Anh lần đầu công bố chiến lược an ninh hàng hải
Theo phóng viên TTXVN tại London, ngày 14/5, Chính phủ Anh lần đầu tiên đã công bố chiến lược quốc gia về an ninh hàng hải do 4 bộ: Quốc phòng, Ngoại giao, Nội vụ và Giao thông cùng soạn thảo. Chiến lược này nhằm mục tiêu chủ yếu là đảm bảo an toàn và an ninh hàng hải cho nước Anh trên phạm vi toàn cầu trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều thách thức.
Hiện ngành hàng hải đóng góp trực tiếp khoảng 13,8 tỷ bảng cho nền kinh tế Anh, và gián tiếp là 17,9 tỷ bảng. Trên cơ sở những lợi thế từ biển, Anh xác định hàng hải là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn trong nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững. Vì vậy, biển không chỉ mang lại sự thịnh vượng mà cả an ninh, an toàn cho nước Anh. Tuy nhiên, xu thế toàn cầu hóa cùng với cuộc chiến cạnh tranh tài nguyên, dân số tăng và hiện tượng biến đổi khí hậu đã đặt ra nhiều thách thức đối với hàng hải.
Trước tình hình đó, chiến lược mới của Anh đề ra cách thức sử dụng các nguồn lực quốc gia trong việc xác định, đánh giá và xử lý những thách thức về an ninh hàng hải. Chiến lược nhấn mạnh đến 5 mục tiêu ưu tiên chủ yếu, đó là thúc đẩy một môi trường an toàn cho hàng hải quốc tế với việc thực thi các luật lệ quốc tế về hàng hải và biển; giúp các nước khác tăng cường an ninh hàng hải; bảo vệ nước Anh và các lãnh thổ hải ngoại, trong đó có người dân và nền kinh tế, bằng cách hỗ trợ cho việc đảm bảo an ninh, an toàn tại các bến cảng, cơ sở ở ngoài khơi, và cả tàu chở khách, tàu hàng; đảm bảo an ninh tại các tuyến hàng hải có vai trò sống còn đối với hoạt động thương mại và năng lượng trên toàn thế giới; bảo vệ người dân và tài nguyên của nước Anh và các lãnh thổ hải ngoại, ngăn chặn những hoạt động nguy hiểm và bất hợp pháp, trong đó có khủng bố và tội phạm có tổ chức.
Video đang HOT
Để hoàn thành những mục tiêu này, Anh đề ra nhiều giải pháp tăng cường hợp tác với đồng minh và các nước khác trên toàn thế giới. Các giải pháp trong khuôn khổ chiến lược này sẽ được áp dụng theo mô hình: tăng cường nhận thức về vai trò của an ninh hàng hải – gia tăng áp lực để tuân thủ luật quốc tế về hàng hải – chủ động ngăn chặn – bảo vệ – phản ứng bằng mọi nguồn lực có thể.
Trong chiến lược này, Chính phủ Anh bày tỏ mối quan ngại về tình trạng căng thẳng leo thang ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Nước Anh có những lợi ích quan trọng về kinh tế và chính trị ở châu Á – Thái Bình Dương, được thể hiện bằng nỗ lực tăng cường quan hệ ngoại giao với khu vực này thời gian qua. Theo Anh, các nước khu vực cần giải quyết tranh chấp biển bằng biện pháp hòa bình, trong khuôn khổ luật pháp, trong khi vẫn phải đảm bảo và thúc đẩy tự do hàng hải, tự do thương mại.
Theo TTXVN/Tin tức
34 ngàn tỉ đồng: Chắc thì hãy nói!
Nghị trường ngày 14.4. Người đầu tiên đặt câu hỏi, có lẽ tình cờ, là Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH Trương Thị Mai. Câu hỏi đầu tiên, hoàn toàn không tình cờ, là về vấn đề nguồn lực cho việc thay SGK bậc phổ thông: "Nguồn lực ra sao? Nhà nước bao nhiêu? Xã hội bao nhiêu?".
Bộ trưởng Bộ GD và ĐT Phạm Vũ Luận (trái) và Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển
Thứ trưởng Bộ GD và ĐT Nguyễn Vinh Hiển sau đó giải trình với một con số chính xác "34.725 tỉ đồng". Ông Hiển còn cẩn thận thòng thêm rằng "Chưa kể đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu".
Sau khi con số to đùng này được công bố trước nghị trường, thậm chí, Chủ nhiệm Ủy ban KHCN và MT của QH Phan Xuân Dũng đã "quy đổi" giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo số tiền này, tương đương 1,7 tỉ USD, và là số tiền "ngoài những gì đang chi hiện nay là 20% ngân sách cho giáo dục". Còn Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý thì bình luận đại ý: Gần 2 tỉ USD không phải là chuyện nhỏ.
Hôm ấy, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, tư lệnh ngành giáo dục, kiến trúc sư của "trận đánh lớn" không có mặt trong buổi giải trình vì bận "đi công tác nước ngoài", và phải nhắc lại đến từng số lẻ của món tiền cũng như ý kiến của các vị ĐBQH để khẳng định Đề án đổi mới SGK được trình trước nghị trường không phải là chuyện nói chơi, hay "bảo vệ thử", theo cách mà sau đó Bộ GD ĐT đã thanh minh. Nói nhẹ nhàng thì đây là một sự cố đáng tiếc.
Không biết các vị ĐBQH cảm thấy bị "hớ" ra sao, không biết nhân dân cảm thấy ngỡ ngàng thế nào khi trong chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời chỉ ngay sau đó, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận bảo rằng "Nếu cần phải có đến 34.000 tỉ đồng chỉ để biên soạn chương trình SGK mới thì tôi cũng không đồng tình, cũng thấy là lãng phí, phi lý. Tuy nhiên, cần phải nói rõ con số 34.000 tỉ đồng không có trong tờ trình và những hồ sơ liên quan mà Chính phủ gửi lên Ủy ban TVQH".
Còn con số hơn 34.000 tỉ đồng, Bộ trưởng giải thích "là tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của nhiều nhóm chuyên gia khác nhau. Trong số 34.000 tỉ đồng này, các nhóm chuyên gia đề xuất không chỉ biên soạn SGK, mà còn bao gồm cả đào tạo đội ngũ giáo viên, mua sắm trang thiết bị và nhiều công việc khác. Riêng về biên soạn chương trình SGK, nhóm chuyên gia đề xuất trên 100 tỉ đồng".
Thôi xin không bàn đến việc 34.000 tỉ hay 100 tỉ đồng cho SGK nói riêng và "trận đánh lớn" nói chung là nhiều hay ít, là thiết thực hay không với một đề án đến lúc trình ra nghị trường mà Chủ tịch Hội đồng Dân tộc vẫn bâng khuâng tự hỏi "Cái mới là cái gì. Đột phá là cái gì?", với một cảm giác không chỉ của riêng ông Phước là "chỉ thấy hoang mang".
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là lòng tin và trách nhiệm từ sự cố đáng tiếc trên. Dư luận tất nhiên có quyền đặt câu hỏi: Có thể tin vào một đề án trình trước nghị trường mà ngay người trình còn chưa thật rõ là cần bao nhiêu tiền, ở đâu ra? Vì thế, trước một "trận đánh lớn", ngành giáo dục cần một sự chuẩn bị và tập dượt thật sự nghiêm túc.
Theo LĐO
Huy động nguồn lực để khắc phục hậu quả bom mìn Ngày 14-3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Nhà nước về Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tổ chức Hội nghị đối tác phát triển khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về Chương trình hành động quốc gia khắc phục...