Ảnh không đụng hàng về xe rùa ở Việt Nam thời thuộc địa
Xe rùa được đóng bằng gỗ với hình dáng rất đặc trưng của hai tay cầm cong cong như sừng trâu, là loại phương tiện ‘đặc sản’ ở miền Bắc Việt Nam thời thuộc địa.
Một người đàn ông vận chuyển lương thực thực phẩm bằng xe rùa, loại phương tiện thô sơ phổ biến ở miền Bắc Việt Nam thời thuộc địa. Ảnh chụp khoảng năm 1880.
Vận chuyển lợn bằng xe rùa ở Việt Nam xưa. Loại xe này còn được gọi là xe bù-ệt, dựa theo cách gọi của người Pháp là la brouette.
Những chiếc xe rùa ở khu chợ họp ngoài thành Hà Nội. Xe rùa thời xưa được đóng bằng gỗ với hình dáng rất đặc trưng của hai tay cầm cong cong như sừng trâu.
Vận chuyển gỗ bằng xe rùa trên đường phố Hà Nội, 1896. Xe cố kết cấu rất chắc, có thể chở hàng tạ hàng hóa.
Xe rùa tại một khu chợ nhỏ ở Hà Nội.
Vận chuyển gạo bằng xe rùa trên đường cái.
Hình ảnh xe rùa chở lợn ở Hà Nội được in trên một bưu thiếp của Pháp xưa.
Xe rùa tại một xưởng cưa xẻ gỗ.
Xe rùa ở Nam Định năm 1928.
Một chiếc xe rùa chất đầy rương, hòm ở Hà Nội năm 1896.
Chở lợn ra chợ bán bằng xe rùa.
Chở gạo bằng xe rùa.
"Bắt" được tín hiệu của người ngoài hành tinh?
Theo Daily Mail, khi xung sóng nói trên được xác định, các nhà thiên văn từng yêu cầu Dự án Tìm kiếm trí thông minh ngoài Trái đất SETI (Search for Extraterrestrial Intelligence) đang tìm hiểu sâu hơn xem liệu các tín hiệu này có phải là tin nhắn của người ngoài hành tinh hay không.
Sciencealert đưa tin, các nhà khoa học nghiên cứu về người ngoài hành tinh của Đại học McGill (Canada)vừa nhận thêm 6 tín hiệu xung sóng vôtuyến nhanh FRB(fast radio bursts) đến từ cùng một điểm xa thiên hà Milky Way của Trái đất.
Theo các nhà khoa học, xung sóng vô tuyến nhanh FRB là dạng tín hiệu khó nắm bắt nhất từ không gian. Chúng là các phát xạ vô tuyến xuất hiện tạm thời và ngẫu nhiên, vừa khó phát hiện và vừa khó nghiên cứu.
Hồi tháng 3, các nhà khoa học đã xác định được 10 tín hiệu xung sóng vô tuyến nhanh mạnh mẽ đến từ cùng một địa điểm trong không gian. Và giờ đây, họ lại nhận thêm 6 tín hiệu nữa dường như cũng đến từ khu vực ấy.
Những xung sóng FRB là tín hiệu lạ lùng và bí ẩn nhất các nhà khoa học nhận được từ vũ trụ - Ảnh: CSIRO/Harvard
Mỗi FRB chỉ kết thúc sau khoảng vài mili giây. Nhưng với thời gian ngắn ngủi như vậy, chúng cũng đã phát ra năng lượng lớn tương đương Mặt trời chiếu sáng cả một ngày. Tuy nhiên, dẫu thế thì các nhà khoa học cũng chưa xác định chắc chắn cái gì đã sinh ra xung sóng ngắn và sắc nét như vậy.
Lý do con người còn mù mờ về FRB không phải vì chúng là "của hiếm". Các nhà khoa học ước tính có khoảng 2.000 FRB phóng qua vũ trụ mỗi ngày nhưng chúng quá ngắn nên rất khó để nhận diện. Đến năm 2007, nhân loại mới phát hiện ra xung sóng này và đến đầu năm nay giới khoa học mới đủ nhanh để "bắt" được chúng trong thời gian thực.
Các xung sóng này được xác định từ Đại học McGill tại Montreal, sử dụng kính thiên văn Green Bank ở West Virginia (ảnh) và tại Đài quan sát Arecibo Observatory ở Puerto Rico
Họ đã thu nhận được 16 tín hiệu đến từ cùng một nơi nên các nhà khoa học có hướng để thu hẹp lại các kiến giải về sự xuất hiện và nơi phát ra chúng.
Cụ thể, 10 tín hiệu được phát hiện từ kính thiên văn Arecibo ở Puerto Rico hồi tháng 3 năm nay. Chúng gây ấn tượng vì sự lặp lại không giống bất cứ thứ gì chúng ta từng thấy trước đó. Nhóm nghiên cứu còn phát hiện ra thêm 1 FRB từ năm 2012 cũng ở khu vực ấy.
Sau đó, nhóm nhà nghiên cứu từ Đại học McGill (Canada) xác định được thêm 6 xung sóng bí ẩn cũng đến từ cùng địa điểm được đặt tên FRB 121102.
Họ viết trên tạp chí The Astrophysical Journal: "Chúng tôi đã phát hiện 6 xung sóng vô tuyến, trong đó, 5 (xung sóng) bằng kính thiên văn Green Bank ở tần số 2 GHz, và 1 ở tần số 1,4GHz bằng Đài quan sát Arecibo trong tổng số 17 xung đã phát hiện từ nguồn này".
Họ chưa chỉ ra được chính xác địa điểm FRB 121102 nhưng dựa trên cách các tần số dần chậm lại, họ nhận định chúng đến từ một nơi vượt xa ngoài thiên hà Milky Way. Và điều đó đem lại một số manh mối khá quan trọng về nguyên nhân có thể gây ra sự kiện này.
Liệu người ngoài hành tinh đang cố liên lạc với chúng ta như trong phim Arrival? Họ có thân thiện hay sẽ hiếu chiến như Stephen Hawking lo ngại?
Hiện nay, giả thuyết hàng đầu về nguồn gốc của các xung sóng vô tuyến nhanh này là do va chạm giữa 2 ngôi sao nơ-tron, thứ tạo thành lỗ đen. Khi các va chạm này xảy ra, một lượng lớn năng lượng sóng vô tuyến ngắn, sắc sẽ bùng phát vào trong không gian.
Thứ hai, 17 xung sóng vô tuyến nhanh kia đến từ một hiện tượng khác như là từ một ngôi sao nơ-tron trẻ, nó quay cho ra đủ năng lượng và phát ra các xung sóng mạnh. Các nhà nghiên cứu còn bổ sung rằng có nhiều hơn một loại FRB và chúng có nguồn gốc khác nhau.
Theo Daily Mail, khi xung sóng nói trên được xác định, các nhà thiên văn từng yêu cầu Dự án Tìm kiếm trí thông minh ngoài Trái đất SETI (Search for Extraterrestrial Intelligence) đang tìm hiểu sâu hơn xem liệu các tín hiệu này có phải là tin nhắn của người ngoài hành tinh hay không. Nhưng vẫn chưa rõ các nhà nghiên cứu Đại học McGill lần này có nhờ sự trợ giúp của SETI không.
Trong khi đó, Stephen Hawkingluôn cảnh báo rằng, chúng ta đang chơi trò nguy hiểm bằng việc cứ cố liên hệ với họ.
Nhà vật lý vĩ đại này tin rằng, nếu người ngoài hành tinh khám phá địa cầu đồng nghĩa với việc họ muốn chinh phục và thuộc địa Trái đất. Nhưng cựu giám đốc sáng lập Viện SETI Jill Tarter không nghĩ vậy. Bà cho rằng, người ngoài hành tinh du hành xuyên không gian, qua vũ trụ sẽ thân thiện và đến trong hòa bình.
Theo Tạ Ban/Khám phá
Hòn đảo với hơn 150.000 con chim điên sinh sống Bass Rock là hòn đảo nằm ngoài khơi Scotland. Kể từ năm 1988, khi người canh giữ ngọn hải đăng qua đời, nơi đây trở thành thuộc địa của ó biển (chim điên) phương Bắc. Mạnh Hòa Theo news.zing.vn/SeabirdCentre