Anh không tăng lương cho các bộ trưởng trong vòng 5 năm
Thủ tướng Anh David Cameron đã tuyên bố kế hoạch không tăng lương của các bộ trưởng chính phủ trong vòng 5 năm tới. Việc làm này sẽ tiết kiệm được khoảng 800,000 bảng (1,2 triệu USD) một năm, tương đương với 4 triệu bảng (6,1 triệu USD) cho tới năm 2020.
Thủ tướng Anh cho biết: “Khi chúng ta chuẩn bị làm điều này, tôi muốn mọi người không có bất kì nghi ngờ nào. 5 năm trước chúng ta đã luôn sát cánh bên nhau, và 5 năm tiếp theo cũng sẽ không có sự thay đổi nào cả. Đó là lí do vì sao tôi quyết định đóng băng tiền lương của các bộ trưởng chính phủ”.
Thủ tướng Anh David Cameron
Hiện tại các bộ trưởng trong chính phủ Anh được nhận mức lương khoảng 134.565 bảng (207,572 USD) một năm. Thủ tướng nhận được ít nhất là 142.500 bảng (220.739 USD).
“Cần đổi mới tư duy, giúp dân cư thuộc mọi tầng lớp được đối xử công bằng, đều có thể thành công và mối liên kết quốc gia ngày càng được thắt chặt hơn”, ông Cameron nói thêm.
Vào thứ 6 (22-5), một báo cáo của chiến dịch “Kết thúc nạn nghèo đói trẻ em” của Anh cho biết các gia đình trên khắp nước Anh đang buộc phải cắt giảm chi tiêu cho những thứ cần thiết như lương thực, quần áo. Đây là kết quả của việc cắt giảm trợ cấp cho trẻ em của chính phủ, nhưng người có thu nhập thấp lại là bộ phận phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
Báo cáo này cho biết thêm, một gia đình lao động điển hình với 2 con sẽ mất khoảng 513 bảng (794 USD) trong năm nay do sự thay đổi phúc lợi được thực hiện trong kì họp quốc hội cuối cùng. Trên khắp cả nước, có hơn 4 triệu hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi sự lạm phát từ các khoản thuế của trẻ em.
Rất nhiều người ở Anh phản đối kế hoạch “thắt lưng buộc bụng” của Đảng Bảo thủ. Vào thứ 7 (23-5) có khoảng 2000 người tập trung ở Manchester để phản đối chính sách “cắt giảm nhẫn tâm” này của chính phủ trong 5 năm qua.
Ông Cameron sẽ trình bày về kế hoạch lập pháp mới của Đảng Bảo thủ nhân dịp Nữ hoàng Anh có bài phát biểu vào ngày 27-5 tới đây.
Theo_An ninh thủ đô
Thấy gì qua việc Quốc hội mới của Anh tuyên thệ nhậm chức?
Với các thành viên đảng Bảo thủ chiếm đa số sẽ có thách thức nhưng thuận lợi đối với chính phủ mới của Anh cũng là không nhỏ.
Video đang HOT
Ngày 18/5, các thành viên mới của Quốc hội Anh đã tuyên thệ nhậm chức trước Nữ hoàng Elizabeth II - đánh dấu một nhiệm kỳ mới với các thành viên đảng Bảo thủ chiếm đa số. Thành phần Quốc hội mới như vậy sẽ tác động như thế nào tới việc thực thi các chính sách mới của Thủ tướng David Cameron?
Lợi thế của chính phủ 100% đảng Bảo thủ
Về đối nội, trước hết, đây là một chính phủ hoàn toàn thuộc về đảng Bảo thủ, không còn thành viên nào của Liên minh dân chủ tự do như trước kia nên ông David Cameron có thể thoải mái hơn trong việc theo đuổi những chính sách trước đây vốn e ngại sự cản trở từ các thành viên của LibsDem.
Tuy nhiên, cần phải nhắc lại rằng, với việc giành được 333 ghế trong Nghị viện Anh qua cuộc bầu cử vừa rồi, đảng Bảo thủ tuy giành đa số nhưng là một đa số mong manh, chưa đủ sức mạnh áp đảo tại Nghị viện để có thể dễ dàng áp đặt mọi chính sách.
Chưa kể là ngay trong nội bộ đảng Bảo thủ thì cũng có nhiều phe phái khác nhau, như có phe ủng hộ việc rời khỏi Liên minh châu Âu nhưng có phe lại giữ thái độ trung dung...
Đảng Bảo thủ tuy giành đa số nhưng là một đa số mong manh. (Ảnh minh họa: KT) Tác động với chính sách đối ngoại của nước Anh
Tuy nhiên, điều đáng chú ý hơn cả với một chính phủ toàn các thành viên đảng Bảo thủ là nó sẽ tác động ra sao đến chính sách đối ngoại của nước Anh.
Trước hết về mặt quốc phòng, khả năng là sẽ có nhiều thành viên trong nội các mới phản đối xu hướng cắt giảm ngân sách quốc phòng liên tục trong nhiều năm qua.
Nước Anh đang cần lấy lại sức mạnh quốc phòng, đặc biệt là Hải quân nhằm đối phó với những thách thức mới về an ninh, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ giữa phương Tây và Nga căng thẳng trong thời gian qua và quân đội Anh luôn phải đặt trong tình huống báo động trước các hoạt động của máy bay và tàu ngầm Nga hoạt động gần biên giới.
Nước Anh sẽ ở lại hay ra khỏi EU?
Với một chính phủ mới toàn người của đảng Bảo thủ, Thủ tướng David Cameron sẽ không còn chịu sức ép lớn từ đảng UKIP nhưng sẽ lại phải tìm cách dung hòa các mâu thuẫn về chủ đề này trong nội bộ đảng.
Chỉ có điều chắc chắn, đây sẽ là một trong những ưu tiên lớn nhất của nội các mới của ông David Cameron trong vài năm tới.
Tiếp tục cam kết cải cách lập pháp
Trong Quốc hội mới của Anh, có hai vị trí đáng chú ý là Nữ nam tước Stowell của vùng Beeston tiếp tục đứng đầu Thượng viện, trong khi ông Chris Grayling thay thế cựu Ngoại trưởng William Hague làm lãnh đạo mới của Hạ viện.
Ông Chris Grayling được Thủ tướng Cameron chọn làm lãnh đạo Hạ viện. Ông này sẽ thực thi một trong những nhiệm vụ được xem là quan trọng nhất trong nhiệm kỳ 5 năm tới của chính phủ đảng Bảo thủ, đó là thực thi các cải cách lớn về Hiến pháp, như sự kiểm soát thuế với Scotland hay tăng thêm quyền lực cho các thành viên của Nghị viện.
Với nhân vật Tina Stowell, việc bà tiếp tục đứng đầu Thượng viện, đồng thời còn là một thành viên đầy đủ của nội các cho thấy chính phủ Anh vẫn giữ các cam kết về theo đuổi các cải cách lập pháp liên quan đến các chủ đề gây tranh cãi, chẳng hạn như hôn nhân đồng tính. Cần nhắc lại là bà Stowell chính là người phụ trách việc thông qua Luật về hôn nhân đồng giới tại Anh.
Những nhiệm vụ trọng tâm trước mắt
Có 3 nhiệm vụ chính trước mắt mà chính phủ của ông David Cameron cần tập trung giải quyết.
Thứ nhất, đó là vấn đề Scotland hay mở rộng ra là việc cải cách Hiến pháp của Vương quốc Anh. Ngay sau khi thắng cử thì ông Cameron đã đến Scotland nhằm bàn thảo với lãnh đạo đảng Dân tộc Scotland - SNP về chủ đề này.
Xin nhắc lại là trong cuộc bầu cử vừa qua, đảng SNP đã thắng gần như tuyệt đối tại Scotland, giành tới 56/59 ghế Nghị viện, trong khi 2 chính đảng lớn nhất Anh quốc là đảng Bảo thủ và Công đảng chỉ giành được mỗi đảng 1 ghế tại Scotland.
Vì thế, trên lý thuyết thì tuy lập được một chính phủ riêng tại London nhưng đảng Bảo thủ của ông Cameron coi như không hiện diện quyền lực ở Scotland.
Chính điều này, cộng thêm những lời hứa khi tranh cử, buộc ông Cameron phải tính đến việc có những nhượng bộ cho Scotland, cụ thể là việc trao cho vùng đất này sự tự chủ gần như hoàn toàn về thuế.
Tiếp đến, chính phủ của ông Cameron sẽ phải nghiên cứu cải cách Hiến pháp Vương quốc Anh, hiện đang bất cập trong việc thực thi quyền lực giữa Nghị viện Westminster và các Nghị viện tại các quốc gia thuộc Vương quốc Anh như Scotland, Xứ Wales hay Bắc Ireland. Đây sẽ là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và rất khó khăn đối với chính phủ đảng Bảo thủ.
Tiếp đến, chủ đề quan trọng thứ hai là việc tiến hành trưng cầu ý dân về việc Anh quốc có ở lại trong Liên minh châu Âu hay không? Đây cũng là chủ đề gây chia rẽ ở trong nội bộ dân chúng Anh và giữa Anh với Scotland.
Thái độ hiện nay cho thấy ông Cameron muốn Anh vẫn ở lại EU nhưng muốn EU phải bàn thảo lại nhiều hiệp định nhằm tạo ngoại lệ cho nước Anh.
Tiếp theo, các chủ đề quan trọng khác là việc cải cách giáo dục, cắt giảm an sinh xã hội hay cả một chủ đề rất cụ thể là việc có mở rộng sân bay Heathrow ở London hay không.
Phát triển kinh tế - Nhiệm vụ không dễ dàng
Điều hành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới như Anh quốc luôn luôn là điều không dễ dàng.
Dù đã lập được chính phủ chỉ toàn người của đảng Bảo thủ nhưng trước mặt ông David Cameron và các cộng sự của mình là những chủ đề rất hóc búa như cải cách Hiến pháp, vấn đề Scotland hay trưng cầu ý dân về EU...
Có thể có rủi ro về mặt chính trị
Chưa kể, sau khi chiến thắng thì chính phủ của ông Cameron sẽ phải ngay lập tức chú ý đến tình hình kinh tế đang có dấu hiệu chững lại của Vương quốc Anh, như tăng trưởng quý I năm 2015 chỉ bằng một nửa quý IV/2014.
Thách thức giữ được tăng trưởng ở mức đến 2,6%/năm như năm 2014 là cực kỳ lớn. Tuy nhiên, xét tổng thể, chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa qua và việc có một chính phủ 100% của đảng Bảo thủ là một chỗ dựa rất lớn đối với nội các mới của ông David Cameron. Tuy sẽ có thách thức nhưng thuận lợi đối với chính phủ mới của Anh cũng là không nhỏ chút nào./.
Thùy Vân
Theo_VOV
Không có hoa hồng chờ đón Thủ tướng Cameron Chiến thắng ngoạn mục của đảng Bảo thủ tại cuộc bầu cử Hạ viện Anh ngày 7/5 đã đem lại cho Thủ tướng David Cameron thêm một nhiệm kỳ nữa. Nhà lãnh đạo Chính phủ Anh đang có một khởi đầu thuận lợi hơn nhiều so với nhiệm kỳ đầu tiên nhưng ông cũng đứng trước không ít thách thức để đạt được...