Anh lính gác lăng Bác ân cần giúp cậu bé chào đúng tư thế
Mới đây, một tài khoản TikTok đã chia sẻ đoạn clip ghi lại hình ảnh chiến sĩ tiêu binh lăng Bác hướng dẫn cho một em nhỏ đứng nghiêm trang thực hiện động tác chào.
Hình ảnh người lính gần gũi với nhân dân, giúp bé trai chào đúng tư thế đã nhận được sự chú ý của nhiều người.
Hình ảnh chú bộ đội tại lăng Bác ân cần chỉ dẫn một đứa trẻ chào đúng tư thế, động tác. (Ảnh: Cắt từ clip)
Qua đoạn clip ghi lại, có thể thấy ban đầu cậu bé khá lóng ngóng, chưa biết cách làm sao cho đúng dù rất muốn chào chú bộ đội. Thấy thế, anh liền bước tới tự tay chỉnh từng động tác nhỏ nhất. Khi cậu bé vẫn chưa thực hiện đúng, anh ân cần sửa lại.
Đoạn clip đáng yêu nhận được hàng chục nghìn lượt tương tác trên TikTok. (Nguồn: Anh lính gác lăng Bác)
Đáng nói, cậu bé sau khi được chú bộ đội chỉnh cho tư thế dường như quá bối rối nên chào anh bằng “bác” thay vì chào “chú”. Câu chào của cậu lập tức khiến chiến sĩ tiêu binh bật cười, cả người quay clip đứng bên ngoài cũng không thể kiềm chế được vì lời nói ngây ngô, đáng yêu của đứa trẻ.
Thấy đứa trẻ vẫn chưa chào chuẩn, anh lính lại ân cần chỉnh sửa thêm cho cậu bé. (Ảnh: Cắt từ clip)
Ngay sau đó, đoạn clip được chia sẻ trên nền tảng TikTok và nhận được sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng. Nhiều người cảm thán, khen ngợi rằng đây là khoảnh khắc hết sức đáng yêu của cả người lính cụ Hồ lẫn bé trai. Song, một bộ phận cư dân mạng cũng cho rằng có thể cậu bé đang muốn chào Bác trong lăng trước rồi mới chào đến chú bộ đội. Dù không rõ ý định của bé là như thế nào, thế nhưng đa phần mọi người vẫn có chung quan điểm đây là cảnh hết sức đáng yêu, cần chia sẻ rộng rãi.
Cư dân mạng bình luận rôm rả bên dưới đoạn clip. (Ảnh: Chụp màn hình)
Một số bình luận liên quan:
- Hai chú cháu cưng xỉu luôn á. Dù phần nhạc nền hơi lớn tí, có đoạn không nghe rõ được bé nói gì.
- Đất nước tui đó mọi người. Quân đội, công an nhân dân luôn gần gũi, thân thiện với mọi người như thế. Nói chuyện với người dân bằng nụ cười, bằng tâm huyết.
- Mình cũng luôn dạy con mình như thế. Mỗi khi đi ngang quảng trường nơi mình ở có hình của Bác cũng luôn chào nghiêm túc.
- Đến lăng Bác phải chào Bác trước đấy chứ. Chắc thằng bé không chào nhầm đâu. Chào Bác trước chào chú bộ đội sau.
Như một lẽ tự nhiên, chất “lính” trong chú bộ đội có lẽ vẫn luôn thôi thúc những người lính giúp đỡ nhân dân. Hành động của anh lính trong đoạn clip trên dù chỉ là khoảnh khắc rất ngắn ngủi nhưng đã thể hiện rõ được sự gắn bó, sẵn sàng chủ động hỗ trợ, giúp đỡ khi nhận thấy có người cần mình. Bên cạnh đó, vẫn còn những hình ảnh thể hiện tình quân dân gắn bó với nhau, nhất là những khoảnh khắc đẹp khi các chú bộ đội giúp đỡ em nhỏ.
Chú bộ đội dạy hai đứa trẻ học. (Ảnh: Báo Nhân Dân)
Bộ đội giúp dân trong thời điểm dịch bệnh. (Ảnh: Plo)
Hiện tại, sự việc vẫn đang được cư dân mạng quan tâm, bình luận rôm rả. Còn bạn, bạn có cảm nhận gì về những điều này? Hãy chia sẻ ngay dưới phần bình luận nhé!
Đón đọc thêm nhiều tin tức hấp dẫn khác tại YAN nhé!
Gia đình anh lính từng bị Harry xúc phạm lên tiếng sau màn "bóc phốt" Hoàng gia Anh phân biệt chủng tộc của vợ chồng Hoàng tử
Trong quá khứ, Harry từng miệt thị một người lính bằng từ ngữ không phù hợp.
Những lùm xùm quanh câu chuyện phỏng vấn của Hoàng tử Harry và Meghan Markle dường như vẫn chưa đi đến hồi kết khi truyền thông Anh liên tục "phơi bày" ra những thông tin bất lợi, thậm chí tố ngược, phản bác thẳng thắn lại những lời nói của cặp đôi nhà Sussex trong cuộc phỏng vấn gây rúng động Hoàng gia Anh. Đặc biệt là chuyện Nữ Công tước xứ Sussex cáo buộc thành viên trong gia đình nhà chồng có hành vi phân biệt chủng tộc.
Mới đây, gia đình của một sĩ quan quân đội người gốc Pakistan, người từng bị Hoàng tử Harry xúc phạm, đã lên tiếng kể về chuyện năm xưa.
Công tước xứ Sussex đã xin lỗi vì đã gọi người đồng nghiệp Ahmed Raza Khan là "Paki".
Cụ thể, vào năm 2006, khi Harry đang phục vụ trong quân đội Hoàng gia Anh, anh đã dùng từ "Paki" đối với người đồng nghiệp tên Ahmed Raza Khan, ám chỉ chê Ahmed là người Pakistan như một sự xúc phạm người này. Sau đó, vị hoàng tử này đã vấp phải nhiều chỉ trích. Đến năm 2009, sau 3 năm "gây hấn", Harry mới lên tiếng xin lỗi.
Harry cho biết anh đã sử dụng thuật ngữ này mà không có ác ý gì. Sau khi đoạn ghi âm bị lộ ra, hoàng tử nước Anh bày tỏ sự tiếc nuối vì vô tình thực hiện hành vi xúc phạm đối với đồng nghiệp.
Giờ đây, sau cuộc phỏng vấn bom tấn của Công tước và Nữ công tước xứ Sussex với Oprah Winfrey, cha của anh lính trẻ năm xưa nói rằng ông không đồng ý với cáo buộc phân biệt chủng tộc xuất hiện trong cuộc nói chuyện.
Muhammad Yaqoob Khan Abbasi, cha của Ahmed, đồng thời là cựu phó chủ tịch Ngân hàng Hồi giáo Pakistan, người đã từng gặp Thái tử Charles nói với tờ The Sun: "Hoàng tử Harry có thể gặp vấn đề với gia đình nhưng tôi không đồng ý với anh ấy. Tôi không nghĩ người dân Vương quốc Anh hay gia đình hoàng gia là những người phân biệt chủng tộc. Họ đang tài trợ cho nhiều người từ khắp nơi trên thế giới và cho phép những người ấy tiếp cận với cơ sở vật chất tốt nhất".
Ông Abbasi cũng nhấn mạnh: " Tôi đã gặp các thành viên của Hoàng gia Anh, họ vô cùng lịch sự và yêu thương".
Người cha này nói rằng việc Harry sử dụng từ "Paki" đã gây ra tổn thương trong quá khứ, nhưng nhấn mạnh: "Harry không thể bỏ qua tình yêu của các thành viên khác trong Hoàng gia".
Thái tử Charles với cha của Ahmed Raza Khan, ông Muhammad Yaqoob Khan Abbasi, tại Học viện Quân sự Sandhurst, Surrey, tháng 4 năm 2006.
Trong cuộc phỏng vấn của cặp đôi nhà Sussex, Meghan nói với người dẫn chương trình Oprah rằng con trai Archie của cô đã không được trở thành hoàng tử sau "những mối quan tâm và cuộc trò chuyện" giữa một thành viên gia đình không rõ danh tính và Harry về "làn da của cậu bé sẽ tối màu như thế nào khi được sinh ra".
Ông Abbasi đã gặp cha của Harry, Thái tử Charles, vào năm 2006 khi con trai ông được Nữ hoàng trao tặng "thanh gươm danh dự" vì đã tốt nghiệp xuất sắc nhất tại Sandhurst, học viện quân sự hoàng gia nơi Ahmed được đào tạo cùng Harry.
" Tôi đã có một số khoảnh khắc tuyệt vời với Thái tử Charles ", Abbasi nói với The Sun từ nhà riêng của ông ở Abbottabad, Pakistan. "Gia đình Hoàng gia là những con người rất tốt bụng. Tôi không thể gọi họ là những kẻ phân biệt chủng tộc. Họ là những người tuyệt vời, luôn tôn trọng công dân của họ".
" Tôi tin rằng họ có cùng mức độ tôn trọng đối với tất cả mọi người ở đất nước của họ và trên toàn thế giới. Trên thực tế, tôi không thấy bất kỳ người phân biệt chủng tộc nào ở Anh. Tôi tin rằng Vương quốc Anh là một đất nước tốt đẹp, luôn chào đón mọi người từ mọi nơi trên thế giới" - ông Abbasi nói thêm.
Về phía anh lính trẻ Ahmed, anh chàng đã nói vào năm 2009: " Harry gọi tôi bằng biệt danh thường rất xúc phạm nhưng tôi biết anh ấy không cố ý như vậy. Chúng tôi là bạn thân khi còn tập luyện và tôi biết anh ấy không phải là người phân biệt chủng tộc".
Chàng tân binh với nụ cười tỏa nắng khiến chị em đòi "chờ 3 năm" Đến hẹn lại lên, vào những ngày đầu năm, các tân binh lại chuẩn bị hành trang để nhập ngũ, bắt đầu cuộc sống hoàn toàn mới. Trong ngày nhập ngũ, mỗi người có cảm xúc vui buồn khác nhau. Thế nhưng, hình ảnh về chàng tân binh trẻ tuổi với nụ cười tươi như nắng lại thu hút lượt tương tác cực...