Ảnh: Làng sản xuất lợn đất nhộn nhịp dịp Tết Kỷ Hợi 2019
Những ngày giáp Tết nguyên Đán Kỷ Hợi 2019, người dân ở làng gốm sứ Bát Tràng càng tất bật hơn bởi phải hoàn thành các đơn hàng phục vụ Tết.
Theo ghi nhận của chúng tôi, vào dịp cuối năm ở làng gốm sứ Bát Tràng (xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) nhiều cơ sở sản xuất lợn đất đang tích cực hoàn thiện các đơn hàng cho khách và phục vụ người dân mua sắm dịp cuối năm.
Chia sẻ với Dân Việt, bà Nguyễn Thị Mai Hương , cơ sở sản xuất Anh Hương (thôn 3, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, sang 2019 là năm Kỷ Hợi nên cơ sở nhận được rất nhiều đơn đặt hàng của khách.
Ngoài việc mua theo mẫu có sẵn thì rất nhiều đơn được đặt theo mẫu của khách hàng để làm quà tặng. Khi đó, trên con lợn đất sẽ in, vẽ những hoa văn, thông điệp của khách hàng.
“Bên cạnh các mặt hàng gốm sứ thông thường, chúng tôi cũng nhận được nhiều đơn đặt hàng đặc biệt như lợn đất dát vàng, sản xuất lợn đất cỡ lớn, hai người khiêng,…”, bà Hương cho hay.
Theo bà Hương, giá thành lợn đất năm nay không tăng so với mọi năm. Giá thành lợn đất cũng từ 30.000 đồng lên đến khoảng một triệu đồng tùy kích thước. Nhiều lợn đất đặc biệt được đặt dát vàng hay cỡ đại thì sẽ có những giá tiền cao hơn phụ thuộc vào kích cỡ và tỉ lệ dát vàng.
Dưới đây là một số hình ảnh về quy trình sản xuất lợn đất Bát Tràng:
Vào dịp cuối năm, nhu cầu mua lợn đất để bỏ tiền tiết kiệm tăng cao khiến những người làm nghề gốm sứ ở Bát Tràng cũng tất bật hơn. Để kịp phục vụ nhu cầu của khách hàng, cơ sở Anh Hương (Bát Tràng, Hà Nội) huy động gần 20 công nhân làm các công đoạn nhanh chóng để gửi hàng cho khách.
Một công nhân đang rỡ lợn đất ra khỏi khuôn đúc rồi xếp lên ván để phơi khô.
Video đang HOT
Nữ công nhân tạo khe nhét tiền trên lợn đất.
Xong các công đoạn, người công nhân sẽ đưa lợn vào ván gỗ rồi phơi lên giá để hong khô.
Khi lợn đất khô thì sẽ được chuyển lên bộ phận làm mịn. Những người công nhân sẽ dùng khăn để xoa lợn đất cho nhẵn, mịn.
Sau đó, lợn đất được chuyển ra phơi khô, khi đủ độ khô sẽ được chuyển vào đổ màu tùy theo mẫu cần sản xuất. Với những mẫu lợn có đủ màu sắc thì cần đổ màu trước rồi mới vẽ hoa văn, trang trí. Với những mẫu lợn màu trắng thì sẽ không đổ màu mà chỉ vẽ hoa văn trang trí rồi chuyển qua lò nung.
Những công nhân làm công việc kỹ thuật, ngồi vẽ mắt, mũi, mồm và hoa văn lên lợn đất. Những người này có thể vẽ theo mẫu sẵn có và vẽ theo mẫu của khách hàng.
Chị Thu, công nhân trang trí lợn đất cho biết, thời gian đầu chị không biết vẽ nhưng rồi cố gắng tập luyện và qua thời gian, chị vẽ tốt, vẽ được nhiều mẫu đẹp.
Hình ảnh những chú lợn đất đã được tranng trí hoàn thiện, đang chờ phơi khô để đưa lên lò nung.
Những mẫu lợn đất đã hoàn thiện được trưng bày ra bán và xếp ngăn nắp để giao cho khách hàng.
Theo Danviet
Lực lượng 363 trấn áp, ngăn ngừa tội phạm
Công an TP HCM khẳng định việc ra đời của lực lượng tuần tra kiểm soát hỗn hợp 363 đã phát huy hiệu quả, góp phần kéo giảm tội phạm, vi phạm pháp luật trên đường phố
Sáng 5-1, Công an TP HCM tổ chức buổi gặp gỡ báo chí để thông báo tình hình, kết quả công tác bảo đảm an ninh trật tự trong dịp Tết Kỷ Hợi 2019.
Tội phạm giảm thấy rõ
Tại buổi họp báo, Công an TP HCM đã thông tin nhiều nội dung, nhiệm vụ quan trọng, trong đó có việc thành lập lực lượng tuần tra kiểm soát hỗn hợp (gọi tắt là Tổ công tác 363) về trấn áp tội phạm, đang được người dân quan tâm.
Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Trưởng Phòng Tham mưu Công an TP HCM, cho biết chỉ sau 6 ngày triển khai, Tổ công tác 363 đã phát hiện, kiểm tra, bàn giao xử lý 18 vụ, 40 đối tượng nghi vấn, vi phạm pháp luật. Trong đó có 1 vụ cướp giật tài sản, 8 vụ tàng trữ vũ khí trái phép, 4 vụ liên quan đến hoạt động cho vay, 2 vụ gây rối trật tự công cộng, 1 vụ hủy hoại tài sản, 2 vụ nghi vấn tàng trữ trái phép chất ma túy. Ngoài ra, các Tổ công tác 363 đã phát hiện và xử lý 356 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Tổ công tác 363 tuần tra vào rạng sáng 3-1
Đại tá Quang đánh giá kết quả đạt được ban đầu của các Tổ công tác 363 cho thấy việc điều chỉnh, bố trí lực lượng tuần tra, kiểm soát hỗn hợp đã phát huy tính hiệu quả, không chỉ góp phần trong chủ động phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật trên đường phố, nơi công cộng mà còn có tác dụng răn đe, phòng ngừa tội phạm nói chung.
Nói thêm về Tổ công tác 363, Trung tướng Lê Đông Phong, Giám đốc Công an TP HCM, cho biết TP HCM từng có nhiều mô hình tuần tra khác nhau nhưng chưa đặt tên gọi. Trên cơ sở rút kinh nghiệm những mô hình tuần tra trước đây nên Công an TP cho ra đời Tổ công tác 363. Tổ công tác 363 gồm ba đơn vị: cảnh sát hình sự, cảnh sát cơ động và cảnh sát giao thông (CSGT) phối hợp triển khai giữa cấp thành phố và cấp quận, huyện. "Tổ công tác 363 không chỉ tuần tra công khai mà linh hoạt với nhiều phương thức khác nhau để phát huy hiệu quả, giải quyết, ngăn ngừa, giảm bớt tội phạm" - Trung tướng Phong nhấn mạnh.
Đánh giá tình hình tội phạm trên địa bàn TP HCM, Giám đốc Công an TP cho rằng đây là năm thứ 4 liên tiếp TP kéo giảm được tội phạm. Tuy nhiên, hoạt động của tội phạm hình sự vẫn diễn biến phức tạp, tội phạm hình sự được kiềm chế, kéo giảm nhưng chưa vững chắc, tính chất, cường độ bạo lực gia tăng. Người phạm tội có độ tuổi ngày càng trẻ (riêng đối tượng cướp giật dưới 18 tuổi chiếm 13,45%); đối tượng sử dụng ma túy tăng; các đối tượng hình thành các băng nhóm và sẵn sàng tham gia các xung đột, gây ra nhiều vụ bạo lực tập thể dã man; tội phạm chuyển hóa rất nhanh từ ít nghiêm trọng sang đặc biệt nghiêm trọng...
"Cái gốc vấn đề vẫn là kinh tế - xã hội, giáo dục... chứ không phải năm nay giải quyết bao nhiêu vụ, năm sau bao nhiêu vụ vì đó chỉ là con số thống kê. Để kéo giảm tội phạm một cách bền vững đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của tất cả các ban ngành và toàn xã hội" - ông Lê Đông Phong nói thêm.
Siết chặt doanh nghiệp vận tải
Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc Công an TP HCM, nhìn nhận tình trạng xe container, xe tải gây tai nạn đang là mối nguy hại cho người dân TP. Theo Thiếu tướng Minh, TP HCM là địa phương phát triển về cảng biển nội địa, kim ngạch chiếm 50% của cả nước. Trong nội thành, ngoài nhu cầu xây dựng còn có nhiều cơ sở kinh doanh, gia công cần số lượng nguyên vật liệu lớn nên việc phát triển các loại hình phương tiện như container, xe tải... là tất yếu. "Nói vậy để thấy rằng, nếu siết thì doanh nghiệp (DN) kinh doanh vận tải sẽ gặp khó khăn, buông lỏng thì dễ xảy ra tai nạn giao thông (TNGT). Đây là mối nguy hiểm đã được cảnh báo nhưng cần thời gian rất dài để giải quyết dứt điểm" - ông Minh nói.
Thiếu tướng Minh khẳng định để xảy ra tai nạn lỗi lớn thuộc về các chủ DN vì họ ép tài xế chạy nhanh, chở quá tải... Thậm chí, một số chủ xe dù biết tài xế tay nghề còn yếu, nghiện ma túy nhưng vẫn đồng ý chấp nhận, giao xe cho họ chạy. Ngoài ra còn có một số đối tượng ở nước ngoài cấu kết với các tài xế là những người nghiện rồi trà trộn gây rối, phá hoại. Thiếu tướng Minh lấy ví dụ thời gian qua một số đối tượng kích động chạy xe container, xe tải vào cảng Cát Lái rồi bỏ xe lại hiện trường đi ngủ gây kẹt xe, nguy hiểm cho người đi đường. "Theo tôi, TP nên siết chặt các chủ DN kinh doanh vận tải để kiểm soát và giảm thiểu TNGT. Công an TP mong muốn trong quá trình sửa đổi pháp luật liên quan sắp tới đây, sẽ quy định về hình thức xử lý đối với chủ DN, tài xế vi phạm để hạn chế thấp nhất TNGT. Hiện nay, các trường hợp chở quá tải, bị ép chạy với tốc độ cao... luật quy định chưa đủ sức răn đe" - Thiếu tướng Minh kiến nghị.
Thống kê từ Công an TP cho thấy trong năm 2018, trên địa bàn TP ghi nhận xảy ra 754 vụ TNGT đường bộ (giảm 28 vụ), làm chết 702 người, bị thương nặng 198 người; 2.889 vụ va chạm giao thông, làm bị thương nhẹ 2.319 người... Ngoài ra, còn xảy ra một số vụ tai nạn đường thủy nội địa khiến 2 người tử vong, 1 người bị thương.
"Hiệp sĩ" đường phố chưa có tên gọi
Thiếu tướng Phan Anh Minh khẳng định cho đến bây giờ Công an TP vẫn chưa trả lời được câu hỏi vì sao không thành lập đội "hiệp sĩ đường phố" mà dư luận quan tâm. Theo ông Minh, các nhóm "hiệp sĩ" hiện nay hoạt động nhưng không được trang bị kiến thức, không hiểu biết pháp luật, ứng xử không tốt gây hiểu lầm và nguy hiểm cho người khác. Đó là chưa kể một số vụ bắt không đúng người, có vụ bắt đúng nhưng không có khả năng ứng phó nên nguy hiểm đến bản thân. "Họ cần được xem như một mô hình dịch vụ bảo vệ phi lợi nhuận, trên cơ sở đó được huấn luyện về nghiệp vụ, pháp lý để hoạt động. Còn hiện giờ vẫn chưa có quyết định chính thức nào nên họ vẫn hoạt động, bắt cướp bình thường" - Thiếu tướng Minh nêu quan điểm.
Lừa đảo mua nhà chung cư phức tạp
Đây là hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang có chiều hướng gia tăng mà lãnh đạo Công an TP HCM khẳng định cũng sẽ tập trung đấu tranh, ngăn chặn.
Thiếu tướng Phan Anh Minh cho biết một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay là người mua chung cư vẫn nhẹ dạ cả tin, dễ dàng bị lừa đảo. Trong đó, có trường hợp đầu tư căn hộ chung cư nhưng đánh tráo rồi bán lại cho nhiều người. Ông Minh còn dẫn chứng thêm trong vụ việc hàng chục người cầm hung khí đuổi chém nhau ở quận Bình Thạnh mới đây, nguyên nhân cũng vì bị lừa mua căn hộ chung cư. "Mỗi năm, Công an TP HCM tiếp nhận rất nhiều hồ sơ về các vụ tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản kiểu này. Lỗi một phần cũng do người dân, báo chí phản ánh nhiều nhưng họ vẫn nhẹ dạ cả tin rồi sập bẫy" - ông Minh nói.
Bài và ảnh: SỸ HƯNG
Theo nld.com.vn
Vựa cá đồng mùa Tết, kẻ cười, người lo Còn khoảng 1 tháng nữa mới đến Tết Kỷ Hợi 2019, nhưng những ngày này, nông dân khu vực Đồng Tháp Mười (tỉnh Long An) đã tất bật với vụ cá đồng mùa Tết. Tết năm nay, giá cá tươi không tăng khiến nông dân nuôi cá lo Tết kém vui. Tại xã Mỹ Lạc (huyện Thủ Thừa) - nơi trước đây chuyên...