Anh là thằng con rể “ăn cháo đá bát”!
Cô ấy xa xả mắng tôi lãng phí, khi “vung tay quá trán”, dồn toàn bộ tiền lương, tiền thưởng tháng Tết vào việc mua đồ đạc tặng bố mẹ.
Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Tết đến là vợ chồng tôi lại nhìn nhau ngán ngẩm, không biết nên mua quà gì biếu bố mẹ. Mỗi khi nhắc đến chuyện này, dù không nói ra nhưng cả hai đều biết, bản thân đều nghĩ về bố mẹ mình, nghĩa là vợ thì nghĩ đến việc mua gì cho bố mẹ đẻ, còn tôi cũng đang ngóng về quê, nơi bố mẹ đang sinh sống cùng cậu em trai.
Năm ngoái, Tết đầu tiên được làm con rể, tôi dự định phải sắm Tết thật hoành tráng để bố mẹ vợ hài lòng. Một phần cũng vì sĩ diện của đàn ông, một phần cũng để lấy lòng bố mẹ vợ vì hai vợ chồng tôi vẫn ở cùng nhà với ông bà.
Nghĩ là làm, trước Tết vài ngày, tôi hì hục khuân rượu Tây về biếu bố vợ, bộ áo dài nhung loại xịn biếu mẹ vợ, và hai cô em vợ thì tôi không quên lì xì với phong bao dày cộp. Tôi cũng sắm sửa bánh kẹo ngoại, đồ ăn toàn “của ngon vật lạ” biếu nhạc phụ, nhạc mẫu.
Nhưng nhà vợ ở thành phố, kinh tế rất khá, vì vậy, đồ tôi mua dù xịn đến mấy cũng bị chê thẳng mặt. Rốt cuộc, bố vợ cầm chai rượu Tây lên, phán câu xanh rờn: “Bố bị huyết áp cao có uống được rượu đâu”, “Cái áo dài này chẳng hợp với dáng mẹ tẹo nào nhỉ, hình như màu này hơi già “. Rồi đến màn “khảo giá”, thứ gì mẹ vợ cũng giả vờ chép miệng: “Đắt quá! Lương hai đứa mày được bao nhiêu mà bày vẽ!”…. Thế là đi tong tháng lương và khoản tiền thưởng Tết mà chẳng được ai trong nhà vợ dành tặng cho lời có cánh nào.
Video đang HOT
Vợ chồng cãi nhau vì chồng mua quá nhiều quà đắt tiền cho bố mẹ đẻ. (Ảnh minh họa)
Năm nay, khi con gái được 5 tháng cũng là lúc vợ chồng tôi lại hối hả sắm sửa, chuẩn bị về quê ăn Tết nhà ông bà nội. Khỏi phải nói tôi cảm thấy vui thế nào vì được ăn Tết bên bố mẹ mình.
Vợ tôi, vì mải con nhỏ nên giao phó hoàn toàn cho tôi tự quyết quà cho bố mẹ hai bên. Vì vẫn còn ấm ức mua quà đắt tiền cho bố mẹ vợ nhưng vẫn bị chê vào năm trước, năm nay, tôi không mua bất cứ quà nào cho bố mẹ vợ nữa mà lập tức gọi người khuân về bộ sofa mới coóng, thêm cái tivi LED treo tường để biếu bố mẹ đẻ ở quê xem … cho đỡ hại mắt. Chưa cảm thấy hài lòng, tôi mạnh tay mua cả một con lợn 50kg nhà bác hàng xóm về thịt, kéo anh em sang đánh chén, ăn nhậu túy lúy.
Bố mẹ tôi hãnh diện lắm vì đã lâu rồi không được ăn Tết cùng con trai cả, lại được sắm sửa quá chu đáo nên ai đến cũng khoe.
Vợ không rõ kế hoạch của tôi, nên khi biết tất cả những đồ đạc mới trong nhà bố mẹ có đều do tôi sắm sửa, mua tặng thì ra điều ấm ức lắm. Vợ tôi cho rằng, tôi quá lãng phí và không cần thiết phải mua nhiều đồ như vậy cho bố mẹ.
Cô ấy nói tôi không biết điều khi chỉ chăm chăm lo cho bố mẹ mình, mà quên không sắm sửa cho bố mẹ vợ. Tôi lấy lý do cho rằng, do mẹ vợ lương hưu cao, lương ông còn cao hơn cả lương vợ, nên không cần phải sắm Tết cho ông bà. Ngược lại, bố mẹ chồng ở quê, nhà nghèo, thiệt thòi nên muốn sắm sửa bù đắp.
Vợ tôi nghe đến đó thì giãy nảy lên và cho rằng tôi “nhất bên trọng, nhất bên khinh”, rằng tôi là thằng con rể “ăn cháo đá bát”, khi ở nhờ nhà vợ mà tâm trí chỉ biết hướng về bố mẹ đẻ.
Cô ấy xa xả mắng tôi lãng phí, khi “vung tay quá trán”, dồn toàn bộ tiền lương, tiền thưởng tháng Tết vào việc mua đồ đạc tặng bố mẹ. Vợ tôi lo sau Tết cả hai không còn tiền để dùng nên càng nhiếc móc tôi thậm tệ.
Tôi thấy mình cũng hơi sai khi “vung tay quá trán”, nhưng cách cô ấy nhiếc móc tôi khiến tôi chạnh lòng. Liệu tôi có nên tiếp tục ở nhà vợ hay qua Tết sẽ chuyển hẳn ra ngoài sống riêng?. Nếu chúng tôi ở nhà thuê, có khi dịp Tết năm sau sẽ không còn những câu chuyện như thế này nữa.
Theo VNE
Vợ tôi chửi chồng ngu, vô tích sự
Cô ấy được đằng chân lân đằng đầu, coi chồng không bằng thằng ở con sen trong nhà, nói những lời không ai chấp nhận được.
Tôi thừa nhận, vợ tôi là một cô gái năng động, giỏi giang, Mọi việc khi cô ấy đã muốn thì đều làm tốt, thậm chí tốt vượt dự đoán của người ngoài.
Cô ấy cũng không ngại việc. Bất cứ việc gì, nếu được giao, hay là việc phải làm, thì cô ấy đều không nề hà.
Còn tôi, tôi cũng tự biết mình rất chậm chạp. Tôi đã cố sửa nhưng có lẽ bản tính nan di, cứ càng ép mình làm nhanh tôi càng làm dở. Đầu óc tôi cũng không được giỏi giang như vợ tôi.
Nói vậy để các anh chị thấy, tôi không phải là loại luôn tự tin thái quá về bản thân. Tôi phân định rõ mọi việc, biết mình biết người, và tôi cũng chẳng ngại ngần thừa nhận việc tôi kém hơn vợ với bạn bè, người thân... và cả với chính vợ tôi.
Nhưng, chậm hơn vợ không có nghĩa là tôi ngu dốt, thiểu năng. Vậy mà vợ tôi, càng ngày càng có thái độ coi thường tôi. Lúc cô ấy được tăng lương, tôi khen thì cô ấy buông thõng một câu "Tất nhiên, em có năng lực thì phải được hưởng xứng đáng chứ, cứ ì ạch như anh ấy à"; Khi con cái hỏi bài, tôi đang dở việc, bảo con mang ra mẹ hướng dẫn thì cô ấy mỉa mai: "Gớm, có bài toán cấp hai cũng không giảng nổi cho con, thế mà cũng đòi học hết đại học".
Tôi không vui vì cách nói năng, ứng xử của cô ấy. Nhưng tôi biết, vợ mình chỉ ác khẩu thôi nên không để bụng lâu, đôi lần góp ý thì cô ây gân lên cãi "em chả nói đúng còn gì" nên giờ tôi cũng chẳng góp ý nữa.
Tôi không vui vì cách nói năng, ứng xử của cô ấy. (ảnh minh họa)
Nhưng sự việc lần này thì tôi không tha thứ được. Cô ấy được đằng chân lân đằng đầu, coi chồng không bằng thằng ở con sen trong nhà, nói những lời không ai chấp nhận được.
Chả là cơ quan tôi có đợt cử cán bộ đi nước ngoài tu nghiệp 1 năm. Đây thực sự là một khoá đào tạo cán bộ nguồn kế cận cho cơ quan, bởi vậy những người được chọn đi học sẽ có rất nhiều cơ hội. Hơn thế, với số tiền tính trên đầu người, thì mỗi người được chọn còn có 1 khoản dư ra khá lớn, chưa kể vẫn được giữ nguyên lương. Tôi may mắn cũng thuộc top được cân nhắc.
Hôm trước, sếp gọi tôi lên, nói với tôi điều ấy và hỏi ý tôi thế nào. Tôi đã trả lời rằng: "nếu được đi học thì em rất cảm ơn sếp, nhưng dù thế nào em cũng chấp hành quyết định của tổ chức" - có ngờ đâu, tối về, kể với vợ, thì vợ tôi như nhảy đồng lên, ầm ĩ nhà cửa. Cô ấy bảo đấy là sếp gợi ý phong bì đấy, là anh thuộc nhóm 99% được đi rồi, chỉ cần lót tay nữa thôi, là gỉ là gì đủ thứ.... Rồi.... cô ấy chửi tôi là ngu thế, đúng là vô tích sự, đáng lẽ phải nói thế này, hẹn thế nọ...
Tôi quá sốc với lời chửi của vợ, với cả câu kết luận vô tích sự. 15 năm làm chồng, làm cha, tôi luôn hết lòng với cô ấy, với gia đình, vậy mà...
Vợ tôi cũng không phải chỉ là câu nói nhất thời, tôi tin thế. Có lẽ cô ấy đã nghĩ như thế này từ lâu rồi.
Tôi nên làm gì với người vợ luôn coi thường chồng này!
Hà Hồng Liên (Thanh Trì, Hà Nội)
Đáp: Trên đời này, không có ai hoàn hảo cả. Trong cuộc sống hôn nhân cũng vậy, thật khó để hài lòng hoàn toàn về người kia. Vấn đề là khi đã xác định sẽ sống chung dài lâu, mỗi người đều cần biết sống chung với những điểm hạn chế của người kia, trong khi tận hưởng những điều tốt đẹp và ưu điểm.
Bị vợ chê bai, mỉa mai thẳng thừng, ngay cả trước mặt con, chắc chắn là anh cảm thấy tức giận và bị xúc phạm. Nhưng dường như phản ứng của anh đối với vợ chưa đủ rõ ràng và mạnh mẽ để cô ấy hiểu rằng phải dừng lại việc đó thay vì cứ tiếp tục lấn tới, chửi chồng ngu, vô tích sự.
Hãy nói cho vợ biết anh cũng có lòng tự trọng và cô ấy đã chà đạp lên nó, rằng anh tuy không giỏi giang sắc sảo như vợ nhưng cũng có những ưu điểm của riêng mình, cũng hết lòng vì vợ con hết 15 năm qua. Vợ anh cần biết rõ rằng việc cô ấy lớn tiếng chê bai, tỏ ý coi thường chồng, dù là ác khẩu, không để bụng... cũng khiến chồng bị tổn thương nặng nề. Đến một lúc nào đó anh không thể chịu đựng được nữa thì cô ấy cũng nên chuẩn bị tinh thần nếu hôn nhân tan vỡ. Điều này sẽ là cảnh báo để cô ấy ý thức hơn về những gì mình đang có và biết cách trân trọng nó.
Về chuyện anh lọt vào top đi học, việc "gợi ý" phong bì mà vợ anh nói cũng có thể thực tế không hiếm gặp, nếu không muốn nói là phổ biến. Có người cho rằng, phải đoán bắt chuyện đó và "lót tay" thì mới là nhanh nhẹn, khôn ngoan. Có người lại chấp nhận thua thiệt để không làm điều mình không muốn. Đấy đều là những lựa chọn riêng của mỗi người, điều cơ bản nhất là anh quyết định thế nào và chịu trách nhiệm về quyết định đó của mình.
Theo Eva
"Lấy cô tôi phí một đời trai!" Anh chỉ vào mặt tôi mà rằng: "Lấy cô, tôi phí đời trai, biết thế này thì đừng cưới". Tôi không nói một lời nào, cũng không nhỏ một giọt nước mắt. Cảm xúc trong tôi không còn nữa, hoặc nó đã quá chai sạn, đã đông cứng khi đứng trước người đàn ông này rồi. Đúng là hôn nhân không như ta...