gắn trước ngực họ.
Lo ngại thế chiến mới
Trong cuộc phỏng vấn, Tướng Carter cũng bày tỏ lo ngại cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu do đại dịch COVID-19 gây ra có thể khơi mào các mối đe dọa an ninh mới, thậm chí là Thế chiến thứ ba. Các cuộc khủng hoảng kinh tế trước đây từng kéo theo khủng hoảng an ninh, do vậy ông sợ rằng kịch bản này có thể lặp lại.
Tướng Carter dẫn chứng trong thế kỷ 20, trước khi hai cuộc chiến tranh thế giới nổ ra, đã có những diễn biến leo thang dẫn đến tính toán sai lầm, “cuối cùng gây ra chiến tranh ở quy mô mà chúng ta hy vọng không bao giờ chứng kiến lại”. “Chúng ta đang sống trong thời điểm mà thế giới đang là nơi rất bất định và lo âu”, ông Carter nói, đồng thời cho rằng chiến tranh thế giới là một nguy cơ và nước Anh cần tỉnh táo trước nguy cơ đó.
Mẫu ngư lôi có người lái của Anh trong Thế chiến II
Anh từng phát triển và sử dụng ngư lôi có người lái trước cả Nhật trong Thế chiến II, nhưng không phải để thực hiện nhiệm vụ tự sát.
Trong giai đoạn cuối Thế chiến II, Nhật Bản đã triển khai nhiều đơn vị cảm tử sử dụng máy bay và ngư lôi có người lái sẵn sàng lao thẳng vào tàu chiến đối phương. Tuy nhiên, họ không phải là bên tham chiến duy nhất sử dụng những vũ khí này. Quân đội Anh thậm chí đã triển khai loạt ngư lôi có người lái trước Nhật đến vài năm.
Khác biệt chủ chốt giữa hai vũ khí là ngư lôi Anh được thiết kế để đưa phi công trở về căn cứ an toàn sau khi thực hiện nhiệm vụ, trong khi ngư lôi Nhật chủ yếu nhằm mục tiêu đánh chìm tàu chiến đối phương.
Thợ lặn Anh và ngư lôi Chariot chưa lắp đầu đạn năm 1944. Ảnh: IWM.
Chưa đầy hai tuần sau trận Trân Châu Cảng, hải quân Anh hứng chịu đòn tập kích bất ngờ ngày 19/12/1941, khiến hai thiết giáp hạm và một tàu chở dầu bị thiệt hại nghiêm trọng trong vụ nổ lớn ở cảng Alexandria, Ai Cập.
Thủy thủ đoàn thiết giáp hạm HMS Valiant bắt được hai thợ lặn Italy ngay trước vụ nổ. Điều trùng hợp là họ bị phát hiện trong căn phòng ngay trên khu vực hư hại của tàu Valiant. Hạm trưởng Anh sau đó thẩm vấn hai thợ lặn và yêu cầu họ giải thích điều gì đã xảy ra.
Những ngày sau đó, cảnh sát Ai Cập bắt thêm 4 thợ lặn khác, giúp Anh tìm ra phương thức quân đội Italy thực hiện cuộc tập kích. Theo đó, hải quân Italy đã hoán cải những quả ngư lôi bằng cách bố trí không gian bên trong, cho thợ lặn ngồi vào rồi phóng ngư lôi từ tàu ngầm, cho phép họ di chuyển với tốc độ và khoảng cách vượt xa cách bơi thông thường.
Dựa trên phát hiện này, quân đội Anh bắt đầu phát triển ngư lôi có người lái Chariot Mk. I từ tháng 4/1942. Ngư lôi Chariot Mk. I dài 6,7 m, đường kính 0,9 m, nặng khoảng 1,75 tấn, mang một đầu đạn Torpex nặng 270 kg với sức công phá tương đương 450 kg thuốc nổ TNT. Ngư lôi có tốc độ tối đa 4,6 km/h và độ sâu khi lặn 27 m.
T hợ lặn sẽ ngồi vào trong ngư lôi và tiếp cận mục tiêu, sau đó tháo đầu đạn để gắn lên thân tàu đối phương rồi lái ngư lôi rời đi. Nếu kế hoạch thành công, ngòi nổ hẹn giờ sẽ kích hoạt đầu nổ, tạo lỗ lớn trên tàu mục tiêu và đánh chìm nó.
Lần thực hiện nhiệm vụ đầu tiên của Chariot Mk. I diễn ra cuối năm 1942 nhưng thất bại. Các quả ngư lôi trong trạng thái chìm được một tàu cá kéo theo để che giấu tung tích, nhưng thời tiết xấu khiến dây neo của chúng bị đứt và mất tích trên biển trước khi kịp tiếp cận mục tiêu là thiết giáp hạm Tirpitz của Đức.
Hai thợ lặn Anh và ngư lôi Chariot huấn luyện trên biển năm 1944. Ảnh: IWM.
Quân đội Anh sau đó hoán cải tàu ngầm để lắp đặt ngư lôi Chariot bên ngoài thân và bắt đầu triển khai thực chiến để đối phó các tàu Italy gần đảo Sicily và tàu Nhật Bản ở Thái Lan. Vũ khí này phát huy hiệu quả trong chiến đấu đến mức Anh bắt đầu thiết kế mẫu Chariot Mark. II nâng cấp với đầu đạn có kích cỡ gấp đôi, chạy nhanh hơn và bán kính tác chiến lớn hơn.
Sự xuất hiện của ngư lôi dẫn đường dần thay thế ngư lôi có người lái, trừ một số lực lượng đặc nhiệm vẫn sử dụng những phương tiện có thiết kế tương đồng với Chariot. Tuy nhiên, Mỹ và đồng minh cũng đã chuyển sang dùng tàu ngầm mini với thiết kế khép kín, giúp binh sĩ không phải tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt dưới lòng biển.
Mỏ uranium Mỹ xóa khỏi bản đồ trong Thế chiến II Chiến dịch luồn sâu tuyệt mật của oanh tạc cơ Mỹ năm 1944 Những chiến dịch tập kích của Nhật ở Thái Bình Dương năm 1941 Tàu ngầm Anh từng chìm hai lần
Meghan tập đối phó bắt cóc trước khi vào hoàng gia Meghan Markle từng trải qua khóa đào tạo an ninh hai ngày, trong đó phải tham gia một cuộc diễn tập bắt cóc, trước khi bước vào hoàng gia Anh. Theo cuốn sách về hoàng gia xuất bản hôm 11/8, Nữ công tước xứ Sussex từng được đào tạo tại trụ sở của Lực lượng Đặc nhiệm Không quân (SAS) thuộc quân đội...