Anh làm thức tỉnh suy nghĩ trong tôi
Niềm hạnh phúc lớn lao anh mang đến thực sự làm thức tỉnh suy nghĩ trong tôi.
Tôi là một đứa con gái sống thực tế, nếu ai tiếp xúc đều cho rằng tôi sống quá thực dụng, bất kể cái gì cũng quy ra tiền bạc. Tôi không lãng mạn và không thích thú với những món quà ngày lễ này lễ nọ. Trong suy nghĩ cá nhân của mình, tôi cho rằng quà cáp chỉ là hình thức đưa đẩy, cho nhận theo kiểu “mang nợ”. Khi xã hội bình quyền, nam nữ bình đẳng, những ngày như 8/3 hay 20/10 không còn ý nghĩa lớn lao. Thực chất, nó rầm rộ theo kiểu phong trào “người ta có thì mình cũng phải có”, đây là cái cớ để giới trẻ, thanh niên yêu đương, bồ bịch hẹn hò, tán tỉnh nhau. Hay chăng, ở những chốn công sở, họ tổ chức cho có hình thức với những màn tung hô sáo rỗng. Nhiều người lạm dụng ngày lễ để nịnh bợ cấp trên, biến nó thành một ngày không ý nghĩa mà lại tốn kém.
Đến khi lập gia đình, những tác động từ cuộc sống mới, từ những người thân yêu đã làm thay đổi hoàn toàn lối suy nghĩ cục bộ. Vào những ngày như 8/3 hay 20/10, bên cạnh các món quà biểu trưng như hoa hồng, trang sức, bữa cơm tối ấm cúng…những người phụ nữ trong gia đình như tôi ưu ái nhận được sự quan tâm khá đặc biệt từ nửa còn lại của mình. Trong suốt tuần lễ trước đó, những người đàn ông thay nhau gánh vác công việc dọn dẹp, kiêm cả chuyện đi chợ, nấu ăn và giặt giũ. Phái nữ chúng tôi được cưng phụng, chiều chuộng không khác gì những bà hoàng.
Chồng tôi từng nói, đây vốn là truyền thống của gia đình từ trước đến nay. Thay lời cảm ơn suông bằng khẩu ngữ, những người đàn ông muốn hành động thực tế để trả nghĩa cho người phụ nữ của mình. Dù chỉ là vài ngày ngắn ngủi làm những công việc không dành cho đàn ông, họ không quản ngại, chú tâm làm muốn nhận được nụ cười hạnh phúc và mãn nguyện của người vợ, người mẹ.
Tôi đã có được món quà tuyệt diệu, chính là anh (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Tính đến thời điểm này, tôi đã lấy anh được hai năm và hưởng trọn vẹn 2 ngày lễ 8/3 đặc biệt. Trong năm đầu tiên khi chưa vướng chuyện con cái, anh dành cho tôi món quà là chuyến du lịch Đà Nẵng hai ngày. Bỏ lại những bộn bề của công việc cơ quan và những lo lắng miếng cơm, hai vợ chồng hưởng trọn ngày lễ như một kỳ nghỉ trăng mật thứ hai. Anh khiến tôi hạnh phúc cả chuyện chăn gối và lưu giữ những kỷ niệm đẹp của chuyến đi. Nhờ chuyến đi đó, tôi và anh đơm thêm một mầm sống mới. Hạnh phúc chất chồng hạnh phúc.
Năm nay, gia đình thêm một cô công chúa, anh lại tất bật hơn với công việc của một phụ nam. Anh như một bảo mẫu thực thụ trong ngày 8/3. Nhìn anh tất tả ẵm con, thay bỉm và tôi mỉm cười hạnh phúc, thầm cảm ơn mọi thứ đến với tôi như một điều huyền diệu. Nhận được niềm vui bất ngờ từ những người đàn ông thương yêu của mình, hạnh phúc với thiên chức làm mẹ, bất giác cái suy nghĩ cổ súy ngớ ngẩn coi thường phụ nữ của tôi đã tan mất hoàn toàn. Nghĩ lại, trước đây, khi còn sống phách lối, vì sự ích kỷ của bản thân, tôi chưa bao giờ báo hiếu trọn vẹn cho người phụ nữ – người sinh thành hi sinh cả đời cho mình.
Điều may mắn hơn cả, tôi đã có được món quà tuyệt diệu, chính là anh. Bao năm qua, anh không thèm chấp nhặt suy nghĩ độc đoán của tôi, lặng lẽ gói ghém những món quà thật đẹp gửi tặng cho mẹ vợ và không quên nhắn lại là quà tôi gửi.
Nghĩ cho cùng, từ rất lâu nay tôi đã không nhận ra giá trị thực sự của bản thân mình, vị trí không thể thay thế trong cuộc sống của người phụ nữ. Chỉ đến bây giờ, niềm hạnh phúc lớn lao anh mang đến thực sự làm thức tỉnh suy nghĩ trong tôi.
Theo VNE
Ứng xử với hàng xóm vô ý
Hàng xóm nhà tôi chẳng hiểu sao hay làm những chuyện nhỏ nhặt mà gây bực tức lớn.
Chẳng hạn như họ đem bỏ bịch rác ngay trước cửa nhà tôi, đưa chó tè bậy khắp nơi, đang yên tĩnh thì bật nhạc nhảy, Tết vừa rồi thì bật Ai khổ vì ai cho hàng xóm nghe cùng. Nhắc nhở mấy lần vẫn vậy. Tôi phải làm sao với hàng xóm như vậy bây giờ?
Có lẽ bạn là người không may mắn khi ở ngay bên cạnh một hàng xóm "vô ý" và "bất cần" như thế. Nhưng bạn cũng nên cảm ơn họ, bởi nếu bạn bước qua được sự khó chịu trước những hành động của họ, bạn còn có thể điều tiết cuộc sống của mình tốt hơn. Với những "chuyện nhỏ" họ gây ra cho bạn, bạn đừng mua bực tức vào mình, rồi căng thẳng với hàng xóm và một loạt những bất lợi cho gia đình bạn sẽ lũ lượt kéo đến. Tốt nhất trong hoàn cảnh này, bạn nên giữ thái độ bình tĩnh để xử lý và hãy nhớ câu: "Bán anh em xa, mua láng giềng gần". Biết đâu, những người hàng xóm đó, một ngày đẹp trời lại trở thành bạn tốt của gia đình bạn thì sao.
Chuyện của bạn khá giống với trường hợp anh bạn tôi gần đây. Anh mới chuyển nhà từ Hà Nội vào Sài Gòn. Trước đây, bạn tôi chưa mua thì nhà kia không có người ở nên chị hàng xóm đối diện vẫn thường để rác trên vỉa hè nhà vắng chủ đó, thi thoảng còn ném từ lầu 2 xuống. Trẻ con nhà chị này thậm chí còn thoải mái tiểu tiện ngay cửa nhà vắng chủ ấy. Giờ chủ mới mua nhà là bạn tôi đã dọn về ở, song những thói quen của gia đình chị hàng xóm vẫn không thay đổi. Thậm chí, họ vẫn quen với việc nhậu nhẹt hát hò giữa khuya... Bạn tôi chọn giải pháp chịu đựng một thời gian đầu, tự nhấc bịch rác của họ về đúng chỗ, tự quét dọn phía trước hiên nhà vài lần. Có lần đang quét dọn, chị hàng xóm đi đâu về thấy vậy, bạn tôi chào hỏi, nói chuyện như bình thường. Chị hàng xóm có lẽ cũng thấy ngại và đã biết ý hơn về sau.
Trở về với câu chuyện của bạn. Nói đi thì cũng nên nói lại. Bạn có sở thích đọc truyện, xem tivi, ăn uống điềm tĩnh, còn người hàng xóm lại thích nghe nhạc Rap, thích tụ tập ăn uống nhộn nhịp nhưng họ nào đâu biết bạn khó chịu với điều đó. Trong tình huống của bạn, chỉ cần khéo léo như anh bạn của tôi kèm thêm vài động thái lịch sự để giao tiếp với hàng xóm thì mọi chuyện sẽ được hòa giải sớm.
Thì tôi cũng nhắc nhở đàng hoàng và nói chuyện lịch sự rồi nhưng họ không tiếp thu cho lắm. Nhiều lần họ cứ cãi, rồi nóng nảy lên và nói tôi là nhỏ nhặt, là hàng xóm mới về mà không biết điều, chẳng nể nang gì ai?
Hàng xóm mới về mà không biết điều, chẳng nể nang gì ai? (Ảnh minh họa)
Thực sự, nói với nhau cũng không dễ chút nào. Nhiều người khá bảo thủ luôn cho mình đúng, hoặc tự ái cá nhân, nên tỏ ra khó chịu khi bị góp ý và vì thế cứ tiếp tục làm điều mình thích, bất chấp hàng xóm phiền lòng. Tâm lý của nhiều người sống lâu năm ở các nơi hay có chuyện đó: họ nghĩ mình cần phải được hàng xóm mới nể trọng nên khi không cảm nhận được điều đó, họ bực tức và cố tình gây chuyện. Nhiều người lại cho mình cái quyền là bề trên của khu phố, nên có những đặc quyền lớn hơn người mới về đối với những khu vực công như vỉa hè, sân chơi hay chỗ để rác.
Trong trường hợp như vậy, bạn có thể chưa vội nhắc nhở họ, mà hãy đợi có dịp thuận tiện, qua nhà chơi với chút trái cây hay món quà quê nho nhỏ, ngồi nói chuyện vui vẻ chút xíu, rồi tiện mồm nhờ anh chị hàng xóm ấy giảm bớt chút âm lượng để con mình học bài, hay đặt rác dịch về chút xíu để bên mình cũng có chỗ bỏ rác...
Nếu hành vi của hàng xóm mãi không sửa và ảnh hưởng chung tới khu phố, bạn có thể nói chuyện với các hàng xóm khác cũng bị ảnh hưởng như bạn. Rồi trong dịp họp xóm chính thức hoặc không chính thức nào đó, cử một người có uy tín nói nhẹ vài câu trong sự ủng hộ chung của những "người bị hại". Có thể tình hình sẽ khá hơn.
Ở nhiều nơi, mỗi khi có người chuyển tới ngôi nhà mới, họ vẫn thường tổ chức một bữa tiệc nhỏ rồi mời hàng xóm, ít nhất là vài nhà sát cạnh mình, sang ăn uống, nói chuyện và giao hảo. Lời chào cao hơn mâm cỗ, khi những lời chào hỏi và chuyện trò thân mật khởi đầu đã được đưa ra, hàng xóm của họ rõ ràng có giảm bớt khoảng cách, bớt đối xử xấu với hàng xóm mới. Và nếu vẫn còn có lúc hàng xóm cũ làm gì đó ảnh hưởng tới người mới, thì nhờ đã có giao hảo trước chút ít nên việc người mới nhắc nhở cũng sẽ dễ được người cũ chấp nhận hơn.
Cuối cùng bạn nên nhớ, hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau, cùng hít chung bầu không khí của khối phố, vậy tại sao lại không đoàn kết và chia sẻ với nhau? Những cuộc giao tiếp qua lại vào những thời gian rảnh giúp bạn và hàng xóm thắt chặt quan hệ hơn.
Theo VNE
"Mẹ đã nâng con dậy"... Với tôi, mẹ là nguồn yêu thương dạt dào nhất! Thuở thiếu thời, những bài học đầu tiên cô dạy đã là hiếu thảo với cha mẹ. Và quả thực chỉ mới thế thôi, vì còn nhỏ dại lắm những suy nghĩ về "công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy". Còn giờ đây, khi nhận ra mọi sức mạnh trên đời đều bắt nguồn...