“Anh là một thằng con rể “ăn cháo đá bát”!
Dân Việt – Cô ấy xa xả mắng tôi lãng phí, khi “ vung tay quá trán”, dồn toàn bộ tiền lương, tiền thưởng tháng Tết vào việc mua đồ đạc tặng bố mẹ.
Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Tết đến là vợ chồng tôi lại nhìn nhau ngán ngẩm, không biết nên mua quà gì biếu bố mẹ. Mỗi khi nhắc đến chuyện này, dù không nói ra nhưng cả hai đều biết, bản thân đều nghĩ về bố mẹ mình, nghĩa là vợ thì nghĩ đến việc mua gì cho bố mẹ đẻ, còn tôi cũng đang ngóng về quê, nơi bố mẹ đang sinh sống cùng cậu em trai.
Vợ chồng cãi nhau vì chồng mua quá nhiều quà đắt tiền cho bố mẹ đẻ. Ảnh minh họa
Năm ngoái, Tết đầu tiên được làm con rể, tôi dự định phải sắm Tết thật hoành tráng để bố mẹ vợ hài lòng. Một phần cũng vì sĩ diện của đàn ông, một phần cũng để lấy lòng bố mẹ vợ vì hai vợ chồng tôi vẫn ở cùng nhà với ông bà.
Nghĩ là làm, trước Tết vài ngày, tôi hì hục khuân rượu Tây về biếu bố vợ, bộ áo dài nhung loại xịn biếu mẹ vợ, và hai cô em vợ thì tôi không quên lì xì với phong bao dày cộp. Tôi cũng sắm sửa bánh kẹo ngoại, đồ ăn toàn “của ngon vật lạ” biếu nhạc phụ, nhạc mẫu.
Nhưng nhà vợ ở thành phố, kinh tế rất khá, vì vậy, đồ tôi mua dù xịn đến mấy cũng bị chê thẳng mặt. Rốt cuộc, bố vợ cầm chai rượu Tây lên, phán câu xanh rờn: “Bố bị huyết áp cao có uống được rượu đâu”, “Cái áo dài này chẳng hợp với dáng mẹ tẹo nào nhỉ, hình như màu này hơi già “. Rồi đến màn “khảo giá”, thứ gì mẹ vợ cũng giả vờ chép miệng: “Đắt quá! Lương hai đứa mày được bao nhiêu mà bày vẽ!”…. Thế là đi tong tháng lương và khoản tiền thưởng Tết mà chẳng được ai trong nhà vợ dành tặng cho lời có cánh nào.
Năm nay, khi con gái được 5 tháng cũng là lúc vợ chồng tôi lại hối hả sắm sửa, chuẩn bị về quê ăn Tết nhà ông bà nội. Khỏi phải nói tôi cảm thấy vui thế nào vì được ăn Tết bên bố mẹ mình.
Vợ tôi, vì mải con nhỏ nên giao phó hoàn toàn cho tôi tự quyết quà cho bố mẹ hai bên. Vì vẫn còn ấm ức mua quà đắt tiền cho bố mẹ vợ nhưng vẫn bị chê vào năm trước, năm nay, tôi không mua bất cứ quà nào cho bố mẹ vợ nữa mà lập tức gọi người khuân về bộ sofa mới coóng, thêm cái tivi LED treo tường để biếu bố mẹ đẻ ở quê xem … cho đỡ hại mắt. Chưa cảm thấy hài lòng, tôi mạnh tay mua cả một con lợn 50kg nhà bác hàng xóm về thịt, kéo anh em sang đánh chén, ăn nhậu túy lúy.Bố mẹ tôi hãnh diện lắm vì đã lâu rồi không được ăn Tết cùng con trai cả, lại được sắm sửa quá chu đáo nên ai đến cũng khoe.
Video đang HOT
Vợ không rõ kế hoạch của tôi, nên khi biết tất cả những đồ đạc mới trong nhà bố mẹ có đều do tôi sắm sửa, mua tặng thì ra điều ấm ức lắm. Vợ tôi cho rằng, tôi quá lãng phí và không cần thiết phải mua nhiều đồ như vậy cho bố mẹ.
Cô ấy nói tôi không biết điều khi chỉ chăm chăm lo cho bố mẹ mình, mà quên không sắm sửa cho bố mẹ vợ. Tôi lấy lý do cho rằng, do mẹ vợ lương hưu cao, lương ông còn cao hơn cả lương vợ, nên không cần phải sắm Tết cho ông bà. Ngược lại, bố mẹ chồng ở quê, nhà nghèo, thiệt thòi nên muốn sắm sửa bù đắp.
Vợ tôi nghe đến đó thì giãy nảy lên và cho rằng tôi “nhất bên trọng, nhất bên khinh”, rằng tôi là thằng con rể “ăn cháo đá bát”, khi ở nhờ nhà vợ mà tâm trí chỉ biết hướng về bố mẹ đẻ.
Cô ấy xa xả mắng tôi lãng phí, khi “vung tay quá trán”, dồn toàn bộ tiền lương, tiền thưởng tháng Tết vào việc mua đồ đạc tặng bố mẹ. Vợ tôi lo sau Tết cả hai không còn tiền để dùng nên càng nhiếc móc tôi thậm tệ.
Tôi thấy mình cũng hơi sai khi “vung tay quá trán”, nhưng cách cô ấy nhiếc móc tôi khiến tôi chạnh lòng. Liệu tôi có nên tiếp tục ở nhà vợ hay qua Tết sẽ chuyển hẳn ra ngoài sống riêng?. Nếu chúng tôi ở nhà thuê, có khi dịp Tết năm sau sẽ không còn những câu chuyện như thế này nữa.
Theo VNE
Ít có thằng đàn ông nào ngu như tôi...
"Anh xài gì mà xài dữ vậy? Phải biết tiết kiệm chớ? Xài kiểu đó rồi mai mốt có chuyện gì thì cạp đất mà ăn". Vợ tôi giẫy lên như đĩa phải vôi khi tôi bảo đưa một ít tiền để tôi sắm sửa Tết, chuẩn bị quà biếu cho họ hàng ở quê.
Với cái kiểu trả lời như vậy, chắc chắn tôi xin 10 ngàn thì chỉ được 5 ngàn, xin 10 triệu thì chỉ được 5 triệu. Chính vì biết tính vợ như vậy nên tôi mới nói dư ra rồi trả giá dần dần...
Có lẽ trên đời này, ít có thằng đàn ông nào ngu như tôi. Ngày công ty phát cái thẻ ATM và bắt đầu trả lương qua tài khoản, tôi hí hửng khoe vợ: "Em sướng rồi nghen. Anh đăng ký dịch vụ SMS qua số điện thoại của em, từ giờ trở đi lương bổng của anh có bao nhiêu, tiền ra, tiền vô thế nào em biết hết". Phương Chi, vợ tôi cười tít mắt: "Nhưng nếu chỉ biết thì đâu có sướng? Anh phải đưa thẻ cho em giữ thì mới quản lý được. Đưa cho em đi, lúc nào anh cần tiền thì em sẽ đưa thẻ cho anh đi rút".
Vợ tôi nói ngon, nói ngọt, cuối cùng tôi nghĩ, thôi thì của chồng, công vợ. Phương Chi kỹ tính, biết dè sẻn chi tiêu, chắc chắn tiền bạc không thất thoát đi đâu mà lo. Vầy cuối cùng tôi cũng đưa thẻ cho vợ. Ngày đó cách nay đã gần 10 năm. Khi ấy việc trả lương qua thẻ còn hiếm hoi nên được cầm cái thẻ rút tiền trong tay, vợ tôi hãnh diện lắm; luôn làm ra vẻ văn minh, hiện đại lắm. Tôi nhìn thấy vẻ vui sướng của vợ thì cũng vui lây, bụng bảo dạ, thôi thì làm được cho người mình yêu thương hạnh phúc thì chính mình cũng hạnh phúc vậy.
Thế nhưng, ít lâu sau rắc rối lại nảy sinh...
Thế nhưng,chỉ ít lâu sau đó rắc rối bắt đầu nảy sinh. Trước đây, tiền lương tôi đưa cho vợ 2/3, còn giữ lại 1/3 để ăn sáng, cà phê với bạn bè và tiêu xài lặt vặt nhưng khi hữu sự. Thỉnh thoảng có dư một ít, tôi gởi về cho bà già ngoài quê hay cho mấy đứa cháu vô Sài Gòn học hành. Tôi chỉ xoay sở trong "hạn mức" của mình, không bao giờ lấy thêm của vợ.
Còn bây giờ, vợ thích ra cây ATM rút tiền nên cứ đưa cho tôi mỗi lần một ít, xài năm ba bữa hết lại phải xin. Mà tôi nhẩm tính, từ khi có cái thẻ, chưa bao giờ tôi được nhận đủ 1/3 hạn mức của mình. Chưa kể, mỗi lần xin tiền thì lại nhận được câu nói mát mẻ của vợ: "Ủa, hết rồi hả? Em nhớ mới đưa cho anh mà. Nhớ tiết kiệm đó nha, mình còn phải dành dụm để nuôi con...".
Trời ơi, tôi là thằng đàn ông tiết kiệm nhất trên đời này rồi. Chuyện gì đáng xài tôi mới xài chứ không đáng, 1 đồng tôi cũng không hoang phí. Thế nhưng là đàn ông mà trong túi không có tiền, tôi cảm thấy mình rất mất giá trị. Muốn làm gì cũng không còn tự chủ. Tôi bắt đầu suy nghĩ rồi ân hận về chuyện đã giao ví tiền cho vợ. Giờ tôi mới thấm thía kinh nghiệm của mấy ông anh đi trước: Tiền vào tay vợ là một đi không trở lại. Tôi có cảm giác mỗi lần ngửa tay xin tiền vợ là tình cảm vợ chồng lại sứt mẻ một chút vì chẳng bao giờ Phương Chi vui vẻ đưa tiền cho tôi.
"Thôi, em đưa trả cái thẻ cho anh rồi mỗi lần tới kỳ lương, anh lại rút ra đưa cho em như trước"- có lần bức bối quá, tôi nói với vợ như vậy. Đó là lần mẹ tôi bệnh, anh hai gọi điện thoại cầu cứu, tôi bảo Phương Chi đưa tiền thì nàng nói rằng tiền đã gởi tiết kiệm có kỳ hạn, không rút ra được. "Anh coi mượn đỡ ai đó rồi mai mốt trả lại, nhưng nhớ là đưa cho anh hai 2 triệu thôi nha, không có nhiều đâu"- nàng căn dặn.
Tôi bực mình vô công ty vay quỹ tương trợ nội bộ 10 triệu gởi về cho mẹ. Biết được, vợ tôi tru tréo: "Vậy thì tháng tới lấy gì mà ăn? Anh thì chỉ giỏi bao đồng; mẹ là mẹ chung, mấy anh, mấy chị đâu mà bắt anh phải lo? Mẹ ở với anh hai, đất vườn anh hai hưởng thì phải nuôi mẹ chớ?". Tôi không muốn đôi co nên bảo: "Nói nhiều quá!".
Những chuyện nhỏ nhặt như vậy làm cho cuộc sống của chúng tôi ngày càng kém vui vẻ. Tôi là người biết nghĩ, biết lo cho gia đình chứ đâu phải kẻ ăn chơi hoang phí mà vợ tôi lại quản lý theo kiểu phát xít như vậy? Chung quy mọi chuyện cũng tại cái thẻ ATM mà ra. Khổ nỗi, công ty tôi giờ không cho phép trả lương bằng tiền mặt nên chắc cả đời này, tôi bị cái thẻ mỏng manh ấy cột chặt và chi phối.
Gần 10 năm qua rồi nhưng không có cái Tết nào đối với tôi vui vẻ, trọn vẹn. Không phải chỉ chuyện không có tiền bạc rủng rỉnh trong túi mà là vì bắt đầu từ khi công ty trả lương, thưởng vô thẻ thì vợ chồng cũng bắt đầu cuộc chiến "bên anh, bên tôi; bên vợ, bên chồng". Vợ tôi mua sắm cái gì, biếu tặng ai ra sao tôi đều không được biết. Thế nhưng tôi muốn làm gì với đồng tiền của mình cũng phải báo cáo, giải trình và luôn luôn không được phê duyệt dự toán.
Tết năm nay cũng không là ngoại lệ. Tôi còn ông bà nội năm nay đã ngoài chín mươi nên muốn mua tặng ông bà nội mỗi người một bộ đồ mới và biếu ông bà ít tiền để ông bà lì xì lại cho con cháu. Mẹ tôi thì Tết nào tôi cũng gởi về vài triệu để mẹ phụ anh chị hai lo đồ cúng kiếng mấy ngày Tết. Năm nay công ty tôi có sếp mới, tôi cũng muốn có một món quà tặng sếp để ra mắt... Nói chung là những khoản chi năm nay có nhiều hơn năm ngoái một chút nhưng đều là chính đáng.
Thế nhưng vợ tôi lại không duyệt. Tôi bực quá bảo: "Bây giờ em còn bao nhiêu tiền trong sổ tiết kiệm, đưa đây cho anh coi". Nhưng vợ tôi nhất quyết không đưa và còn lu loa rằng tôi làm như vậy là bỉ mặt vợ, là không tin tưởng, là hằm bà lằng đủ thứ...
"Không đưa hả? Vậy thì cứ ôm tiền đó mà ăn Tết một mình đi. Tôi đi về quê đây". Nói rồi tôi đùng đùng xếp quần áo, gọi nhà xe mua vé. Đến lúc này, vợ tôi mới mếu máo: "Tại em không có tiền chớ không phải có mà không đưa cho anh. Hôm qua em rút trả nợ hết rồi... nhưng vẫn chưa đủ...". Tôi chưng hửng: "Nợ ai? Nợ gì?".
Trời ơi, vợ tôi đánh số đề, bao nhiêu tiền bạc nướng hết vô đó. Vậy mà bao nhiêu lâu nay tôi cứ đinh ninh mình nàng là một tay hòm, chìa khóa tin cậy. Những điều vợ tôi nói khiến tôi chết đứng như trời trồng. Hóa ra bao nhiêu năm nay, tôi giao trứng cho ác.
Tết đã cận kề một bên vậy mà tôi không có một đồng xu dính túi. Đi làm thì thôi chứ về đến nhà, thấy mặt vợ là bao nhiêu ấm ức bị dồn nén lại bung ra. Tôi chỉ muốn đập cho vợ một trận nhưng giờ đây ngay cả chuyện ấy tôi cũng không có hứng thú để làm. Tôi đã nói với Phương Chi: "Ăn Tết xong, anh sẽ ly dị em".
Tôi nói thật lòng mình chứ không phải dọa dẫm gì nàng. Chỉ vì cái thẻ ATM mà vợ chồng tôi ra nông nổi này...
Theo VNE
Là vợ chồng, "thủ" hay không còn tùy Dân gian thường bảo: Đàn ông thể nào cũng dính vào một trong "tứ đổ tường", không cái này thì cái kia, ít ông nào "lành" hoàn toàn. Chẳng biết có phải vì vậy không mà người vợ mặc nhiên được trao giữ "trọng trách" tay hòm chìa khoá trong nhà. Vì vậy, vấn đề "thủ" chỉ nên đặt ra khi việc tiêu...