Anh lại ‘chọc giận’ Trung Quốc khi kêu gọi đảm bảo nhân quyền tại Hồng Kông
Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab đã kêu gọi Bắc Kinh đảm bảo quyền tự do ngôn luận và tư pháp độc lập của Hồng Kông trong lễ kỷ niệm 35 năm Tuyên bố chung Trung – Anh.
Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab – Ảnh: Internet
Phát ngôn của ông Dominic Raab đã tái khẳng định quan điểm của Anh về việc tuyên bố bàn giao thuộc địa cũ sang Trung Quốc vào năm 1997 – một hiệp ước quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý vẫn còn hiệu lực tới ngày nay, kể từ khi đăng ký với Liên Hợp Quốc năm 1985.
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã phớt lờ điều này và khẳng định tuyên bố chung giữa hai bên không còn hiệu lực kể từ khi Hồng Kông thuộc về Trung Quốc. Thật trùng hợp, tuyên bố của ông Raab cũng đến một ngày trước lễ kỷ niệm 20 năm Bồ Đào Nha bàn giao Macau từ năm 1999.
“Các chủ trương của Trung Quốc, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tư pháp độc lập và pháp quyền là điều cần thiết cho sự thịnh vượng và cách sống của Hồng Kông. Đặc khu này đang trải qua thời kỳ hỗn loạn lớn nhất kể từ khi bàn giao cho Trung Quốc. Với tư cách là người đồng ký kết tuyên bố chung, Vương quốc Anh thực hiện nghiêm túc các cam kết này và hỗ trợ việc thực hiện chúng thông qua nguyên tắc “Một quốc gia, hai chế độ”, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab nói.
Hồng Kông đã bị nhấn chìm trong các cuộc biểu tình chống chính quyền kể từ tháng 6, khi Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) cố gắng đưa ra dự luật dẫn độ gây tranh cãi cho phép đưa nghi phạm sang Trung Quốc đại lục. Chính quyền đặc khu đã rút dự luật hồi tháng 9, song nhượng bộ này dường như vẫn chưa đủ để xoa dịu được làn sóng tức giận của người biểu tình khi họ vẫn xuống đường kêu gọi ủng hộ dân chủ và yêu cầu chính quyền đáp ứng các nguyện vọng của người dân.
Theo ông Raab, cách duy nhất để đảm bảo sự thành công và ổn định trong tương lai của Hồng Kông là việc tôn trọng các cam kết chung giữa hai bên cũng như đảm bảo tự do ngôn luận và giải quyết các mối quan tâm chính đáng của người dân Hồng Kông thông qua các cuộc đối thoại mang tính xây dựng và có ý nghĩa.
Phía Trung Quốc hiện chưa phản hồi chính thức các bình luận của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Anh.
Video đang HOT
Trong những nhận xét trước đó về tuyên bố chung, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đã chỉ trích Anh khi cựu Thủ tướng Theresa May tuyên bố sẽ viện dẫn tài liệu để tiếp tục đề cập về tình hình tại Hồng Kông. “Chúng tôi muốn nhắc lại một lần nữa rằng, kể từ ngày 1 tháng 7 năm 1997, Vương quốc Anh không có bất kỳ quyền gì liên quan đến Hồng Kông. Chúng tôi hy vọng Vương quốc Anh sẽ tỉnh táo lại”, ông Lục nhấn mạnh.
Được biết, tuyên bố chung Trung – Anh được ký kết giữa bởi Thủ tướng Trung Quốc Triệu Tử Dương và Thủ tướng Anh Margaret Thatcher vào ngày 19.12.1984 tại Bắc Kinh. Bản tuyên bố quyết định vấn đề chủ quyền và thỏa thuận quản lý đối với Hồng Kông sau ngày 1.7.1997, khi thời hạn thuê Tân Giới kết thúc theo Công ước mở rộng lãnh thổ Hồng Kông.
Tuyên bố có bắt đầu có hiệu lực sau khi trao đổi các văn kiện phê chuẩn vào ngày 27.5.1985, được chính phủ Trung Quốc và Anh đăng ký với Liên Hợp Quốc cũng trong năm đó.
Trong Bản tuyên bố chung, chính phủ Trung Quốc tuyên bố đã quyết định tiếp quản quyền chủ quyền đối với Hồng Kông (bao gồm đảo Hồng Kông, Cửu Long và Tân Giới) kể từ ngày 1.7.1997, và chính phủ Anh tuyên bố sẽ trao Hồng Kông cho Trung Quốc kể từ ngày 1.7.1997. Chính phủ Trung Quốc cũng tuyên bố những chính sách cơ bản đối với Hồng Kông trong bản tuyên bố.
Theo nguyên tắc “Một quốc gia, hai chế độ” mà hai nước đã đồng ý, hệ thống xã hội chủ nghĩa của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sẽ không được thực hiện ở đặc khu hành chính Hồng Kông; hệ thống tư bản và lối sống trước đó của Hồng Kông sẽ không thay đổi trong khoảng thời gian 50 năm cho đến năm 2047. Tuyên bố chung quy định rằng các chính sách cơ bản này phải được quy định trong Luật Cơ bản Hồng Kông.
Hoàng Vũ (theo SCMP)
Theo motthegioi.vn
Ngoại trưởng Anh tin tưởng EU sẽ nhượng bộ để đạt thỏa thuận
Ngoại trưởng Anh sự tự tin về khả năng nhà lãnh đạo Anh sẽ có được sự nhượng bộ từ phía EU và sẽ đạt được một thỏa thuận Brexit mới trước thời hạn chót 31/10 - thời điểm Anh rời EU.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 16/9, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab đã bày tỏ tin tưởng Thủ tướng Boris Johnson và Liên minh châu Âu (EU) sẽ thể hiện quan điểm "thực tế và linh hoạt" nhằm đạt được thỏa thuận về việc Anh rời khỏi EU, còn gọi là Brexit.
Tuyên bố của ông Raab cũng bác bỏ những thông tin cho rằng Thủ tướng Johnson có thể chấp thuận việc gia hạn giai đoạn chuyển tiếp.
Trao đổi với hãng tin BBC trước thềm cuộc gặp giữa Thủ tướng Johnson và các lãnh đạo EU ở Luxembourg, Ngoại trưởng Raab đã thể hiện sự tự tin về khả năng nhà lãnh đạo Anh sẽ có được sự nhượng bộ từ phía EU và sẽ đạt được một thỏa thuận Brexit mới trước thời hạn chót 31/10 - thời điểm Anh rời EU.
Ông Raab cho biết Anh đã vạch ra chiến lược cho một sự ra đi "êm thấm," đồng thời tin rằng EU sẽ sớm nhượng bộ và chấp nhận một thỏa thuận với Thủ tướng Johnson.
Ngoại trưởng Raab cũng nhận định hiện các cuộc đàm phán về thỏa thuận "ly hôn" đang ở thời điểm then chốt khi các nét chính của một thỏa thuận hiện rất rõ ràng.
Ông nhắc lại lập trường của Anh về việc muốn loại điều khoản "chốt chặn", vốn được coi là trở ngại chính để EU và Anh có thể đạt được thỏa thuận Brexit.
Điều khoản này, được liệt kê trong thỏa thuận mà EU và cựu Thủ tướng Anh Theresa May nhất trí hồi tháng 11/2018, nhằm đảm bảo không có sự kiểm soát hành chính hay hải quan nào tại biên giới giữa vùng Bắc Ireland thuộc Anh và nước thành viên EU là CH Ireland thời hậu Brexit.
Quan chức này cũng nhấn mạnh Anh hy vọng sẽ đạt được một thỏa thuận tại Hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra vào ngày 17-18/10 tới, nếu không Anh vẫn sẽ rời khỏi EU vào ngày 31/10 theo đúng kế hoạch.
Lãnh đạo đảng Brexit, Nigel Farage. (Ảnh: THX/TTXVN)
Trong khi đó, cùng ngày, lãnh đạo Đảng Brexit, Nigel Farage lại dự đoán Anh sẽ lại hoãn việc rời khỏi EU bởi nỗ lực của Thủ tướng Johnson đạt được một thỏa thuận vào phút chót với Brussels sẽ bị Quốc hội bác bỏ.
Trao đổi với hãng tin Reuters, ông Farage cho rằng kế hoạch ra đi của Anh vào ngày 31/10 vẫn còn mơ hồ khi giới tinh hoa chính trị tại London đang "móc nối" với EU để "phản bội" lại kết quả trưng cầu ý dân hồi năm 2016 khi Anh bỏ phiếu rời khỏi liên minh này.
Ông Farage cũng cảnh báo kể cả khi Thủ tướng Johnson có được một số nhượng bộ từ EU tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới, song thỏa thuận mà nhà lãnh đạo Anh đạt được sẽ khó được Quốc hội thông qua.
Do đó, Anh vẫn sẽ không rời khỏi EU vào ngày 31/10 và đất nước sẽ rơi vào tình huống bất định khi không thể biết liệu sẽ có một cuộc trưng cầu ý dân lần hai hay một cuộc tổng tuyển cử hay không.
Hiện Thủ tướng Johnson đang thúc đẩy cam kết Brexit diễn ra đúng thời hạn ngày 31/10 tới bất kể có hay không có thỏa thuận, tuy nhiên những nỗ lực của ông đang gặp nhiều trở ngại khi không nhận được sự đồng thuận của Quốc hội Anh.
Đề xuất tổ chức bầu cử sớm trước hạn chót Brexit cũng bị Quốc hội bác bỏ trong cả 2 cuộc bỏ phiếu gần đây.
Mới đây nhất, ông Johnson lại vấp thêm một trở ngại pháp lý khác khi Tòa án Scotland tuyên bố quyết định của chính phủ đình chỉ lịch làm việc của Quốc hội Anh tới ngày 14/10 là vi phạm luật pháp.
Dù London khẳng định sẽ khiếu nại phán quyết này lên tòa án tối cao, nhưng diễn biến mới khiến các phe kêu gọi lập tức triệu tập Quốc hội trở lại làm việc.
Ông Johnson trước đó quyết định đình chỉ lịch làm việc của Quốc hội nhằm ngăn chặn các nghị sỹ "nhúng tay" cản trở quyết tâm " Brexit cứng" vào ngày 31/10./.
Theo Phương Oanh (TTXVN/Vietnam )
Anh bày tỏ lo ngại việc Iran bắt giữ các công dân hai quốc tịch Ngoại trưởng Anh Dominic Raab đã bày tỏ lo ngại sâu sắc về việc các công dân mang hai quốc tịch bị bắt giữ tại Iran và các điều kiện giam giữ họ. Ngoai trưởng Anh Dominic Raab. (Ảnh: AFP/TTXVN) Tuyên bố của Văn phòng đối ngoại ngày 11/9 cho biết Ngoại trưởng Anh đã gặp Đại sứ Iran sáng nay và bày...