Ảnh loét giác mạc do đeo kính áp tròng ngủ được 300.000 lượt quan tâm
Bức ảnh giác mạc cô gái Mỹ bị loét do thói quen vẫn đeo kính áp tròng khi ngủ, được bác sĩ nhãn khoa Patrick Vollmer chia sẻ hôm 3/5.
Bác sĩ Patrick Vollmer làm việc tại Phòng khám mắt Vita ở Shelby, Bắc Carolina. Nữ bệnh nhân ông vừa điều trị và chia sẻ hình ảnh viêm giác mạc, đã bị vi khuẩn pseudomonas phát triển trong mắt gây hoại tử trắng. Nguyên nhân là cô đã nhiều ngày đeo kính áp tròng đi ngủ qua đêm.
Bức ảnh viêm giác mạc của người phụ nữ được bác sĩ chia sẻ trên mạng xã hội nhận được hơn 300.000 lượt quan tâm.
Bệnh nhân chia sẻ ba ngày trước cô có dấu hiệu lạ ở mắt nhưng chỉ là những mủ vàng rất nhỏ nên không đi khám. Vết loét to lên nhanh chóng khiến cô đau rát, chảy mủ vàng vùng mắt. Đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ cho biết giác mạc cô bị ăn mòn bởi vi khuẩn, gây vết thương hoại tử màu trắng, chảy mủ.
Bệnh nhân được điều trị nhiễm trùng bằng thuốc nhỏ mắt, kháng sinh và chống viêm. Bác sĩ cũng kê cho cô uống steroid, giúp ngăn ngừa sẹo vĩnh viễn. Tuy nhiên, do tình trạng quá nặng, người phụ nữ có nguy cơ mất thị lực.
Bác sĩ Vollmer nói ông cũng vừa điều trị cho một bệnh nhân khác tình trạng tương tự vào tuần trước. Đây là bệnh nhân thứ 4 kể từ đầu năm của ông, cùng một bệnh lý.
Video đang HOT
Đeo kính áp tròng ngủ qua đêm gây nhiễm trùng, loét giác mạc, nguy cơ cao bị mù lòa.
Theo bác sĩ, đeo bất kỳ loại kính áp trong nào khi đi ngủ đều có nguy cơ bị nhiễm trùng giác mạc gấp 6-8 lần. Trung bình mỗi năm trong số 10.000 người ngủ qua đêm với kính áp tròng có khoảng 18-20 ca nhiễm viêm giác mạc do vi khuẩn Pseudomonas. Đây là loại vi khuẩn hàng đầu gây nhiễm trùng, các tật ở mắt và khiến mắt bị mù vĩnh viễn.
“Tuyệt đối không được đeo kính áp tròng đi ngủ, trừ khi có việc bắt buộc phải sử dụng kính áp tròng qua đêm”, bác sĩ cảnh báo.
Thúy Quỳnh
Theo Fox News
Lưu ý bảo vệ mắt khi sử dụng điện thoại trước lúc ngủ
Dùng điện thoại trước khi đi ngủ nên tránh nằm nghiêng và nằm sấp để bảo vệ cơ thể.
Dù làm việc hay thư giãn, sử dụng điện thoại liên tục sẽ dẫn đến các triệu chứng như mỏi mắt, khô mắt. Các bác sĩ khuyến cáo dùng điện thoại trước khi ngủ gây ảnh hưởng xấu đến mắt như giãn đồng tử, làm tắc nghẽn sự lưu thông tuần hoàn dịch thể trong mắt, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tăng nhãn áp và gây mù lòa.
Tuy vậy, không phải ai cũng có thể bỏ thói quen dùng điện thoại trước khi ngủ. Trao đổi với People, bác sĩ Hạ Triều Hà, chủ nhiệm khoa mắt của đại học Trung Sơn (Trung Quốc), chỉ ra 4 điều người hay chơi điện thoại buổi đêm cần lưu ý.
Ảnh: Mattress360.
Giảm ánh sáng điện thoại
Để mắt không phải điều tiết quá nhiều, bạn nên giảm ánh sáng điện thoại xuống mức thấp nhất và chọn phông chữ phù hợp, không quá to hay quá nhỏ.
Tránh nằm nghiêng hoặc nằm sấp
Nằm nghiêng về bên nào thì mắt bên đó sẽ chịu lực nén, dễ gây ra sự chênh lệch thị lực với mắt còn lại. Trong khi đó, dùng điện thoại khi nằm sấp ảnh hưởng tới khuỷu tay, tuần hoàn máu não và đốt sống cổ.
Không dùng điện thoại quá lâu
Rất nhiều người chơi điện thoại quên luôn thời gian nghỉ ngơi, ảnh hưởng tới sự chuyển hóa của cơ thể. Các chuyên gia khuyến cáo bạn chỉ nên dùng điện thoại khoảng 30 phút.
Không bật đèn khi dùng điện thoại
Sau 23h, cơ thể tự động tiết ra các protease để ức chế hắc tố melanin. Nếu bật đèn, nguồn ánh sáng thừa sẽ gây hại tới việc sản xuất protease và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình trao đổi chất cũng như sức khỏe thể chất.
Ngoài các lưu ý trên, bác sĩ khuyên bạn nên bỏ những thói quen có hại cho mắt như đeo kính áp tròng, hút thuốc lá, lấy tay dụi mắt. Đặc biệt, phải nghỉ ngơi khoảng một phút sau mỗi 45 phút học tập và làm việc. Bạn cũng có thể dưỡng mắt bằng thuốc nhỏ mắt hoặc các thực phẩm bổ mắt.
Theo phunusuckhoe.vn
Nữ sinh 16 tuổi suýt mù vì dụi côn trùng bay vào mắt Bất ngờ bị côn trùng bay vào mắt trên đường đi học về, nữ sinh 16 tuổi ra sức dụi mắt để lấy dị vật nhưng chỉ một lúc sau mắt sưng đỏ, chảy nước mắt liên tục, mắt nhìn mờ. Bác sĩ Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết gần đây viện tiếp nhận một số trường hợp bị côn...