Anh lính chơi đàn giữa bệnh viện: ‘Ai cũng mệt, mình đàn cho mọi người thư giãn’
Mấy ngày qua, đoạn video ghi lại khoảnh khắc chàng lính biên phòng đang chơi đàn piano tại sảnh Bệnh viện Quân y 175 (TP.HCM) nhận được nhiều lượt thích, chia sẻ của cộng đồng mạng.
Chàng lính biên phòng Tiêu Nghĩa Phong với đam mê âm nhạc, sáng tác – Ảnh: NVCC
Binh nhất Tiêu Nghĩa Phong (22 tuổi, học viên Trường trung cấp Biên phòng 2) – nhân vật chính trong đoạn video – chia sẻ với Tuổi Trẻ Online về khoảnh khắc quyết định tiến đến cây đàn nơi bệnh viện.
Trong khoảng thời gian đợi làm thủ tục khám bệnh, thấy cây đàn, Phong “sáng mắt lên” nghĩ: “Trong này ai cũng mệt quá rồi, ai cũng hối hả quá, thôi thì mình đàn cho mọi người nghe nhạc, thư giãn”.
Phong mở đầu với bản Tháng 4 là lời nói dối của em. Nghe tiếng đàn, bệnh nhân, người nhà “phiêu” cùng món quà âm nhạc mà chàng lính biên phòng mang đến. Xong bản nhạc đầu tiên, mọi người còn “đặt hàng” thêm vài bản nhạc nữa.
“Mọi người dặn mình chơi tiếp đi, ai cũng vui vẻ khi được nghe nhạc” – Phong chia sẻ.
Đoạn video chàng lính biên phòng chơi piano ở Bệnh viện Quân y 175
Đam mê âm nhạc từ những năm cấp 2, Phong mày mò học chơi rất nhiều nhạc cụ khác nhau. Đến nay, anh có thể chơi được 9 loại nhạc cụ, trong đó thuần thục piano, guitar, trống, organ, saxophone, và có thể tự sáng tác được nhạc.
“Mình giao tiếp kém lắm, nên sẽ chọn cách khác để nói chuyện là dùng âm nhạc. Bản thân được nói ra suy nghĩ của mình khi chơi nhạc, làm nhạc”, Phong bày tỏ.
Sinh ra ở Phú Yên, có cha cũng gắn bó với môi trường quân ngũ, mỗi lần thấy cha mặc trên mình bộ quân phục của người lính biên phòng, Phong thấy “ngầu quá” nên quyết định nối nghiệp của cha.
Phong cover bài hát “Như mùa tuyết đầu tiên” với guitar
Phong đăng ký đi nghĩa vụ quân sự, sau đó được cử đi học ở Trường trung cấp Biên phòng 2. Trong môi trường quân ngũ, bên cạnh tập luyện, sinh hoạt theo giờ giấc chung, anh không quên trau dồi đam mê, sở thích âm nhạc của mình bằng cách đàn hát, tập luyện sau mỗi giờ nghỉ ngơi.
Trên Facebook, anh lính trẻ chia sẻ rất nhiều bản nhạc, bài hát với các loại nhạc cụ khác nhau khiến bạn bè thích thú.
Cậu bé 6 tuổi nhắm mắt chơi piano, sau khi tận mắt chứng kiến dân mạng phải thảng thốt: "Beethoven cũng không đàn nên nỗi buồn này!"
Trong rất nhiều trường hợp, sự khó khăn khi luyện tập cũng không gây áp lực cho trẻ bằng chính sự đòi hỏi của phụ huynh.
Ngày nay, rất nhiều phụ huynh cho con theo học lớp nghệ thuật vì muốn đào tạo con trở thành một người vượt trội. Trong quá trình theo học, trẻ không chỉ cần có năng khiếu, đam mê mà còn cần phải khổ luyện thì mới có được thành tích tốt.
Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, sự khó khăn khi luyện tập cũng không gây áp lực cho trẻ bằng chính sự đòi hỏi của phụ huynh. Áp lực nặng nề đó dần dà gây cho trẻ tâm lý chán chường, phản kháng và muốn bỏ cuộc.
Thời gian trước, một đoạn video ghi lại cảnh đứa trẻ 6 tuổi chơi đàn piano đã trở nên nổi tiếng, gây ra tranh luận sôi nổi trên mạng xã hội Trung Quốc. Cậu bé này được bố mẹ đặc biệt cho theo học piano ngay từ nhỏ. Trong đoạn video, cậu bé không ngồi luyện đàn bình thường mà kê chiếc ghế ngay sau lưng, nằm ngửa đầu ra sau. Mắt đứa trẻ nhắm nghiền, khuôn mặt có phần chán nản như bị ép buộc, không có biểu cảm, trong khi tay thì vẫn mải miết đàn.
Rõ ràng, nhìn vào cậu bé này ai cũng có thể thấy rằng chẳng có một sự đam mê nào ở đây cả. Có lẽ đứa trẻ phải học đàn theo yêu cầu của bố mẹ và thái độ chơi đàn này giống như một kiểu nổi loạn và bày tỏ cảm xúc của cậu.
Nhiều người xem xong đoạn video đã hài hước nhận xét: "Beethoven có sống lại cũng khó mà đàn nên được nỗi buồn của đứa trẻ này!".
Doãn Kiến Lê, một chuyên gia nổi tiếng về giáo dục trẻ em từng nói: "Động lực ban đầu khi phụ huynh cho con học nghệ thuật rất đơn giản. Họ muốn con có thêm chuyên môn và sở thích khác ngoài việc học ở trường. Thế nhưng khi con bắt đầu theo học nghệ thuật, nhiều bậc cha mẹ đã quên đi ý định ban đầu mà chỉ chăm chăm ép con luyện tập, đòi hỏi gắt gao".
Nhiều ông bố bà mẹ đã từng nói lên suy nghĩ của mình như thế này:
"Tôi không thể trở thành một nghệ sĩ piano nên tôi rất mong con mình có thể trở thành một nghệ sĩ piano trong tương lai!".
"Điều hối tiếc lớn nhất trong cuộc đời là tôi không thể trở thành họa sĩ. Tôi hy vọng con tôi có thể giúp tôi bù đắp sự hối tiếc này!".
Các phụ huynh thường đặt niềm mơ ước của đời mình vào tương lai của con cái. Họ cho rằng có thể áp đặt sở thích của bản thân lên con, mong mỏi con sẽ thay họ thực hiện những điều mà họ không thể làm khi còn trẻ. Và chỉ có như vậy, cha mẹ mới có được cảm giác thỏa mãn, giống như bản thân mình đã thật sự thành công. Tuy nhiên, mọi việc thường đi ngược lại với sự kỳ vọng của phụ huynh.
"Có lòng trồng hoa, hoa không nở", tại sao lại như vậy? Chính là bởi vì lĩnh vực phát triển mà cha mẹ định sẵn cho trẻ hoàn toàn không phải là điều trẻ đam mê, và thậm chí nó sẽ giết chết tài năng thật sự của chúng. Hiểu lầm lớn nhất của giáo dục nghệ thuật là bắt trẻ phải tuân theo định hướng do cha mẹ đặt ra. Cho dù cha mẹ dày công "vẽ đường" cho con cái thì kết quả sẽ khó được như lòng họ mong đợi.
Thực tế, khi chọn lớp học nghệ thuật, cha mẹ nên lắng nghe ý kiến của con cái, thử các loại hình nghệ thuật khác nhau và để con cảm nhận được không khí của lớp học rồi mới tính đến chuyện đăng ký. Nếu có thể nhận được phản hồi từ con rằng "Mẹ ơi, con muốn học ...", điều đó sẽ còn tốt hơn.
Ngoài ra, việc chọn lớp học nghệ thuật theo tính cách của trẻ cũng tương đối đáng tin cậy. Ví dụ, nếu trẻ có tính cách hướng ngoại và hoạt bát, năng động, trẻ có thể chọn các hoạt động thể thao như khiêu vũ. Nếu trẻ có tính cách hướng nội, trẻ có thể chọn các khóa học tương đối yên tĩnh, chẳng hạn như học nhạc cụ, hội họa, thư pháp...
Sở thích là không thể ép buộc. Cha mẹ nên chú ý quan sát để tìm ra được năng khiếu của con mình rồi từ đó giúp con trau dồi về lĩnh vực mà con yêu thích, để con có thể tỏa sáng ở những lĩnh vực tốt nhất trong khả năng của mình.
"Giáo dục nghệ thuật không phải là giáo dục kỹ năng nghệ thuật. Một người dù thành thạo một kỹ năng nhưng nếu không có đam mê và cảm xúc thì cũng chỉ là một người thợ thủ công bình thường", chuyên gia giáo dục trẻ em Doãn Kiến Lê nhận định.
Dân mạng ồ lên khi thấy cây guitar cực chất của anh chàng, nhưng chẳng ai dám động vào khi biết câu chuyện đằng sau Nói đây là cây đàn kinh dị nhất thế giới cũng chẳng sai. Một người chơi rock gốc Hy Lạp có tên Yaago Anax ở bang Florida, Mỹ, đã đăng tải lên mạng xã hội những hình ảnh về cây đàn mới với hình dáng rất ngầu. Đáng chú ý, phần thân đàn được bọc bởi một chiếc khung xương trông như thật,...