Anh không đói nhưng em sẽ nấu ăn nhé!
Anh đề nghị triệu tập ngay cuộc họp khẩn cấp về nguy cơ tan vỡ hạnh phúc gia đình. Thành phần gồm chồng và vợ.
Anh đồng ý rằng ô-sin là một phần tất yếu của cuộc sống, nhưng anh và con chúng ta vẫn muốn được ăn những món do chính tay em nấu. Những dịp nghỉ lễ trong năm như Giỗ tổ Hùng Vương, Quốc tế Lao động, Quốc khánh… là quá hiếm hoi để bố con anh thoát khỏi những món dở ẹc của chị giúp việc.
Anh không dám chắc, nhưng có thể em đã cố tình kiếm một chị giúp việc nấu ăn dở để anh và con hiểu được giá trị đảm đang của em.
Anh chỉ dám chắc một điều là vào những buổi tối em cắm cúi với đống công văn giấy tờ công ty, bố con anh thường xuyên rủ nhau làm vài chầu bia và gọi đồ ăn vì đói. Tất nhiên là chỉ anh uống bia, còn con thì được chén đĩa bột anh nhờ hàng bia quấy hộ. Không biết chừng bột được quấy với bia anh cũng không rõ lắm, nhưng thấy con ăn ngon lành.
Video đang HOT
Đấy là anh không muốn nói đến một thực tế là ngay cả vào những ngày nghỉ lễ hiếm hoi (chiếm tỉ lệ 9/365 ngày trong năm), em cũng vẫn thể hiện tài nấu ăn bằng các món mua sẵn như giò lụa, thịt quay chấm mắm, cà muối đóng lọ, bánh mì kẹp thịt nguội, pa tê, xúc xích. Nếu anh nhớ không nhầm thì năm vừa rồi gia đình chỉ được ăn duy nhất một món em nấu là nồi canh măng dịp Tết. Nhưng hình như là anh cũng nhầm nốt, vì anh nghe mấy bà hàng xóm đồn là em nhờ ngoài hàng nấu hộ và chỉ việc mang nồi ra lấy về, trong lúc anh đi vắng. Anh chỉ mong trong lúc ôm laptop làm việc trong ngày nghỉ ấy, em vô tình đọc được một công thức nấu ăn.
Người học rộng, uyên bác và thành đạt như em chắc thừa biết đến câu: “Tình yêu đến với người đàn ông qua đường dạ dày”. Anh bổ sung thêm là “tình yêu của con cái dành cho mẹ chúng có khi cũng vẫn đi qua đường ấy”. Nếu buổi họp khẩn cấp này không diễn ra, hoặc diễn ra trong tình trạng là dịp để em tranh thủ kêu khổ, kêu bận kiếm tiền, anh ngờ rằng trong anh sẽ nảy nở tình yêu với các đầu bếp nhà hàng (em yên tâm là với chị giúp việc nấu ăn dở tệ thì không bao giờ) và khủng khiếp hơn là tình yêu của con chúng ta sẽ hướng về “cô gái Hà Lan”, “bà mẹ Abbott” hay “Enfa Grow” gì gì đó.
Còn nữa, anh không cổ hủ đến mức bắt em phải làm đúng mấy chữ “nâng khăn sửa túi” theo nghĩa đen, nhưng khoán trắng việc giặt quần áo cho ô-sin cũng khiến em hoàn toàn không nắm được tình hình quần áo của anh và con sờn vai, bung chỉ.
Ước gì em quan tâm đến việc nhỏ ấy bằng vài cái liếc mắt, chứ chẳng cần thuộc làu, nắm rõ chi tiết như tài chính công ty em. Chứ nhiều lần rồi anh để ý, anh em công ty trêu anh, giả vờ bôi son vào cổ áo hay xịt nước hoa nữ vào người (lúc anh say hôm liên hoan tuần trước) mà rồi em cũng chẳng hay biết gì. Sáng hôm sau chị giúp việc lại nhắc khéo anh về sự kín đáo.
Sáng qua đi họp anh mới phát hiện cổ áo mình sờn hết cả, anh lại phải nhờ cô thư ký đi mua hộ 5 chiếc sơ mi, 3 chiếc quần âu để mặc dần. Đám nhân viên chúng cũng tò mò lắm khi thấy cô ấy xúng xính vác túi lớn túi nhỏ về bắt anh thử từng cái một. Dù anh đã giải thích là anh không thích đi mua đồ còn em thì bận quá, nhưng sự nghi ngờ chắc chắn sẽ vẫn còn. Cộng với vài lần anh nhờ cô ấy mua đồ ăn để mang về, bổ sung món cho bữa cơm chiều ở nhà mình, có lẽ vài tin đồn khó chịu sẽ đến tai em nay mai thôi.
Vậy nhé, hy vọng thư này không bị lẫn trong đám thư công việc quan trọng của em để chúng ta có thể sớm bàn bạc về chuyện hệ trọng này.
Theo VNE
"Đơn giản là chồng đã chán vợ rồi!"
"Vợ chẳng làm gì sai? Đơn giản là chồng đã chán vợ rồi". Chẳng cần giấu giếm thêm, anh lạnh nhạt đuổi mẹ con Quyên ra khỏi nhà với lý do "hết tình thì hết tiền". Thêm vào đó, nhà này là của bố mẹ anh.
Từ trước đến giờ, Quyên luôn tự nhủ: " Chỉ cần mình ngoan ngoãn, nghe lời chồng, đảm đang công việc, tề gia nội trợ, chăm con khéo, chồng sẽ thương yêu, sống có trách nhiệm hơn".
Thế nhưng, chị suy sụp hoàn toàn khi biết tin anh Huấn phản bội mình. Chị trống trải, cô đơn, thất vọng với cái gọi là tình yêu mà anh dành cho chị. Nhớ ngày nào, anh thề sống thề chết đòi gia đình phải cưới chị bằng được. Vậy mà giờ đây...
Nhà anh thuộc diện khá giả ở thị trấn, trong khi chị sinh ra ở vùng "chó ăn đá, gà ăn sỏi". Có lẽ Quyên xinh đẹp lại ngọt ngào, là đối tượng của nhiều chàng trai, trong đó có Huấn nên ngay từ lần đầu gặp gỡ, trái tim anh đã thổn thức loạn nhịp vì chị.
Ngày ra mắt, bố mẹ anh không mấy thiện cảm với Quyên vì gốc gác, quê quán của chị khác biệt. Nhưng vì con trai, họ đành chấp nhận để hai người đến với nhau.
Nếu được tự nhận, có lẽ chị thấy mình là người đàn bà hạnh phúc nhất thế giới vỏn vẹn trong 3 tuần đầu tiên sau khi làm vợ Huấn. Còn sau đó, hai vợ chồng chị sống riêng trong một căn hộ được bố mẹ chồng mua cho ngay giữa trung tâm thủ đô. Ngày ngày đúng giờ tan sở, chị lại chạy vội chạy vàng đi chợ, nấu cơm, giặt giũ, quét dọn nhà cửa rồi mòn mỏi chờ chồng về ăn cơm.
Nhiều người bạn của chị thắc mắc: " Tại sao Quyên làm trong một công ty nước ngoài mà về sớm hơn cả cái lão làm công ăn lương trong nhà nước nhỉ?". Chị lại cười xòa: " Ôi đàn ông mà, họ có tới cả trăm công nghìn việc ấy chứ!".
Trăm công nghìn việc của chồng chị chính là bia bọt, chém gió, chơi tenis, bơi lội... Chị biết và chị tôn trọng chồng. Đêm nào chị cũng chờ chồng. Sớm thì 11 giờ anh về, muộn thì có khi tới 2 giờ sáng.
Càng ngày, chị càng thấy mình cô đơn, vò võ trong căn nhà 70m2 này. Đôi lần, chị lại gợi ý chồng cho chị đi cùng tới những nơi anh tới. Nhưng anh lại gạt đi: " Đàn bà thì biết gì. Không phải vợ định quản chồng đấy chứ?".
Đã có giai đoạn chị suy sụp hoàn toàn khi biết tin anh Huấn phản bội mình (Ảnh minh họa).
Chị chấp nhận, bởi ngay từ khi đồng ý yêu và cưới anh, chị đã nhận ra anh là một con ngựa bất kham. Anh đã thích gì, sẽ làm cho bằng được. Và ngược lại, nếu cố giữ anh, anh sẵn sàng tung hê hết. Càng ngày, chị càng nằm lòng câu nói của chồng: " Chỉ cần vợ ngoan, chồng sẽ tốt lại".
Từ khi Quyên có thai, anh ít về nhà hơn. Có lúc 2, 3 hôm anh vẫn chưa về. Gọi điện thì lúc anh bảo đang đi công tác, lúc ở Vũng Tàu, lúc trên Tuyên Quang.
Cô bạn thân bảo chị: " Chồng Quyên có vấn đề rồi". Chị lại cười xòa: "Bà không hiểu gì về anh ấy thì đừng nên nói gì. Vợ chồng tôi mới lấy nhau được vài tháng, anh ấy yêu tôi lắm".
Đã có lúc chị thấy sức chịu đựng của chị thật phi thường. Bụng mang dạ chửa mà lầm lũi đi làm rồi về nhà một mình chờ đợi. Chị chờ thôi chứ không dám gọi, gọi chắc chắn sẽ bị anh mắng cho "cái tội gọi nhiều".
Chị vui sướng như bắt được vàng khi có lần anh về sớm và dẫn theo một đám bạn về nhà dùng cơm. Chị lại nai lưng ra làm đồ ăn rồi dọn dẹp chẳng khác nào ôsin. Có chị đồng nghiệp của anh Huấn ái ngại vào giúp Quyên một tay nhưng anh lại sĩ diện bảo: "Em cứ để cho nó làm một thể, đụng vào bẩn tay".
Trái tim Quyên như có ai bóp nghẹt. Chị tủi thân lắm, quay nhanh đi vào bếp giấu những giọt nước mắt lăn dài.
Người ngoài nhìn vào, chẳng phải kể họ cũng sẽ thấy đấy là một gia đình bất thường. Vợ chồng gì mà mỗi người một nơi. Chồng đi tối ngày, vợ lúc nào cũng tha thẩn như cái bóng trong nhà, hết đứng dậy ngồi xuống lại chạy ra ngõ chờ đợi, trong tay lăm lăm cái điện thoại. Mọi thứ dần trôi qua với sức chịu đựng, tính kiên nhẫn của Quyên.
Những tưởng sau khi bé Bi chào đời thì anh sẽ yêu mẹ con chị hơn. Thế nhưng tần suất đi chơi của anh lại càng tăng lên.
Một mình chị vất vả chăm con, giặt giũ, quét dọn và... chờ chồng. Nhưng chị chỉ nhận được ánh mắt khó chịu của anh. Nhìn thấy vợ, anh chẳng buồn chào hỏi, lặng lẳng ôm máy tính sang phòng bên chat chit cả đêm.
Chị mà có sang mở cửa phòng, anh sẽ gắt um lên: " Trông con đi chứ, còn mò sang đây làm gì?".
Tính ra "chuyện ấy" của vợ chồng chị có vấn đề thật. Từ khi cưới tới khi sinh con xong, số lần yêu đếm trên đầu ngón tay. Chị cảm thấy vợ chồng chị lệch pha nhau rõ rệt. Chị muốn có điều gì đó êm ái, nhẹ nhàng còn anh muốn dữ dội, đôi khi thô lỗ. Có lẽ vì không gặp nhau tại cùng một điểm nên vợ chồng lại càng xa nhau hơn chăng, chị nghĩ vậy?
Một ngày, chị đứng tim khi nhìn thấy chồng mình đang tay trong tay với một người đàn bà khác ngoài đường. Họ đang đi vào một khách sạn ở phố cổ. Người đó chẳng phải ai xa lạ, đó chính là cô gái đã định giúp chị rửa bát mới đây.
Lúc này, sức chịu đựng của chị dường như đã chạm ngưỡng. Chị không muốn buông xuôi, nhưng chị muốn rõ ràng và níu kéo anh.
" Tại sao anh nỡ đối xử với mẹ con em như thế? Em đã làm gì sai?" - Chị thổn thức.
" Vợ chẳng làm gì sai? Đơn giản là chồng đã chán vợ rồi". Chẳng cần giấu giếm thêm, anh lạnh nhạt đuổi mẹ con chị ra khỏi nhà với lý do " hết tình thì hết tiền". Thêm vào đó, nhà này là của bố mẹ anh.
Tay bế con, tay cầm túi lôi thôi lếch thếch bước đi, chị ước giá như chị chưa có con, chắc chắn chị sẽ đi xa lắm. Chị muốn để cơn mưa ngoài trời gột rửa hết những ê chề đang ngập tràn trong chị. Nhưng nếu dầm mưa như vậy, Bi nhà chị sẽ ốm mất.
Gạt nước mắt, chị thuê một phòng trọ ở ngoại thành ở tạm. Nghĩ lại, chị thấy mình may mắn, ngoài đứa con bé bỏng, chị vẫn còn công việc, bạn bè.
Dần dần, Bi cứng cáp hơn. Nhờ trời thương bé khỏe, chị gửi đi học, công việc của chị càng ngày càng thuận lợi. Chị tính sẽ không "dây dưa" với đàn ông nữa, Huấn đã là một bài học quá đủ với chị.
Nhưng sau khi gặp Long, một chàng trai cùng công ty, chị nghĩ khác. Long đã khiến trái tim chị rộn ràng trở lại. Điều tuyệt vời nhất là anh rất yêu Bi, Bi cũng rất quý anh. Cuộc sống của chị dường như bước sang một trang mới, hoàn toàn vui vẻ, đầy ắp tiếng cười.
Ngày Long ngỏ lời với chị cũng là ngày Huấn đột nhiên quay lại, van xin chị tha thứ. Nghe anh đổ tội cho người thứ 3, nghe tiếng anh khóc nức nở, chị chẳng còn thấy đau đớn, xót xa như trước đây.
" Đơn giản, vợ đã chán chồng rồi!" - Nói xong, chị từ biệt anh để hòa vào dòng người tấp nập.
Theo Ngoisao
Mệt mỏi vì thông gia "đại chiến" giành quyền chăm cháu Mặc cho những đứa trẻ còn ngô nghê trước sự tranh giành của người lớn, mặc cho các nàng dâu phải rơi nước mắt vì khó xử, công cuộc tranh giành quyền chăm cháu của ông bà nội, ngoại vẫn diễn ra trong nhiều gia đình. Với khuôn mặt tiều tụy, chị Lan (Hà Đông, Hà Nội) vừa trút bầu tâm sự với...