Ảnh: Lễ tưởng niệm “Binh đoàn bất tử” ngay giữa Hoàng thành
Sáng 8.5, hàng trăm người có mặt tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) dự lễ tưởng niệm “Binh đoàn bất tử”. Đây là năm thứ 73 nhân loại kỷ niệm ngày chiến thắng phát xít và kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.
Nhằm vinh danh và tưởng nhớ tới công lao của các chiến sĩ, những người con của nhân dân hai nước Nga và Việt Nam đã cống hiến cuộc đời mình cho cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1941 – 1945) và chiến tranh giải phóng Việt Nam (1945 – 1975), Đại sứ quán Nga tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội tổ chức Lễ tưởng niệm mang tên “Binh đoàn bất tử”.
Tham gia hoạt động có công dân Liên bang Nga hiện đang sống và công tác tại Việt Nam, học sinh của Trường THPT thuộc Đại sứ quán Nga tại Việt Nam. Về phía Việt Nam có sự tham gia của thành viên Cơ quan cựu chiến binh thuộc Bộ Nội vụ Việt Nam và Hội Cựu chiến binh Hà Nội, thành viên Đoàn Thành niên Cộng sản Hồ Chí Minh, học sinh và sinh viên của trường đại học và THPT Việt Nam được học tiếng Nga.
Nhiều em nhỏ đến từ xứ sở Bạch Dương khoác lên mình những bộ quần áo của các chiến sĩ chiến đầu năm xưa. Trên ngực những người tham dự đeo dải băng chiến thắng (dải băng Georgi).
Nhiều cựu chiến binh tham gia vào cuộc chiến đấu giữ nước của dân tộc Việt Nam và những người từng học tập sinh sống tại Nga cùng hát vang những bài ca chiến thắng bằng tiếng Nga.
Các tiết mục văn nghệ của sinh viên Nga và Việt Nam, giáo viên và học sinh Trường THPT thuộc Đại sứ quán Nga tại Việt Nam, giảng viên và học viên của Học viện An ninh Nhân dân và Học viện Cảnh sát Nhân dân biểu diễn mang lại không khí hào hùng.
Nhiều hình ảnh về trận chiến Stalingrad và trận chiến Kursk được trưng bày trong khuôn khổ chương trình. Đây là năm thứ 73 nhân loại kỷ niệm ngày chiến thắng phát xít và kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.
Video đang HOT
Trên tay những người tham dự có hình ảnh về người lính tham gia những trận chiến này.
“Binh đoàn bất tử” là một sáng kiến xuất phát từ thành phố Tyumen (Nga) năm 2007, khi những người tham gia cuộc “diễu hành chiến thắng” mang theo hình ảnh người thân trong gia đình mình hy sinh trong chiến tranh vệ quốc 1941 – 1945.
Sáng kiến này tiếp tục lan rộng ra nhiều thành phố Nga và thế giới. Nhiều người tham gia lễ tưởng niệm, đoàn diễu hành với ảnh những người thân trong gia đình hy sinh trong chiến tranh Vệ quốc.
Nhiều em nhỏ nước Nga cũng tham gia chương trình, hát vang những bài hát nổi tiếng như “Ngày chiến thắng” của Kobzon Iosif. Bài hát này có những câu từ như “ngày chiến thắng có mùi thuốc súng”, “ngày chiến thắng với mái tóc điểm bạc hai bên thái dương” và “với mắt ta ngấn lệ”.
Nhiều cựu chiến binh Thủ đô tham gia và không quên ghi lại những hình ảnh chương trình.
Trong khuôn khổ lễ tưởng niệm còn diễn ra triển lãm ảnh nhân dịp 75 năm Hội nghị Teheran, chiến thắng trong trận chiến Stalingrad và trận chiến Kursk.
Theo Danviet
Những trận chiến trên bộ đẫm máu nhất thế kỷ 20
Hàng loạt trận chiến khốc liệt diễn ra trên bộ trong thế kỷ 20 với sức tàn phá nằm ngoài sức tưởng tượng của con người.
Lính Đức mở cuộc tấn công trong trận Verdun. Ảnh: Wikipedia.
Thế kỷ 20 chứng kiến nhiều trận đánh ác liệt được coi là ác mộng không bao giờ dứt với những người lính bộ binh trực tiếp tham chiến. Trong đó có những trận đánh đẫm máu, gây ra thương vong tới hàng trăm nghìn người cho cả hai phe, theo Business Insider.
Trận Verdun (1916)
Trận Verdun diễn ra từ ngày 21.2 đến 18.12.1916 giữa Pháp và Đế quốc Đức. Đây là trận chiến lớn nhất và kéo dài lâu nhất trong Thế chiến I ở Mặt trận phía Tây. Ban đầu, 30.000 quân Pháp giao tranh với 130.000 lính Đức ở đông bắc nước Pháp. Tuy nhiên, nhận thấy lực lượng quá mỏng, Pháp quyết định tăng quân số tham chiến lên 1,1 triệu binh sĩ, động thái khiến Đức triển khai thêm 1,25 triệu quân.
Thế chiến I là nơi công nghệ vượt mặt mọi chiến thuật và chiến lược. Cuộc chiến gần như không có hồi kết khi binh sĩ hai bên liên tục bị thảm sát bởi súng máy và pháo binh trong các cuộc giao tranh diễn ra hàng ngày.
Cuộc sống của những người lính cố thủ trong hệ thống hầm hào chằng chịt cũng không khá hơn. "Chỉ có thể dùng từ khủng khiếp để mô tả về Verdun, nơi rất nhiều người lính còn rất trẻ và đầy hy vọng phải ngã xuống, thi thể của họ đang phân hủy ở đâu đó trong các chiến hào, nấm mồ tập thể và nghĩa trang", một lính Đức viết trong bức thư gửi về gia đình.
Pháp cuối cùng cũng giành chiến thắng nhưng phải trả giá rất đắt khi mất 500.000 quân, trong khi tổn thất của Đức là hơn 400.000 người. Tổng cộng hai phe mất gần một triệu người trong trận đánh kéo dài 10 tháng này.
Trận bao vây Leningrad (1941-1944)
Trận đánh kéo dài 872 ngày này được coi là một trong những trận vây hãm kéo dài, có thương vong và mức hủy diệt lớn nhất lịch sử. Phát xít Đức huy động 725.000 quân bao vây Leningrad, trước khi bắt đầu chiến dịch oanh tạc và tấn công thành phố được bảo vệ bởi 930.000 lính Hồng quân Liên Xô.
Lính Hồng quân tổ chức phòng thủ ở ngoại ô Leningrad. Ảnh: Wikipedia.
Quân Đức không thể tiến công vào Leningrad mà chỉ có thể bao vây thành phố từ khu vực ngoại ô. Chiến thuật vây hãm này cắt đứt gần như toàn bộ nguồn cung cấp nhu yếu phẩm với cư dân trong thành phố, tuy nhiên Liên Xô vẫn có thể bổ sung binh sĩ và tiếp tế lương thực cho Leningrad thông qua hồ Ladoga.
Cả hai phe đều tổn thất nặng trong gần 900 ngày chiến đấu. Khi cuộc bao vây chấm dứt, khoảng 579.985 lính Đức bị tiêu diệt, trong khi Hồng quân Liên Xô tổn thất hơn một triệu binh sĩ, cùng hơn một triệu dân thường Leningrad thiệt mạng.
Trận Stalingrad (1942-1943)
Trận Stalingrad diễn ra từ ngày 23.8.1942 đến 2.2.1943. Đức triển khai 270.000 quân bao vây thành phố, nhưng sau đó tăng cường quân số lên hơn một triệu người. Về phía Liên Xô, từ 187.000 lính Hồng quân bảo vệ Stalingrad ban đầu, quân số đã tăng lên hơn 1,1 triệu quân ở thời điểm tiến hành phản công.
Giao tranh ác liệt diễn ra trên từng con phố và tòa nhà ở Stalingrad với sự khủng khiếp không thể diễn tả của những người lính tham chiến ở hai chiến tuyến. "Rác và phân người cùng những thứ khác chồng chất, cao ngang thắt lưng và bốc mùi không thể tưởng tượng nổi", thiếu tá Hồng quân Liên Xô Anatloy Zoldatov hồi tưởng lại.
Tổng cộng 734.000 lính Đức chết, bị thương và mất tích, trong khi Liên Xô có 478.741 người thiệt mạng và mất tích, cùng 650.878 người bị thương hoặc ốm bệnh trong trận đánh này.
Trận Berlin (1945)
Trận đánh diễn ra từ ngày 16.4 đến 2.5/.945. Đức chỉ có 766.750 lính phòng thủ trước cuộc tấn công của 2,5 triệu binh sĩ Hồng quân. Liên Xô giành chiến thắng quyết định, buộc Đức đầu hàng vô điều kiện vào ngày 7.5.1945.
Lính Hồng quân treo cờ sau chiến thắng tại Berlin. Ảnh: Wikipedia.
Cuộc chiến diễn ra rất ác liệt, trong đó nhiều người dân Berlin, gồm cả thiếu niên, bị ép phải tham gia bảo vệ thành phố. Tương tự trận Stalingrad, giao tranh diễn ra trên từng con phố và tòa nhà. Tuy nhiên, Đức lúc này đã kiệt quệ cả về nhân lực và vật lực sau nhiều năm chiến tranh, khiến Hồng quân Liên Xô chiếm được ưu thế và đè bẹp đối phương.
Tổng cộng có 92.000-100.000 quân Đức bị tiêu diệt, trong khi Liên Xô mất 81.116 binh sĩ trong trận đánh cuối cùng này.
Theo Duy Sơn (VnExpress)
Món quà đặc biệt dịp Tổng thống Putin đến Việt Nam tham dự APEC Trong những ngày này, nhân dân Việt Nam long trọng tổ chức kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại và sắp sửa chào đón Tổng thống Nga Putin đến Việt Nam dự Hội nghị Cấp cao APEC tại Đà Nẵng. Tuyển thơ "Đợi anh về" sẽ ra mắt ngày 3.11 tại Hà Nội. Cuộc cách mạng tháng Mười Nga...