Ảnh kỷ yếu “giang hồ” của teen Sơn La gây sốt
Đối với hầu hết người Mỹ, Tippi Hedren là một diễn viên nổi tiếng trong vai Alfred Hitchcock của bộ phim kinh dị The Birds, nhưng đối với cộng đồng người Việt tại Mỹ, vai trò của bà quan trọng hơn nhiều: Người dựng nên nền tảng kinh tế vững chắc ngày nay cho cộng đồng người Việt nhập cư.
Những bộ móng tay do các kỹ thuật viên người Việt thự hiện – Ảnh chụp lại từ phim tài liệu NailedIt (Dailymail)
Cuộc gặp gỡ định mệnh
Khoảng 40 năm về trước, nữ diễn viên Hollywood đã đến thăm một trại tị nạn người Việt gần Sacramento, California để gặp một nhóm phụ nữ vừa từ Việt Nam sang.
Theo BBC, 20 phụ nữ này chính là thế hệ đầu tiên của những người Việt tại Mỹ đang chi phối ngành công nghiệp có trị giá đến 8 tỉ USD hiện nay.
Nhận thức được những khó khăn mà những người này phải đối mặt, Hedren đã cố gắng tìm ra một cơ hội giúp họ có thể tồn tại được trên đất Mỹ. Và khi đến nơi, bà rất ngạc nhiên khi họ rất say mê bộ móng tay được chăm chút tỉ mỉ của mình.
“Chúng tôi đã cố gắng tìm cho họ cơ hội nghề nghiệp. Tôi đưa các thợ may và người đánh máy đến cùng hay bất kỳ cách nào tôi nghĩ ra được để giúp họ tìm hiểu” – bà nói với BBC – “Và họ lại tỏ ra yêu thích bộ móng tay của tôi”.
“Một số người trong chúng tôi đứng gần bà ấy nhất và nhận thấy bà có bộ móng tay rất đẹp”, Thuan Le – một người phụ nữ trong nhóm kể lại.
“Chúng tôi bàn tán và khen hết lời. Lúc đó tôi nhìn vào đôi mắt của Hedren và biết bà đang nghĩ một điều gì đó. Rồi bà nói: ‘A, các bạn có thể học chăm sóc móng tay được đấy!’. Chúng tôi nhìn nhau, rồi nhìn bà và nói: ‘Vâng, chăm sóc móng tay thì được!’”
Những người phụ nữ bà Herden đã gặp gỡ hơn 40 năm trước – Ảnh: BB
Hedren sau đó lập riêng một thẩm mỹ viện, tuyển khoảng 20 người từ nhóm phụ nữ bà đã gặp tại trại tị nạn người Việt để đào tạo các kỹ năng làm nail hoàn hảo
Nhiều người trong số những phụ nữ này sau đó định cư tại miền Nam California, nhanh chóng cho ra đời các dịch vụ làm móng tay với mức giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh lúc bấy giờ. Điều này đột ngột làm thay đổi bộ mặt ngành công nghiệp nail.
Trong những năm 1970, dịch vụ chăm sóc móng tay và chân tại một tiệm sang trọng ở Hollywood có giá khoảng 50USD, số tiền ngoài tầm với của hầu hết phụ nữ Mỹ. Cho đến khi các tiệm nail do người Việt sở hữu xuất hiện, giá dịch vụ còn khoảng 20USD, thấp hơn 30-50%, BBC trích số liệu từ Tạp chí Nails.
Video đang HOT
Ngày nay, ngành công nghiệp nail trị giá đến 8 tỉ USD và 80% các kỹ thuật viên làm nail tại miền Nam California là người Việt Nam (chiếm 51% kỹ thuật viên nail trên toàn nước Mỹ). Nhiều người trong số họ là hậu duệ trực tiếp từ 20 người phụ nữ mà nữ minh tinh Hollywood Hedren đã gặp vào cái ngày định mệnh ở Sacramento, theo BBC.
Động lực cuộc sống
Bên cạnh việc giúp nhiều người ổn định cuộc sống tại Mỹ với thu nhập 645USD/tuần tính trong năm 2014, công việc làm nail còn hỗ trợ cho các kỹ thuật viên người Việt gửi tiền về cho người thân ở Việt Nam.
Thuan Le nhớ lại lần đầu tiên bắt đầu làm việc này, bà đã cố gắng để có thể gửi khoảng 50-100USD về Việt Nam mỗi tháng dù chỉ có mỗi mình bà làm việc trên đất Mỹ.
“Mẹ tôi là bạn thân của Thuan Le, một trong số 20 học trò của bà Hedren ngày đó. Chính Thuan Le đã khuyến khích mẹ tôi bắt đầu kinh doanh ngành này”, Tam Nguyen năm nay 41 tuổi – chủ tịch Advance Beauty College nói với BBC.
Quyết định theo nghề kinh doanh nail đã từng làm trái tim mẹ ông tan nát nhưng sau đó cả gia đình đã nhanh chóng đồng thuận. Hiện có 2 trường học dạy làm đẹp và đang đinh mở thêm. Tất cả khóa học của họ được dạy đồng thời bằng tiếng Anh và tiếng Việt.
Ông Tam Nguyen – Ảnh: BBC
Việc Ít gặp rào cản ngôn ngữ là lý do khiến nhiều người Việt sang Mỹ học làm nail, bởi vì họ chỉ cần học một vài cụm từ tiếng Anh thông dụng để có được chứng chỉ.
Và theo Tam Nguyen, dựa trên những gì ông nhìn thấy, ước tính gần như mọi người Mỹ gốc Việt trong ngành công nghiệp những ngày này vẫn còn gửi một phần thu nhập để hỗ trợ người thân ở Việt Nam.
Khoảng 8% nền kinh tế Việt Nam tương đương 14 tỉ USD trong năm nay, là đến từ kiều hối, theo số liệu từ Reuters. Một nửa trong số đó được gửi về từ Mỹ (tăng từ 12 tỉ USD năm 2014).
“Đó là động lực cuộc sống của họ”, Tam Nguyen nói trên tạp chí TakePart. “Tôi đã trò chuyện với họ, những sinh viên Việt Nam tốt nghiệp rồi đi làm móng tay, họ cần phải làm việc ngay và có công việc để có thể gửi tiền về cho mẹ, cha và anh trai lập tức”.
To Nguyen là một ví dụ về sự thành công của người Việt tị nạn trong ngành công nghiệp làm đẹp tại Mỹ.
“Khi bạn hoàn toàn không có gì trong tay, chỉ có mỗi bộ quần áo trên người và xuất thân từ nghèo khó, mọi thứ trước mắt đều là màu hồng”, ông nói. “Bạn sẵn sàng làm việc hết mình để có được màu hồng đó, quyết tâm vượt qua khó khăn tìm đến cuộc sống tốt đẹp hơn – đó là điều mà người Việt Nam truyền nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác”.
Và dường như người Việt ở Mỹ ngày càng thành công hơn kể từ sau cuộc gặp gỡ định mênh với Hedren hơn 40 năm về trước; cũng như Thuan Le hiện là một ngôi sao trong lĩnh vực nail ngày nay ở Nam California, bài viết trên tạp chí TakePart nhận định.
“Tôi chỉ biết mình đã giúp đỡ được những người phụ nữ đó, điều này rất tuyệt vời. Nhưng không thể biết được nghề này sẽ đưa họ đến mức thu nhập cao”, Hedren nói với BBC khoe một chú thỏ nhỏ sơn trên móng chân của mình, do kỹ thuật viên nail yêu thích của bà thực hiện, một người đàn ông Việt Nam. “Tất nhiên rồi”, bà cười.
Tippi Herden – “mẹ đỡ đầu” ngành nail của người Việt tại Mỹ – Ảnh: BBC và Getty Images
Song Anh (lược dịch từ BBC, Dailymail và TakePart)
Theo Một Thế Giới
Nữ minh tinh xinh đẹp "cất cánh" cho nghề nail của người Việt ở Mỹ
Nữ diễn viên Tippi Hedren, nổi tiếng với phim kinh dị "The Birds" của Alfred Hitchcock, bắt đầu dạy cho một nhóm 20 phụ nữ Việt lưu vong ở California nghệ thuật cắt sửa móng tay cách đây 40 năm.
Nữ diễn viên Tippi Hedren, nổi tiếng với phim kinh dị The Birds của Alfred Hitchcock, bắt đầu dạy cho một nhóm 20 phụ nữ Việt lưu vong ở California nghệ thuật cắt sửa móng tay cách đây 40 năm.
40 năm trước, khi ngôi sao Hollywood Tippi Hedren đến thăm một trại tị nạn của người Việt ở California, bộ móng tay rực rỡ của bà khiến những phụ nữ ở đó lóa mắt.
Giữa thợ may và thợ đánh máy, họ chọn... thợ sửa móng
Sau đó, Hedren đã mang người thợ làm móng riêng của mình đến dạy cho một nhóm 20 người Việt về nghệ thuật cắt sửa móng tay. Những phụ nữ này đã góp phần khởi đầu một ngành dịch vụ ngày nay có giá trị khoảng 8 tỷ USD, chủ yếu được thực hiện bởi người Mỹ gốc Việt.
"Chúng tôi đã cố gắng tìm nghề nghiệp cho họ" - Hedren nói. "Tôi mang đến trại tị nạn các thợ may và thợ đánh máy, nhưng họ lại chú ý đến người thợ sửa móng của tôi".
Hope Village là tên khu trại nói trên, ở miền Bắc California gần Sacramento. Ngoài giúp các phụ nữ học làm móng, Hedren còn mở một trường dạy làm đẹp để đào tạo cho họ. Khi tốt nghiệp, bà giúp được họ tìm công ăn việc làm trên khắp miền Nam California.
Nữ diễn viên Tippi Hedren thời trẻ với vẻ đẹp đài các
"Tôi rất quý mến những phụ nữ đó và muốn mang đến điều tốt đẹp cho họ sau những mất mát mà họ phải chịu" - Hedren nói với BBC trong một bảo tàng mà bà đang xây dựng bên cạnh ngôi nhà của mình. Bảo tàng lưu giữ các kỷ vật về Hollywood, vài hình ảnh của những người phụ nữ ở Hope Village và các giải thưởng Hedren giành được trong nghề chăm sóc móng tay.
Sự tham gia của người Việt Nam đã khiến ngành dịch vụ này khởi sắc ở Mỹ. Những năm 1970, cắt sửa móng tay và móng chân tốn khoảng 50 USD, mức giá quá cao khiến chỉ các minh tinh Hollywood mới đủ khả năng chi trả, và hoàn toàn xa vời với những phụ nữ Mỹ bình thường.
Còn ngày nay, một dịch vụ chăm sóc móng tay - móng chân trọn gói có giá khoảng 20 USD, phần lớn do các tiệm của người gốc Việt làm, mức giá thấp hơn các tiệm khác từ 30-50%, theo tạp chí NAILS.
Nail - nghề cha truyền con nối của người Việt ở Mỹ
40 năm sau ngày đó, 51% nhân viên làm nail ở Mỹ, và khoảng 80% ở California, là người gốc Việt. Nhiều người là hậu duệ trực tiếp của 20 học viên đầu tiên từng được truyền cảm hứng bởi Hedren.
"Dĩ nhiên là tôi biết Tippi Hedren là ai! Bà ấy là "mẹ đỡ đầu" của nghề nail" - Tam Nguyen, chủ tịch trường Cao đẳng Chăm sóc Sắc đẹp Nâng cao do cha mẹ anh sáng lập, nói với BBC. "Mẹ tôi là người thân của bà Thuan Le, một học viên gốc của Tippi. Chính bà Thuan đã khuyến khích của mẹ tôi tham gia ngành kinh doanh này".
Tippi Hedren cùng một nhóm học viên người Việt
Nguyen trả lời phỏng vấn giữa buổi đứng lớp, khi hàng chục học viên đang học về việc chăm sóc lớp da. Cha mẹ muốn anh thành bác sĩ, nhưng anh lại yêu thích và quyết tâm theo ngành nail.
"Quyết định đó khiến cha mẹ tôi đau lòng" - Nguyen nói. Nhưng cha mẹ Nguyen đã sớm tha thứ cho con và chúc anh tiếp quản thành công sự nghiệp của gia đình cùng với người chị gái. Hiện tại, mỗi người điều hành hai trường dạy chăm sóc sắc đẹp và đang tính mở thêm. Tất cả các khóa học của họ được dạy đồng thời bằng tiếng Anh và tiếng Việt.
Không phải mọi học viên ngày đó đều theo nghề làm nail, nhưng khá nhiều người trong số họ vẫn gắn bó với nghề. Thuan Le đang làm việc tại một tiệm ở Santa Monica, California. Một học viên khác, Yan Rist, làm nail một thời gian và chuyển sang làm hình xăm ở Palm Springs. Cô nói, chính Hedren đã giúp đỡ cô tìm kiếm các công việc.
Những người phụ nữ bây giờ vẫn thỉnh thoảng hội ngộ. Họ nói họ không bao giờ đoán trước được hiệu ứng của khóa học ngày đó đối với cuộc sống của người dân Việt ở Mỹ, và đối với cả nền kinh tế Mỹ.
"Khi giúp đỡ những người phụ nữ vô cùng tuyệt vời đó, tôi nghĩ rằng mình đang góp sức cho một niềm hy vọng. Tôi cũng không thể hình dung họ sẽ đạt tới con số khổng lồ như ngày nay" - Hedren nói, mắt hướng ra ngoài cửa sổ, nơi những con sư tử và hổ mà bà nuôi đang đi lại trên khoảnh sân có rào chắn của ngôi nhà.
Bà khoe hình một chú thỏ dễ thương trên móng chân cái, cho biết thợ làm móng yêu thích của bà hiện là một người đàn ông Việt Nam. "Ngày nay người Việt đã chiếm lĩnh nghề này. Tôi ước gì mình được chia sẻ vài phần trăm trong đó, có khi đỡ phải làm việc vất vả để nuôi những con sư tử và hổ kia".
Theo_Dân việt
Gian nan nghề làm móng ở Mỹ Theo thống kê năm 2012-2013, 48% kỹ thuật viên làm móng tại Mỹ là người Việt và là cộng đồng gắn bó nhiều nhất với nghề này Thống đốc bang New York - Mỹ Andrew Cuomo vừa ban bố các biện pháp khẩn cấp nhằm đối phó tình trạng nhân viên các tiệm làm móng bị bóc lột sau khi tờ The New...