Ảnh: Lộ diện chiếc xe buýt mui trần đầu tiên ở Hà Nội
Sáng ngày 30/6, chiếc xe buýt 2 tầng độc đáo mang tên City Tour đã xuất hiện trước cửa Nhà hát lớn Hà Nội sẵn sàng phục vụ khách du lịch.
Trong sáng ngày 30/6, chiếc xe buýt 2 tầng đầu tiên mang tên City Tour đã xuất hiện trước cửa Nhà hát lớn Hà Nội và sẵn sàng chạy thử nghiệm trên đường phố.
Dự kiến xe đi theo lộ trình Nhà hát lớn, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, phố cổ Hà Nội.
Đây là chiếc ôtô chuyên dụng 2 tầng, thoáng nóc được đặt hàng sản xuất để phục vụ khách thăm quan, du lịch.
Đại diện công ty Beepro cho biết: Đây là sản phẩm phù hợp tiêu chí an toàn kỹ thuật lưu hành tại Việt Nam. Xe được thiết kế cho thị trường du lịch Việt Nam phát triển sản phẩm city tour. Dự kiến Beepro sẽ đưa vào sử dụng 10 chiếc xe đầu tiên trong tháng 7/2017.
Video đang HOT
Tài xế Nguyễn Văn Tuynh tỏ ra phấn khởi khi là người điều khiển chiếc xe buýt hai tầng đầu tiên ở Hà Nội.
Xe trang bị hệ thống wifi 4G, trang thiết bị hiện đại, phụ kiện hỗ trợ lên xuống cho khách hàng là người khuyết tật.
Thiết bị được lắp trên xe để hỗ trợ giữ xe lăn cho người khuyết tật.
Tầng 2 có mái di động để che nắng che mưa. Giá trị mỗi chiếc xe khi đưa vào sử dụng khoảng 7 đến 9 tỉ đồng.
Nếu chạy thử thành công, Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Hanoi Transerco) sẽ đặt xe sản xuất trong nước, dự kiến đưa vào hoạt động chính thức trong 2 tháng tới.
Trong lần đầu tiên xuất hiện, chiếc xe đã thu hút được sự chú ý của rất đông người dân.
Theo Danviet
Căn cứ nào 90% người dân Hà Nội đồng ý cấm xe máy?
Hơn 90% người dân được Công an TP.Hà Nội khảo sát trực tiếp trên 30 quận, huyện của Hà Nội đồng ý việc cấm xe máy vào năm 2030.
Hơn 90% người dân được Công an TP.Hà Nội khảo sát trực tiếp trên 30 quận, huyện của Hà Nội đồng ý việc cấm xe máy vào năm 2030.
UBND TP.Hà Nội vừa trình HĐND TP thông qua Đề án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn 2030".
Trước đó, Công an TP.Hà Nội đã phát trên 15.000 phiếu khảo sát tại 30 quận, huyện.
Kết quả thu được 84% ý kiến ủng hộ đề án tăng cường quản lý, hạn chế hoạt động của phương tiện giao thông cá nhân; 90,35% ủng hộ lộ trình cấm xe máy trong nội đô.
Tuy nhiên, người dân cũng yêu cầu việc cấm xe máy phải đi kèm điều kiện là hoạt động vận tải hành khách công cộng đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Ngoài ra, trên 71% người dân được lấy ý kiến ủng hộ việc điều chỉnh giờ học, giờ làm để giảm ùn tắc giao thông; trong đó khu vực Vành đai 3 có số người được lấy ý kiến ủng hộ là hơn 67%.
Theo tờ trình của Công an TP.Hà Nội, trên địa bàn Hà Nội hiện có khoảng 5,2 triệu xe máy, gần 486.000 ô tô (chưa kể khoảng 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh thành khác tham gia giao thông trên địa bàn). Tốc độ tăng trưởng ô tô trên địa bàn thành phố khoảng 10%/năm, xe máy là 6,7%/năm.
Với số lượng phương tiện trên, UBND TP Hà Nội ước tính hệ số đồng thời hoạt động là 60% số ô tô, xe máy lưu thông trên đường đô thị với vận tốc 20 km/h thì diện tích chiếm dụng vượt 1,34 lần so với năng lực của hệ thống đường đô thị.
Tờ trình đề án sẽ được HĐND TP Hà Nội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 4 (ngày 3 đến 6.7).
Theo đó, đề án tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý phương tiện tham gia giao thông và tăng cường công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải. Tập trung nội dung quản lý số lượng, chất lượng phương tiện tham gia giao thông và phát triển vận tải hành khách công cộng, áp dụng giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân theo ngày chẵn, lẻ. Từ đó từng bước hạn chế hoạt động trên một số khu vực và thời gian, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đến năm 2030 dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận.
Thẩm tra tờ trình, Ban Đô thị và Ban Pháp chế (HĐND TP) đề nghị UBND TP báo cáo giải trình rõ hơn thực trạng và các giải pháp phát triển các loại phương tiện vận tải hành khách công cộng và khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân theo lộ trình đến năm 2030 và những tác động ảnh hưởng về kinh tế của biện pháp này.
Được biết, theo khảo sát của Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải, hiện có tới 80,19% người dân Hà Nội hiếm khi hoặc chưa bao giờ sử dụng xe buýt.
Theo thống kê, hiện Hà Nội có hơn 7,5 triệu dân, mỗi năm xe máy tăng thêm khoảng 400.000 chiếc (7,66%) còn ô tô tăng khoảng 60.000 chiếc (12,9%). Trong khi đó, mạng lưới VTHKCC của Hà Nội mới chỉ có xe buýt và một tuyến VTHKCC khối lượng lớn là xe buýt BRT Kim Mã - Bến xe Yên Nghĩa. Tốc độ tăng trưởng của xe buýt trung bình là 1,4%; mỗi năm chỉ đưa vào hoạt động thêm được khoảng 200 xe. Tỷ lệ phương tiện tại Hà Nội là: 0,16 xe buýt/1.000 dân; 49,8 ô tô con/1.000 dân; 682 xe máy/1.000 dân. Sự mất cân đối nghiêm trọng đó đã thể hiện rõ tình trạng người dân ưa chuộng phương tiện cá nhân và ít quan tâm, sử dụng phương tiện VTHKCC.
Theo Danviet
Vỉa hè sụt lún gần nơi từng xuất hiện "hố tử thần nhét vừa xe buýt" Một hố sâu xuất hiện ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè gần khu vực từng xuất "hố tử thần" khủng nhét được cả chiếc xe buýt 1 năm trước khiến nhiều người bất an. Hố sâu xuất hiện ven Kênh Nhiêu - Lộc Thị Nghè khiến nhiều người lo lắng Chiều 26/6, người dân ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè phản...