Anh muốn bỏ vợ để tiến tới cuộc tình đồng tính với tôi
Vợ anh gọi điện nói từ ngày không gặp tôi, anh như cái xác không hồn. Vợ chồng anh cũng không quan hệ chăn gối.
Tôi 22 tuổi, là người đồng giới, quen anh năm 19 tuổi, tình cờ gặp anh trên một trang web dành cho cộng đồng thế giới thứ 3. Sau một thời gian nói chuyện, anh tự giới thiệu rằng kinh doanh nội thất, chưa có gia đình, anh ở Củ Chi, tôi ở Biên Hòa.
Ảnh minh họa: P L
Một ngày chúng tôi quyết định gặp nhau, anh là người đàn ông mạnh mẽ. Chúng tôi bắt đầu hẹn hò, được một thời gian tôi rất sốc khi anh tự thú đã có gia đình, hai bé trai kháu khỉnh. Tôi muốn rời xa nhưng anh lại níu kéo, muốn chúng tôi tiếp tục lén lút yêu nhau, tôi đồng ý.
Được một năm anh muốn tôi lên Củ Chi để ở gần anh. Anh lo cho tôi việc làm nhưng chuyện gì đến đã đến. Vợ anh phát hiện chúng tôi quen nhau, tôi biết mình là người thứ 3 xen vào, phá vỡ hạnh phúc gia đình họ nhưng vì quá yêu anh nên không biết làm gì hơn là phải giữ được anh.
Video đang HOT
Vợ anh muốn chúng tôi ba mặt một lời, tôi cũng đồng ý. Khi phải lựa chọn giữa tôi và vợ, anh sẽ chọn tôi nhưng vì 2 đứa con nên anh dành từ bỏ. Tôi sẵn sàng ra đi, tưởng rằng mọi chuyện sẽ kết thúc. Khi về lại Biên Hòa, vợ anh lại gọi điện thoại nói từ ngày tôi không gặp anh nữa, anh như cái xác không hồn, vợ chồng anh cũng không quan hệ chăn gối. Tới lượt anh gọi điện thoại, muốn tôi quay lại. Giờ tôi không biết giải quyết thế nào nữa, xin các bạn hãy giúp tôi.
Theo VNE
Nói thẳng, nói thật hay giấu diếm?
Ngày nay, dư luận đang nói nhiều đến những lệch lạc giới tính, những mối quan hệ tình cảm đi quá giới hạn trong thế hệ 9X. Vậy đâu là phương pháp giáo dục hợp lí?
Nhiều ý kiến trái chiều nhau đã và đang làm các nhà quản lí và giáo dục giới tính gặp nhiều khó khăn trong việc tìm ra con đường giáo dục thích hợp trong vấn đề nhạy cảm này. Trong đó có 2 ý kiến đáng đuợc quan tâm.
Một là giáo dục từ khi "còn trong trứng nước", tức là cung cấp cho các học sinh những kiến thức cơ bản về tình dục, hôn nhân để tránh sự tò mò về giới tính sau này. Thường thì những tò mò giới tính do học trò tự khám phá, nghe lời rủ rê của bạn bè, những lời kích động...Tất cả đều là những kiến thức không đúng, lệch lạc hoặc là trái với tình dục "đứng đắn". Nhưng nhiều người lại cho rằng, phương pháp này chẳng khác nào "vẽ đường cho hươu chạy". Để học trò biết quá sớm những kiến thức nhạy cảm có khi còn dễ đẩy họ đến tò mò hơn là chẳng nói gì!
Nhưng vấn đề là ngay cả khi cung cấp kiến thức giới tính dành cho teen thì chúng ta vẫn mắc phải căn bệnh ngại, ngán và chán. Học sinh tiểu học đã được học về sự thụ tinh, có thai và cách chăm sóc trẻ em, lớn hơn một chút thì học về tuổi dậy thì, về kinh nguyệt...Tất nhiên không thể phủ nhận những lợi ích mà kiến thức trên đem lại. Tuy nhiên, nó chỉ là một mớ kiến thức sách vở và đường như lại không phù hợp và không phải là vấn đề mà teen cần biết.
Cái mà teen muốn biết là: kinh nguyệt thế nào là không tốt, làm cách nào để có thể trạng tốt khi có kinh, khi bị đau bụng kinh thì giải quyết thế nào, ăn thực phẩm gì để tốt cho những ngày ấy...thì không hề có. Việc có thể bị lây những bệnh nguy hiểm của đường tình dục, chuyện làm sao để có thể quan hệ tình dục an toàn, cách giải quyết khi chẳng may xảy ra "chuyện đó", tại sao không nên quan hệ tình dục sớm... những vấn đề này có nói, nhưng chỉ qua loa, sách vở.
Lên cấp 3, học trò có thể được học những khóa riêng về sức khỏe giới tính (nhưng thường là ít và chưa hay, chưa thực tế) thì tâm lí chung của người Việt vẫn là ngại, xấu hổ, không dám hỏi những vấn đề mình thực sự quan tâm vì nó nhạy cảm. Ngay bản thân thầy cô, mặc dù nói rằng "các em đừng ngại...", "các em cứ hỏi...", nhưng cuối cùng cũng ậm ừ cho qua chuyện với những vấn đề hơi "người nhớn" một chút.
Cách thứ 2 và cũng là cách truyền thống hiện nay là giấu diếm. Các bậc cha mẹ cố gắng tìm mọi cách để tách con em mình ra khỏi những hiểu biết quá sâu và quá sớm về giới tính. Có nhiều ý kiến của teen Việt cho rằng việc bố mẹ và con gái tỉ tê tâm sự với nhau về chuyện giới tính chỉ có ở những nước phương Tây và nếu có ở Việt Nam thì chỉ có ở trong phim ảnh mà thôi.
Nhiều người cho rằng: "Đằng nào thì teen cũng sẽ tò mò chuyện giới tính, thế nên, thà để các em biết trước những kiến thức tốt còn hơn là để các em "tự tìm hiểu" và mắc phải những sai lầm." Có vẻ như có không ít ý kiến rằng cứ khư khư giấu con những chuyện nhạy cảm giới tính, và mình quản chặt như thế thì làm sao tụi nó có thể hư đốn đuợc. Nhưng ngay cả khi trong bọc cũng có kim, và gai góc lại mọc ngay trên mảnh đất tưởng như lành và xốp nhất.
Ngày nay, xã hội không thiếu những người mẹ, người cha phải shock lên shock xuống...khi phải nghe những tin tức động trời về những đứa con của mình. Chuyện video clip một em gái ở ĐL quan hệ với bạn trai được tung lên mạng trong thời gian gần đây là một ví dụ.
Tôi lại nhớ đến những tiết học sinh động của giáo viên "Dân số và môi trường" tại đại học. Đó là một trong số ít những giáo viên đem đến sự hứng khởi cho học viên trong lớp của mình. Những ví dụ sinh động, khả năng nắm bắt tâm lí và sự thẳng thắn của cô luôn khiến chúng tôi phải tự "ngộ" ra nhiều điều.
"Tư vấn qua điện thoại" hoặc qua các trang web là một phương pháp khá hữu hiệu hiện nay bởi tính bảo mật của nó. Nhiều người trẻ đã được tư vấn, phân tích và tìm ra cho mình những con đường đứng đắn. Tuy thế, nếu cứ "ăn ốc rồi mới đổ vỏ", cứ chỉ khi mọi chuyện xảy ra rồi mới tìm cách giải quyết thì cho dù mọi chuyện đã ổn nhưng sẽ để lại cho người trong cuộc những nỗi đau khó phai mờ.
Người xưa có câu: Muốn giúp một người đói thì hãy trao cho anh ta một cái cần câu chứ đừng đưa cho anh ta cá. Rõ ràng, một chiếc bánh sẽ giúp anh ta đỡ đói trong một thời gian. Nhưng một cái cần câu, dạy anh ta biết câu cá khi đói thì sẽ giúp anh ta đỡ đói lòng không chỉ một mà vô số lấn. Giáo dục giới tính cũng thế, phải chăng nên cung cấp kiến thức phòng tránh cho học trò hơn là chỉ khi mọi chuyện đã rồi mới tìm cách tháo gỡ.
Tất nhiên, khi không được thỏa mãn những tò mò ở trường, từ phía những người lớn mà mình tin cậy, teen tất yếu sẽ tìm đến những nơi có thể thỏa chí của mình. Và đó là con đường dẫn đến clip sex, truyện sex...Thế giới mạng thì mênh mông và ngay cả những nhà chức trách cũng chẳng thể kiểm soát nối sự rộng lớn và biến tướng của nó. Nói sao teen không ngày càng chìm ngập trong thế giới với những quan điểm giới tính phải nói là lệch lạc.
Gần đây rộ lên phong tráo "đồng tính". Hết thời của gay đến lúc của lesbian. Những cô gái tuối mới chỉ 14,15,16, tức là lứa tuổi dậy thì đã không ngại ngùng xuất hiện trên các phương tiện truyền thông và tự nhận: "Tôi là les". Với những bài báo như vậy, khi nhận phản hồi từ phía bạn đọc, hầu như ồ ạt những tin nhắn cũng tự nhận mình là les và họ tỏ ra thông cảm, thậm chí là thần tượng những người bạn "dũng cảm" của mình. Vấn đề là các em mới chỉ ở lứa tuổi mới lớn, chưa hiểu hết được đặc điểm tâm sinh lí lứa tuồi, việc nhận mình là đồng tính có phải là quá sớm?
Đâu cứ phải yêu quý một bạn cùng giới nào và tỏ ra mạnh mẽ hay yếu đuối hơn bình thường thì đều là người đồng tính đâu? Đây là lúc các nhà giáo dục giới tính phải biết chỉ ra cho các em đâu là sự ngộ nhận, lêch lạc và đâu là đồng tính thật sự. Nhưng cho đến bây giờ, khi những vấn đề trên đã trở thành điểm nóng thì rất ít có những động thái chỉnh nắn và định hướng đứng đắn cho các em.
Cách giải quyết nào là hợp lí nhất? Mong có ý kiến từ teens, chính những người trong cuộc!
Theo VNE
Mẹ không thể chấp nhận sự thật tôi đồng tính Bức thư của một thanh niên đồng tính người Anh gửi đến chuyên gia tâm lý trước ngày thông báo cho mẹ biết về việc mình đã đính hôn với một người đồng giới. Annalisa thân mến, Tôi không biết phải nói sao cho mẹ hiểu, rằng tôi đã đính hôn và sắp cưới một người bạn đồng giới. Với hầu hết các...