Ánh mắt hồn nhiên của trẻ em vùng cao khiến triệu trái tim thổn thức và câu chuyện từ chàng trai xứ Quảng
Có ai biết rằng, giữa miền biên viễn Tây Bắc, những bữa ăn trưa đạm bạc lại là thứ níu chân các em vùng cao bám trường, bám lớp, nuôi lớn ước mơ về một tương lai tươi sáng hơn.
Tặng là tên đọc theo tiếng Kinh của cậu bé học lớp 2 tại một bản vùng cao ở Lào Cai. Để được học chữ, mỗi ngày chàng trai nhỏ này phải đi bộ mấy km đường đèo, qua nhiều con dốc dựng đứng. Giữa cuộc sống còn đầy khó khăn, thiếu thốn, nhưng gương mặt em lúc nào cũng bừng sáng những nụ cười hồn nhiên.
Tặng – tên đọc theo tiếng Kinh của cậu bé học lớp 2 tại một bản vùng cao ở Lào Cai.
Còn cô bé người HMông dưới đây là Dúng, đang học lớp mầm non tại một bản vùng cao ở Hà Giang. Đôi gò má bỏng đỏ dưới cái rét trên khuôn mặt ngây ngô, đó là nỗi ám ảnh của em mỗi khi trở trời. Em cũng đi hàng ngày, rất xa, để đến được điểm trường của mình…
Dúng, đang học lớp mầm non tại một bản vùng cao ở Hà Giang.
Tặng, Dúng, hay Mị… là những học sinh mà Lê Quang Long – một nhiếp ảnh gia 9x (28 tuổi) “bắt gặp” trong hành trình rong ruổi trên những con đường của những vùng cao. Đã 10 năm “lang thang” như thế, có biết bao nhiêu gương mặt, bao nhiêu mảnh đời bé nhỏ, qua ống kính của Long bỗng trở nên thật sống động, chân thật.
Đôi má rét mướt đỏ ửng đó, cả cặp mắt trong vắt to tròn hồn nhiên ngây thơ dù còn thật nhiều thiếu thốn đó… người xem cứ tưởng chừng như đang được đối diện với các em, ở một vùng bản làng xa thật xa.
Đằng sau những tấm ảnh thật lay động, thật thơ là những câu chuyện khác, ý nghĩa, ấm áp…
Nhưng, những rung cảm đó không phải là đích đến cuối cùng của chàng trai Quảng Nam này. Đằng sau những tấm ảnh thật lay động, thật thơ là những câu chuyện khác, ý nghĩa, ấm áp…
Những bữa cơm trưa níu chân trẻ em đến trường
Trong những chuyến đi “làm quen”, Long nhận thấy những đứa trẻ miền biên viễn xa xôi ấy, ngoài việc phải vượt những quãng đường dốc xa đôi khi đặc quánh lớp bùn đỏ để cố gắng đi tìm tương lai thì chuyện miếng ăn mỗi ngày còn là một vấn đề nan giải khác.
Video đang HOT
Các bé ở đây sẽ mang theo cặp lồng cơm mà ba mẹ chuẩn bị trước để ăn trưa tại trường.
“C ác bé ở đây sẽ mang theo cặp lồng cơm mà ba mẹ chuẩn bị trước để ăn trưa tại trường (toàn cơm trắng và ít rau cải). Có bạn phải đem theo cái ly nhựa để xin cơm của các bạn khác mới có ăn, mỗi bạn một ít để ăn qua buổi trưa, có những hoàn cảnh mà đến tận nơi mình cũng không cầm được lòng”.
“M ột gia đình có đông con, điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều khi bữa ăn của các em chỉ là sáng trưa đều ăn bột ngô (còn gọi là mèn mén) để tạm lắp đi cơn đói, đến tối bố mẹ đi nương về thì may ra được thêm chút thịt và cơm trắng. Những bữa ăn thật sự không đáp ứng đủ dinh dưỡng cho các em khi còn đang tuổi ăn tuổi lớn ” , Long kể.
Bạn nhỏ ở vùng cao Lào Cai không có cơm ăn mang theo, được bạn bè xung quanh san sẻ từng ít một và đựng tạm trong ly.
Muốn giữ chân các em học sinh đến trường, cần phải đi từ bữa ăn trưa. Ý nghĩ ấy đã thôi thúc chàng trai xứ Quảng cùng bạn bè trong nhóm thiện nguyện Những bước chân xanh viết nên hành trình mới về những bữa ăn trưa cho trẻ em vùng cao với dự án “Bếp Hoàng Cầm”.
Trước mỗi chiến dịch Long và các thành viên trong nhóm đều phải lên kế hoạch cụ thể, liên lạc với địa phương và tiền trạm nhiều lần. Đường đi dĩ nhiên gặp nhiều khó khăn vì địa phương nhóm hướng đến đa phần ở các vùng núi cao, hẻo lánh và biên giới xa xôi, nơi các đồng bào nghèo, dân tộc thiểu số sinh sống. Rồi việc lựa chọn khu vực để xếp mức độ ưu tiên làm điểm đến cũng khó khăn không kém.
Muốn giữ chân các em học sinh đến trường, cần phải đi từ bữa ăn trưa.
Có những nơi nhóm thiện nguyện sẽ nấu một bữa cơm trưa cùng ăn với các em, có những nơi Long và các bạn sẽ lên danh sách để kêu gọi sự chung tay từ cộng đồng, rồi lại vượt hơn nghìn km, qua con đường núi rộng chỉ bằng một sải chân của người lớn để mang bữa cơm ngon đến cho các em nhỏ trong bản.
Thêm 1 điểm trường mới hoàn thành, nghĩa là những em bé ở đây sẽ có được bữa ăn trưa miễn phí trong suốt 1 năm học, niềm động lực mỗi ngày để cho các bé đến trường
“Có vô vàn cách để làm người tốt. Để giúp đỡ và sẻ chia. Nhưng dường như với hoạt động nấu bếp, chúng mình thấy vui vẻ hơn nhiều. Chúng mình học được nhiều hơn cả những giá trị san sẻ, chúng mình tìm lại được kỷ niệm của chính mình. Những gian bếp chộn rộn ồn ào vui vẻ. Những luồng khói toả đầy không gian, đều có một phần ký ức tuổi thơ của chúng mình” .
Có vô vàn cách để làm người tốt. Để giúp đỡ và sẻ chia. Nhưng dường như với hoạt động nấu bếp, chúng mình thấy vui vẻ hơn nhiều.
Được ấp ủ và thực hiện từ tháng 1/2021, đến nay Bếp đã có hơn 46.000 bữa ăn trưa miễn phí cho các bạn nhỏ vùng cao Đắk Nông, Hà Giang, Lào Cai…. Bếp này đóng rồi, Bếp khác mở ra, cứ như thế sẽ giữ mãi được ngọn lửa ấm vun đắp những bữa cơm cho trẻ em vùng cao còn nhiều thiếu thốn.
“Tuổi – trẻ không chỉ có nghĩa là trẻ – tuổi, mà đó còn là năm tháng đẹp nhất trên đời”
Thay vì tiếp tục hoàn thành chương trình học tập ở một trường đại học nổi tiếng, năm 2012, khi đang học năm cuối, Long quyết định bỏ ngang, bắt đầu đi và trải nghiệm nhiều nền văn hóa khác nhau tại nhiều tỉnh thành trên cả nước để theo đuổi đam mê nhiếp ảnh.
Trên chặng đường đến với nhiếp ảnh, Long đã đi và trải nghiệm nhiều nền văn hóa khác nhau tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Chàng trai 27 tuổi tâm sự, không biết về sau sẽ ra sao còn hiện tại, mình chưa bao giờ thấy hối hận vì quyết định ngày đó: “C uộc đời là một chuỗi những sự lựa chọn được mất, là những bài kiểm tra nhất định phải đưa ra đáp án trong một khoảng thời gian nào đó, cũng có thể là một canh bạc rủi may,… chẳng ai dám bảo trước điều gì” .
Long tìm được sự đồng cảm với những đứa trẻ vùng cao này, bởi “xuất phát điểm của chúng giống Long nhiều lắm”. Và mỗi khi nhìn hình ảnh với ánh mắt rực sáng của đám trẻ nơi này, con đường đang đi dẫu còn khó khăn nhưng Long luôn thấy mình hạnh phúc. Hạnh phúc vì đã góp phần trên hành trình tiếp cận với con chữ.
Nhiếp ảnh gia Lê Quang Long
“Hạnh phúc vốn không gần cũng không xa, nó chỉ nằm sau lớp khoảng cách giữa người với người, một khi bóc vỡ ra thì niềm thân ái sẻ chia sẽ trở thành hạnh phúc”
“Vượt qua lời xầm xì là “những người vác tù và hàng tổng” để đổi lấy gương mặt ngời sáng cùng nụ cười hồn nhiên của những đứa trẻ vùng cao, khi các em được ăn bữa cơm đủ và ngon hiếm hoi. Sự đánh đổi là xứng đáng!”.
Niềm vui mỗi ngày là thức dậy với 1 điểm trường nữa hoàn thành.
Ngoài dự án Bếp Hoàng Cầm Long cùng các thành viên trong nhóm còn hoàn thành kế hoạch mang nguồn nước sạch đến với bản làng nằm cheo leo bên vách núi. Hay dự án Thư viện yêu thương hướng đến một tương lai tươi đẹp hơn cho các em.
“Một vạn điều khoa trương vẫn thua một điều từ tâm. Bọn mình là những người trẻ, muốn vẽ những bức tranh đẹp”, Long nói.
Ở cái tuổi hàng hai mươi, ba mươi… chẳng có gì ngoài ngông cuồng, nhiệt huyết và cả sự bấp bênh… Tuy vậy, nói như Long, “dăm ba bước nữa thôi là qua tuổi trẻ. Nên có nhiều người hay hỏi sao lúc này lại phải dốc sức nhiều thế, thì chung quy nói đi nói lại, vẫn là sợ già” . Và “Hạnh phúc vốn không gần cũng không xa, nó chỉ nằm sau lớp khoảng cách giữa người với người, một khi bóc vỡ ra thì niềm thân ái sẻ chia sẽ trở thành hạnh phúc”.
Những ngày rất dài còn phía trước và tất cả với chàng trai này chỉ mới là bắt đầu mà thôi…
Ảnh: Lê Quang Long
Con gái mừng rỡ khi được cô giáo tết tóc siêu xinh, nhưng vừa nhìn thấy bà mẹ đã hốt hoảng, nhờ Hiệu trưởng đuổi thẳng giáo viên
Hành động của cả giáo viên lẫn phụ huynh đều đang tạo nên cuộc tranh cãi.
Do trẻ mẫu giáo còn quá nhỏ để tự làm mọi việc nên sẽ có giáo viên chăm sóc các công việc hàng ngày như ăn uống, mặc quần áo... Tuy vậy, một lớp mầm non thường có 20 trẻ con nên rất khó để đảm bảo đứa trẻ nào cũng nhận được sự quan tâm như nhau.
Như mới đây, câu chuyện của 1 bà mẹ có con học mẫu giáo ở Trung Quốc đã gây xôn xao mạng xã hội. Con gái út của bà mẹ đang học mẫu giáo và có chất tóc rất tốt.
Khi ngủ trưa, trẻ rất dễ bị rối tóc, bết dính nên giáo viên đã cột tóc cô bé lên. Cô giáo cũng tỉ mỉ tết tóc cho học sinh, nhưng thời gian gần đây, bà mẹ phát hiện con gái thường xuyên kêu đau đầu. Hỏi ra mới biết do cô giáo cột tóc quá chặt nên mỗi lần tự gỡ ra tóc đều rụng rất nhiều, thậm chí có lần còn bị chảy máu.
Cô giáo tết tóc tỉ mỉ cho cô bé
Nhưng do cột tóc quá chặt nên mỗi lần tháo ra đều bị rụng tóc rất nhiều
Sau đó, bà mẹ đã đến gặp riêng giáo viên để nói chuyện. Song câu trả lời nhận được lại gây ức chế cho người mẹ: "Vậy thì cô tự cắt tóc ngắn cho con mình đi".
Bà mẹ đã vô cùng tức giận khi nhận được câu trả lời đó. Bởi ban đầu bà chỉ định góp ý thân thiện cho cô giáo song cách ứng xử của người này như đang "trả treo" lại với phụ huynh. Thậm chí, bà mẹ còn lên phòng Hiệu trưởng nhờ can thiệp và mong muốn đuổi thẳng vị giáo viên này.
Hiện tại, cách ứng xử của người mẹ và cô giáo vẫn gây nên tranh cãi trên MXH. Hầu hết đều cho rằng cả người mẹ lẫn cô giáo đều sai trong vấn đề giao tiếp. Cô giáo có ý tốt với học sinh, song trước sức ép và những lời to tiếng của người mẹ thì đã có phát ngôn không chuẩn mực.
Để con học mẫu giáo tốt cần sự chung tay của cả giáo viên và phụ huynh. Cả hai cần phải thấu hiểu cho nhau, đồng thời khi có khúc mắc cần nhẹ nhàng giải quyết. Có như vậy trẻ em mới không bị ảnh hưởng tâm lý, không bị cha mẹ chuyển đến môi trường giáo dục khác.
Còn với các bậc cha mẹ, khi quyết định buộc tóc cho con gái đến trường thì cần lưu ý những điều sau:
- Dù trẻ còn nhỏ song để được chăm sóc tốt nhất, cha mẹ có thể sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ chuyên để chăm sóc tóc.
- Cha mẹ có thể học thêm nhiều cách tết tóc cho con. Điều này vừa giúp bé trở nên xinh hơn trong mắt người khác, còn giúp con mình cảm nhận được tình cảm quan tâm của cha mẹ.
- Cố gắng buộc tóc gọn gàng cho con gái. Bởi điều này sẽ giúp bé thoải mái tham gia các hoạt động ngoại khóa hơn.
Nghe hội đàn ông than thở mà sốc óc: Hóa ra thói quen nhổ lông nách của chị em đôi khi đáng sợ và vô duyên đến thế! Lông nách không quá xấu, nhưng sẽ trở thành thứ chướng mắt nếu chị em cứ hồn nhiên "thả cửa" nhổ xoèn xoẹt trước mặt người khác. Lông nách là tự nhiên, thậm chí nhiều anh em còn mê mệt thứ này ở chị em phụ nữ. Nhưng để đảm bảo thẩm mỹ, hầu hết chị em đều chọn cách tống khứ cái...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bộ ảnh chụp những người phụ nữ trước và sau khi làm mẹ: Càng kéo xuống cuối càng xúc động

Từ túi chiếc áo khoác được tặng hậu chia tay cách đây 4 năm, cô gái òa khóc khi phát hiện ra "tin nhắn bí mật"

Lá thư của bé gái lớp 5 khiến hàng trăm phụ huynh rơi nước mắt: Không cần 3 điều, chỉ muốn 1 thứ đơn giản duy nhất

Cường Đô La - Minh Nhựa: Cặp bài trùng khuấy đảo giới thượng lưu, có 1 ẩn số thuộc về quá khứ

Doãn Hải My ẩn ý "người thứ 3", nghi trục trặc với Văn Hậu, lộ diện mạo sốc?

Người đàn ông phát hiện một cô gái trẻ khóc nức nở trên tàu điện, cư dân mạng sửng sốt trước những gì xảy ra tiếp theo

Cô gái Quảng Ninh nổi bật ở Hoa hậu Việt Nam

Một cầu thủ U23 VN ly dị vợ, Vũ Tiến Long liền bị réo tên vì 1 lý do!

Con dâu nổi tiếng đại gia Bắc Giang công bố hình ảnh giấu kín suốt 10 tháng

Mưa lớn ở TP HCM, đường biến thành sông, có nơi bị phong tỏa

Video: Người dân xếp hàng thu gom, "giải cứu" dưa hấu khi xe tải gặp nạn

Ái nữ nhà quan trong "Thám tử Kiên": Nổi tiếng mê mèo, xây cả "villa" đầy đủ tiện nghi cho mèo
Có thể bạn quan tâm

Top 3 nàng WAGs thị phi nhất: Thuỷ Tiên, Chu Thanh Huyền và 1 tiểu thư một lần vạ miệng ở ẩn vài năm
Sao thể thao
07:59:52 11/05/2025
Thiếu ngủ gây hại cho tim mạch
Sức khỏe
07:58:45 11/05/2025
Du lịch Lý Sơn: Ấn tượng sắc xanh đảo An Bình
Du lịch
07:45:45 11/05/2025
T1 đại thắng nhưng Faker "báo hại" hai người đàn em
Mọt game
07:42:24 11/05/2025
Bánh mì heo quay đơn giản mà ngon, thơm phức cho bữa sáng cuối tuần
Ẩm thực
07:31:48 11/05/2025
Đậu Kiêu: Thợ gội đầu cố chen chân vào nhà đại gia, cưới ái nữ trùm sòng bạc và nhận về cái kết ê chề
Sao châu á
07:28:07 11/05/2025
Ai bảo Lý Hải đã hết thời?
Hậu trường phim
07:24:31 11/05/2025
5 phim Hàn về mẹ xuất sắc nhất 5 năm qua: Hay phát khóc, không xem hối hận cả đời!
Phim châu á
07:17:39 11/05/2025
Công an nổ súng vây bắt nhóm đối tượng trên núi Hòn Chà
Pháp luật
06:48:52 11/05/2025
Thái Lan kết thúc tìm kiếm nạn nhân vụ sập tòa nhà 30 tầng do động đất
Thế giới
06:47:46 11/05/2025