Anh ‘mở cửa’ đón hàng triệu người Hong Kong
Anh cho phép ba triệu người Hong Kong đủ điều kiện nhận hộ chiếu hải ngoại Anh cùng những người phụ thuộc định cư ở nước này và có cơ hội nhập tịch.
“Việc ban hành và áp dụng luật an ninh quốc gia là sự vi phạm rõ ràng và nghiêm trọng Tuyên bố chung Trung – Anh. Nó vi phạm quyền tự trị cao của Hong Kong và mâu thuẫn trực tiếp với luật cơ bản của Hong Kong. Luật này cũng đe dọa các quyền và sự tự do được bảo vệ bởi Tuyên bố chung”, Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm nay nói trước quốc hội tại London.
Thủ tướng Anh Boris Johnson tại quốc hội ở London ngày 1/7. Ảnh: Reuters.
London tháng trước hứa rằng nếu Trung Quốc thúc đẩy luật an ninh, họ sẽ cho phép những người Hong Kong có hộ chiếu hải ngoại Anh đến Anh để sống, làm việc và cuối cùng nộp đơn xin nhập tịch. “Đó chính xác là những gì chúng tôi sẽ làm bây giờ”, Johnson nói.
Tính đến tháng hai, gần 350.000 người Hong Kong sở hữu hộ chiếu hải ngoại Anh, được miễn thị thực vào Anh trong tối đa 6 tháng. Tổng cộng gần ba triệu cư dân Hong Kong đủ điều kiện nhận hộ chiếu như vậy.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab nói trước quốc hội rằng giờ đây những người có hộ chiếu hải ngoại Anh sẽ được học tập và làm việc ở nước này trong 5 năm. Sau đó, họ có thể nộp đơn xin tình trạng thường trú nhân. 12 tháng sau khi có tình trạng thường trú nhân, họ có thể nộp đơn xin cấp quốc tịch Anh.
Quyền tự trị của Hong Kong được đảm bảo theo thỏa thuận “một quốc gia, hai chế độ” trong Tuyên bố chung Trung – Anh do Thủ tướng Trung Quốc Triệu Tử Dương và Thủ tướng Anh Margaret Thatcher ký năm 1984, mở đường để Anh bàn giao Hong Kong cho Trung Quốc năm 1997.
Luật an ninh Hong Kong được thông qua ngày 30/6, hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các “trường hợp nghiêm trọng” thuộc về chính quyền trung ương.
C ảnh sát Hong Kong cho biết họ đã bắt ít nhất 180 người vào hôm nay, bao gồm 7 người theo luật an ninh quốc gia mới, khi hàng nghìn xuống đường biểu tình phản đối luật an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và nhiều nghị sĩ Mỹ thể hiện sự bất bình khi Trung Quốc thông qua luật an ninh mới. Liên minh châu Âu (EU) nói luật có nguy cơ gây suy yếu nghiêm trọng mức độ tự trị cao của Hong Kong, đồng thời tác động tiêu cực đến sự độc lập tư pháp và pháp trị tại đặc khu, trong khi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) cho rằng luật an ninh mới đã làm suy yếu quyền tự trị của đặc khu.
Trong khi đó, Trung Quốc cho biết 52 nước ủng hộ luật an ninh Hong Kong như Cuba, Pakistan, Myanmar, Ai Cập, Cameroon, Venezuela, Belarus…
Trung Quốc nói 52 nước ủng hộ luật an ninh Hong Kong
Trung Quốc cho biết Cuba ra tuyên bố chung tại phiên họp Hội đồng Nhân quyền LHQ để ủng hộ luật an ninh Hong Kong và được 51 nước ký.
"Không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền là nguyên tắc thiết yếu được quy định trong Hiến chương Liên Hợp Quốc và là chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế", hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Xinhua dẫn lời đại diện của Cuba đọc tuyên bố chung tại phiên họp thứ 44 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc ngày 30/6.
Theo Xinhua, Cuba ra tuyên bố chung để hoan nghênh việc Trung Quốc thông qua Đạo luật Bảo vệ An ninh Quốc gia tại Đặc khu hành chính Hong Kong và được 51 nước ký, như Pakistan, Myanmar, Ai Cập, Cameroon, Venezuela, Belarus... Hãng tin cho rằng số quốc gia ủng hộ sẽ tăng trong những ngày tới.
Người Hong Kong ủng hộ luật an ninh tuần hành ăn mừng ở Vịnh Causeway hôm 30/6 sau khi luật được thông qua. Ảnh: Xinhua.
Tuyên bố chung cũng cho rằng việc ban hành luật an ninh đảm bảo sự ổn định, thịnh vượng cho Hong Kong và các quyền hợp pháp của người dân Hong Kong được đảm bảo. "Hong Kong là một phần không thể tách rời của Trung Quốc và các vấn đề Hong Kong là vấn đề nội bộ của Trung Quốc, không có sự can thiệp của các lực lượng nước ngoài", tuyên bố cho hay.
Trong khi đó, trước Cuba, 27 nước tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, gồm Australia, Anh, Pháp, Đức, Nhật, bày tỏ quan ngại sâu sắc về luật an ninh Hong Kong và đề nghị Trung Quốc xem xét lại luật này.
Luật an ninh Hong Kong được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ký thông qua chiều 30/6 sau khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua tại kỳ họp lần thứ 20. Vài giờ sau khi ông Tập ký luật, chính quyền Hong Kong cũng thông qua và công bố chi tiết các điều khoản của luật mới.
Luật này hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các "trường hợp nghiêm trọng" thuộc về chính quyền trung ương.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và nhiều nghị sĩ Mỹ thể hiện sự bất bình khi Trung Quốc thông qua luật an ninh mới. Liên minh châu Âu (EU) nói luật có nguy cơ gây suy yếu nghiêm trọng mức độ tự trị cao của Hong Kong, đồng thời tác động tiêu cực đến sự độc lập tư pháp và pháp trị tại đặc khu, trong khi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho rằng luật an ninh mới đã làm suy yếu quyền tự trị của đặc khu.
Hàng nghìn người Hong Kong hôm nay xuống đường biểu tình phản đối luật an ninh và yêu cầu Bắc Kinh rút lại luật. Cảnh sát sử dụng vòi rồng, hơi cay để giải tán đám đông và bắt ít nhất hai người vi phạm luật mới.
Nhật Bản bổ sung 18 quốc gia vào danh sách cấm nhập cảnh Ngày 29/6, Chính phủ Nhật Bản cho biết nước này sẽ bổ sung 18 quốc gia vào danh sách cấm nhập cảnh như một phần của các biện pháp kiểm soát biên giới nhằm ngăn chặn đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 14/6/2020. Ảnh:...