Ánh mắt cầu cứu của bé trai 8 tháng sống phụ thuộc vào máy thở: “Nếu ngừng bóp bình oxy con tôi sẽ ngưng thở”
8 tháng kể từ ngày chào đời là chừng ấy thời gian, cuộc sống của bé Mỹ phụ thuộc vào bệnh viện, vào máy thở bởi di chứng của nhiều căn bệnh như bại não, viêm phổi mãn tính, suy hô hấp.
Đã 10 ngày trôi qua kể từ ngày xuất viện trở về nhà, bên cạnh bé Vũ Hữu Mỹ (8 tháng tuổi, ngụ thôn 2A, xã Tân Sơn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) luôn phải có người thân luân phiên túc trực suốt ngày đêm để bóp bình oxy cho đứa trẻ thở. Đã 8 tháng trôi qua, đây là lần đầu tiên bé Mỹ được xuất viện trở về ngôi nhà của mình. Không phải bệnh tình của đứa trẻ tiến triển tốt mà vì gia đình không còn khả năng vay mượn để tiếp tục chữa trị.
Chào đời, bé Mỹ đã gánh chịu bất hạnh vì căn bệnh bại não, viêm phổi mãn tính.
“Kể từ ngày đến với thế giới này, con trai tôi chưa có một ngày được sống bình yên vì bệnh tật giằng xé. Cuộc sống của con phải gắn liền với bệnh viện, bình thở oxy tiêm chích khiến con ngày càng héo úa”, chị Vũ Thị Huệ (27 tuổi, mẹ bé Mỹ) chia sẻ trong tiếng nấc nghẹn.
Sau 8 tháng giành giật sự sống cho con tại bệnh viện, không còn khả năng vay mượn, vợ chồng chị Huệ đành chấp nhận ôm con về nhà.
Ngày bé Mỹ cất tiếng khóc chào đời, gia đình chưa kịp vui mừng chào đón thêm thành viên mới thì đã phải lo lắng khi nhận thấy đứa trẻ có những biểu hiện bất thường, chân tay co cứng, mắt trợn ngược.
Video đang HOT
Đưa con đi thăm khám, vợ chồng chị Huệ chết lặng khi nghe bác sĩ kết luận mắc bệnh bại não. Sau một thời gian ngắn điều trị, bé Mỹ bị viêm phổi nặng dẫn đến suy hô hấp, phải thở bằng oxy.
Bé Mỹ luôn phải có người thân luân phiên túc trực, bóp bình ô xi, duy trì sự sống.
Cũng từ đó đến nay, sự sống của bé Mỹ phụ thuộc vào máy thở, ăn bằng ống thông qua thực quản. 8 tháng tuổi nhưng bé Mỹ chỉ nặng 6kg, không lật, không bò cũng không thể ẩm bồng như những đứa trẻ khác.
“Nhìn con đau đớn mà trái tim tôi đau như bị hàng nghìn lưỡi dao cứa nát. Muốn ôm con vào lòng để an ủi mà không được. Bác sĩ nói nếu bồng bế, di chuyển nhiều thì con sẽ nghít thở”, chị Huệ đau đớn.
Chị Huệ đau đớn nhắc đến bệnh tình của con trai bất hạnh.
“Nếu ngừng bóp bình oxy, con tôi sẽ ngưng thở”
Vợ chồng chị Huệ và anh Vũ Hữu Ánh (30 tuổi) sinh được 2 đứa con. Trước bé Mỹ còn một chị gái mới 5 tuổi.
Kinh tế phụ thuộc vào 2 sào ruộng cùng nghề phụ hồ trong các công trình xây dựng gần nhà của anh Ánh. Ngoài hai đứa con thơ, họ còn phụng dưỡng bố mẹ chồng già yếu, thường xuyên ốm đau.
Từ ngày sinh con bệnh tật, họ dành hết thời gian ôm con rong đuổi khắp các bệnh viện để giành giật sự sống nên không thể làm gì kiếm thu nhập. Những tài sản trong nhà có giá trị từ vài chục nghìn trở lên đều lần lượt đội nón ra đi. Căn nhà đang ở chung cùng bố mẹ chồng cũng đã thế chấp để vay mượn ngân hàng, nặng lãi.
Tiền nợ để cứu chữa cho con lên đến hàng trăm triệu đồng, lãi mẹ đẻ lãi con, giờ họ không còn biết nhìn đâu để vay mượn tiếp, đành gạt nước mắt, ôm con về nhà chấp nhận số phận.
“Những gì có thể bán tôi đã bán sạch, những chỗ vay mượn được tôi đã mượn hết rồi. Giờ tôi phải làm gì để cứu con đây? Nếu ngừng bóp bình oxy, con tôi sẽ ngưng thở. Nhìn con người ta bằng chừng này đã tập lật, tập bò, vui vẻ cười đùa, nhìn lại con mình mà đau lòng lắm,” anh Ánh thở dài chia sẻ.
Không còn khả năng vay mượn để tiếp tục đưa con đi bệnh viện, cặp vợ chồng nghèo chỉ biết chờ một phép màu.
Được biết, từ ngày xuất viện trở về, bé Mỹ có những phản ứng tốt, da hồng hào hơn, ăn không còn bị nôn ói như trước. Vợ chồng chị Huệ mong muốn được đưa con đi bệnh viện để tiếp tục chữa trị nhưng đành bất lực.
“Kể từ ngày con chào đời là chừng ấy thời gian vợ chồng tôi sống trong nước mắt, lo lắng. Chỉ cần con ngủ khoảng một tiếng đồng hồ tôi đã vội lay dậy vì sợ con ngủ quên, chẳng bao giờ tỉnh lại nữa.
Ước gì tôi có thể gánh bệnh tật thay con, để con không phải gánh chịu đau đớn nữa”, nắm tay con thật chặt, chị Huệ lại khóc.
Số phận đáng thương của bé Mỹ đang cần lắm sự chung tay chia sẻ của độc giả xa gần, để đứa trẻ bất hạnh này có cơ hội tiếp tục chữa trị giành lại sự sống.
Theo Thời đại
Cà Mau: Một bệnh nhân tử vong do nhiễm cúm H1N1
Chiều (4.7), thông tin từ Trung tâm Y tế Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) cho biết, địa phương vừa có ca tử vong do nhiễm cúm H1N1.
Theo đó, ngày 28.6, ông Trần Văn Chắc (69 tuổi, ngụ thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời) nhập viện tại Bệnh viện đa khoa Trần Văn Thời với triệu chứng sốt, ho và điều trị tại đây 1 ngày. Tuy nhiên, do bệnh không giảm nên ông Chắc được chuyển đến Bệnh viện đa khoa Cà Mau điều trị.
Tại đây, bệnh nhân Chắc được chẩn đoán viêm phổi nặng - theo dõi cúm A trên cơ địa đang điều trị đái tháo đường, được chỉ định điều trị Tamiflu75mg. Đến 15h30 phút ngày 30.6, ông Chắc tử vong.
Ảnh minh họa.
Kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur TP.HCM kết luận ông Chắc bị nhiễm cúm H1N1.
Hiện ngành y tế địa phương xử lý ổ dịch bằng cách phun hóa chất trên diện rộng bán kính 400m và xung quanh khu vực gia đình ông Chắc. Đồng thời, giám sát, hướng dẫn người nhà bệnh nhân chủ động theo dõi sức khỏe hằng ngày để phát hiện chứng cúm.
Theo Danviet
3 người chết vì cúm A/H1N1, TP.HCM mới cuống cuồng chống dịch? Chỉ trong hơn 1 tháng qua, tại TP.HCM đã phát hiện 2 chùm ca bệnh nhiễm cúm A/H1N1 (hay còn gọi là cúm mùa) rất lớn được ghi nhận tại Bệnh viện Từ Dũ (28 ca) và Bệnh viện Chợ Rẫy (12 ca). Đến nay, đã có 3 trường hợp tử vong do nhiễm cúm A/H1N1. Tuy nhiên, ngành y tế TP.HCM dường...