Anh một lần nữa phong tỏa toàn quốc để đối phó với đại dịch COVID-19
Ngày 4/1 (rạng sáng 5/1 theo giờ Việt Nam), Thủ tướng Anh Boris Johnson đã tuyên bố áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc để ngăn chặn làn sóng bùng phát mới của đại dịch COVID-19 ở nước này.
Anh tái phong tỏa toàn quốc vì COVID-19. Ảnh: BBC
Phát biểu trên truyền hình ngày 4/1, Thủ tướng Johnson tuyên bố: “Chúng ta phải phong tỏa toàn quốc để ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Biện pháp này đồng nghĩa với việc chính phủ chỉ đạo người dân ở trong nhà”.
Nhà lãnh đạo Anh cho hay lệnh phong tỏa toàn quốc mới sẽ được áp đặt ít nhất tới giữa tháng 2 nhằm đối phó với sự bùng phát của biến chủng mới của virus SARS-CoV-2, vốn khiến số ca mắc bệnh tại “đảo quốc sương mù” tăng vọt trong những ngày qua.
Thủ tướng Johnson khẳng định Chính phủ Anh đi tới quyết định này bất chấp việc Anh đã đẩy nhanh chương trình tiêm phòng COVID-19 và trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới tiêm phòng vaccine do Đại học Oxford và hãng dược phẩm AstraZeneca nghiên cứu phát triển chung.
Theo sắc lệnh mới nói trên, từ ngày 5/1, các trường tiểu học, trung học và cao đẳng sẽ phải đóng cửa. Sinh viên đại học sẽ không tới trường ít nhất đến giữa tháng 2. Người dân được yêu cầu ở trong nhà; người lao động làm việc từ xa trừ trường hợp bất khả kháng và mọi người dân chỉ ra khỏi nhà trong trường hợp thật sự cần kíp. Những cửa hàng không bán đồ cần thiết và dịch vụ chăm sóc cá nhân như làm móng, làm tóc sẽ phải đóng cửa; Nhà hàng vẫn có thể mở cửa nhưng chỉ được bán đồ cho khách mang đi, các hộp đêm và quán rượu phải đóng cửa hoàn toàn.
Ngoài ra, các sở thú cũng sẽ đóng cửa. Các hoạt động thể thao ngoài trời như tennis hay golf ngừng hoạt động. Tuy nhiên, giải bóng đá Ngoại hạng Anh (Premier League) vẫn sẽ tiếp tục. Hoạt động hàng không quốc tế bị hạ chế tối đa (chỉ những chuyến bay cần thiết hoạt động). Nhà thờ vẫn mở cửa, song mọi người phải đảm bảo nghiêm ngặt các qui định giãn cách xã hôi.
Trước đó, Thủ hiến vùng Scotland Nicola Sturgeon thông báo áp đặt một lệnh phong tỏa mới trên toàn khu vực, bắt đầu từ nửa đêm 4/1 cho đến hết tháng này, theo đó, người dân trong vùng bắt buộc phải ở trong nhà.
Video đang HOT
Ông Sturgeon đưa ra thông báo trên sau khi Nghị viện Scotland được triệu tập để thảo luận thêm các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 do số ca nhiễm tăng nhanh gây lên lo ngại nghiêm trọng. Theo ông, tình hình dịch bệnh ở Scotland hiện nghiêm trọng hơn so với bất kỳ thời điểm nào kể từ tháng 3/2020.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca/Đại học Oxford cho cụ Trevor Cowlett, 88 tuổi, tại bệnh viện Churchill ở Oxford, tây nam nước Anh, ngày 4/1/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Ngày 4/1, Anh bắt đầu tiêm vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, do hãng dược phẩm AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford của Anh bào chế. Như vậy Anh là quốc gia đầu tiên trên thế giới tiêm chủng cho người dân mũi vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca/Đại học Oxford.
Tháng 12/2020, Anh cũng là nước đầu tiên trên thế giới tiến hành tiêm chủng cho người dân vaccine phòng COVID-19 do hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) phối hợp bào chế. Trong những tuần gần đây, số ca nhiễm tại Anh liên tục tăng mạnh, một phần do sự xuất hiện của biến thể virus SARS-CoV-2 được cho là dễ lây lan hơn chủng gốc.
Trong 24 giờ qua, nước Anh ghi nhận trên 58.700 ca nhiễm mới, đưa tổng số ca nhiễm lên trên 2,7 triệu người, trong đó có trên 75.400 người không qua khỏi – mức cao thứ 2 tại châu Âu. Trước diễn biến dịch phức tạp và nguy hiểm này, Chính quyền của Thủ tướng Boris Johnson mấy ngày qua đã để ngỏ khả năng áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn như trên nhằm khống chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2 biến chủng mới.
Chiến lược tiêm vaccine Covid-19 khác biệt của Indonesia
Indonesia sẽ ưu tiên tiêm vaccine Covid-19 trên diện rộng cho dân số trong độ tuổi lao động để sớm đạt miễn dịch cộng đồng và tái thiết kinh tế.
Một số quốc gia trên thế giới như Anh và Mỹ đã tiến hành chiến dịch tiêm chủng ngăn Covid-19 từ tháng trước với ưu tiên là nhân viên y tế tuyến đầu và người cao tuổi, vốn gặp nguy cơ cao khi nhiễm nCoV. Indonesia cũng chuẩn bị tiêm chủng diện rộng vaccine Sinovac Biotech do Trung Quốc phát triển, nhưng những người lớn trong độ tuổi lao động sẽ được ưu tiên ngay sau nhân viên y tế và công chức.
Indonesia cho hay hiện không có đủ dữ liệu chứng minh hiệu quả của Sinovac Biotech với người già, do các thử nghiệm lâm sàng đang diễn ra ở nước này liên quan tới nhóm dân cư 18-59 tuổi.
"Chúng tôi không đi ngược xu hướng", Siti Nadia Tarmizi, một quan chức cấp cao Bộ Y tế Indonesia cho biết, thêm rằng giới chức sẽ chờ đợi khuyến nghị từ các cơ quan quản lý dược phẩm để quyết định kế hoạch tiêm chủng cho người cao tuổi.
Các nhân viên chính quyền chuyển lô vaccine Sinovac đến phòng lạnh ở Sở Y tế Palembang, tỉnh Nam Sumatra, Indonesia hom 4/1. Ảnh: Reuters .
Trong khi Anh và Mỹ sử dụng vaccine do Pfizer-BioNTech phát triển với hiệu quả đã được chứng minh ở mọi độ tuổi, Indonesia hiện chỉ tiếp cận được vaccine Sinovac. Quốc gia này đã ký thỏa thuận mua 125,5 triệu liều CoronaVac của Sinovac và lô đầu tiên gồm 3 triệu liều đã được chuyển tới. Các lô vaccine Pfizer dự kiến được phân phối cho Indonesia từ quý ba năm nay, trong khi vaccine AstraZeneca và Oxford sẽ bắt đầu phân phối từ quý hai.
Các chuyên gia cho rằng cách tiếp cận trên của vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á có những ưu điểm lẫn rủi ro.
"Tôi nghĩ không có ai lại quá cứng nhắc về cách tiếp cận nào là đúng", Peter Collignon, giáo sư bệnh truyền nhiễm tại Đại học Quốc gia Australia, nói, thêm rằng chiến lược của Indonesia có thể làm chậm khả năng lây nhiễm, dù không thay đổi được tỷ lệ tử vong. "Việc Indonesia làm khác so với Mỹ và châu Âu vẫn có giá trị, vì họ sẽ cho chúng ta thấy liệu chiến lược này có tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ hơn ở Indonesia hơn châu Âu hay Mỹ không, nhưng tôi nghĩ không ai biết câu trả lời".
Giáo sư Dale Fisher ở Trường Y Yong Loo Lin, Đại học Singapore, cho hay ông hiểu cơ sở lý luận trong phương pháp tiếp cận của Indonesia.
"Những lao động trẻ nhìn chung năng động hơn, giao tiếp và đi lại nhiều hơn nên chiến lược này sẽ làm giảm lây nhiễm cộng đồng nhanh hơn tiêm vaccine cho người già", ông nói. "Tất nhiên người già có nguy cơ bị bệnh nặng và tử vong lớn hơn nên việc tiêm vaccine cho họ cũng có lý do. Tôi thấy cả hai chiến lược này đều đúng".
Nhân viên y tế cầm một mẫu sinh phẩm xét nghiệm Covid-19 tại Yogyakarta, Indonesia hôm 3/1. Ảnh: Reuters .
Bằng cách tiêm vaccine cho nhóm dân số giao tiếp xã hội nhiều hơn và hoạt động kinh tế năng nổ hơn, chính phủ Indonesia hy vọng có thể sớm đạt miễn dịch cộng đồng.
Bộ trưởng Y tế Budi Gunadi Sadikin cho biết nước này cần tiêm vaccine cho 181,5 triệu người, tương 67% dân số, để tạo ra miễn dịch cộng đồng, và cần có gần 427 triệu liều vaccine với ước tính mỗi người hai liều và tỷ lệ hao phí là 15%.
Một số chuyên gia bày tỏ nghi ngờ về khả năng đạt miễn dịch cộng đồng, vì cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu để khẳng định liệu những người đã tiêm vaccine có thể lây truyền virus hay không.
Các nhà kinh tế học thì cho rằng chương trình tiêm vaccine thành công cho khoảng 100 triệu dân sẽ giúp tái thiết nền kinh tế, khôi phục các hoạt động như tiêu dùng và sản xuất.
Faisal Rahman, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Mandiri, cho rằng nhóm 18-59 tuổi có nhu cầu tiêu dùng cao hơn các nhóm khác.
"Họ có thể thúc đẩy hồi phục kinh tế nhanh hơn vì tiêu dùng hộ gia đình đóng góp hơn 50% vào nền kinh tế Indonesia", ông nói và cảnh báo rằng số ca mắc Covid-19 gia tăng ở nước này cũng có nguy cơ làm giảm niềm tin của người dân.
Đại dịch đã đẩy Indonesa, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, hồi năm ngoái rơi vào cuộc suy thoái đầu tiên trong hơn hai thập kỷ, trong đó chính phủ ước tính mức suy thoái là 2,2%.
Cảnh sát Anh phạt hàng trăm người vi phạm lệnh giãn cách Cảnh sát thủ đô London của Anh đã ghi giấy phạt khoảng 217 người đã tham dự 58 sự kiện âm nhạc và tiệc cuối năm bất hợp pháp trong những ngày đầu Năm mới 2021. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại London, Anh ngày 11/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Tờ Evening Standard cho biết các sự kiện đã vi phạm các...