Anh “khoe” tàu sân bay mới dài tương đương 28 chiếc xe buýt
Tàu sân bay mới của hải quân hoàng gia Anh đã được đặt tên tại một buổi lễ có sự tham gia của Nữ hoàng Anh Elizabeth II ở Scotland hôm qua 4/7.
Nữ hoàng Anh và chồng tham dự lễ đặt tên cho tàu sân bay mới.
Nữ hoàng Elizabeth II đã đập một chai rượu whiskey vào tàu chiến lớn nhất của Anh khi bà đặt tên cho con tàu tại xưởng đóng tàu Rosyth. Vị Nữ hoàng 88 tuổi đã tham gia buổi lễ đặt tên cùng chồng, ông hoàng Philip, người từng phục vụ trong hải quân thời Thế chiến II.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth là một trong 2 hàng không mẫu hạm được chế tạo với chi phí tổng cộng 10,6 tỷ USD để tăng cường các khả năng của hải quân Anh.
Nữ hoàng Elizabeth cho hay con tàu chỉ huy tương lai của Anh, dự kiến sẽ đi vào phục vụ năm 2020, “đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử hải quân”.
“Dù con tàu này có thể phục vụ ở đâu, thực hiện nhiệm vụ gì, hãy để tất cả những người phục vụ trên đó biết rằng hôm nay con tàu sẽ được phù hợp với những lời cầu nguyện của chúng tôi để đạt được thành công và trở về an toàn”, Nữ hoàng Elizabeth II nói.
“Tôi đặt tên cho con tàu này là Queen Elizabeth. Chúa phù hộ cho nó và tất cả những người đi trên tàu”, bà tuyên bố.
Con tàu được đặt tên theo đương kim Nữ hoàng của Anh và Nữ hoàng Elizabeth I, người trị vì từ 1558-1603.
Thủ tướng Anh David Cameron gọi HMS Queen Elizabeth “sẽ là mũi nhọn của sức mạnh trên biển của Anh trong nửa thế kỷ tới”.
Đội bay nhào lộn Red Arrows nổi tiếng của Anh hôm qua cũng tham gia trình diễn chào mừng tàu sân bay mới, nhả khói xanh, đỏ và trắng bên trên con tàu.
Video đang HOT
Dài hơn 28 chiếc xe buýt
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth hiện là tàu chiến lớn nhất của Anh.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth dài 280 m, tương đương 28 chiếc xe buýt tại London hoặc gần gấp 3 lần chiều dài của cung điện Buckingham – và cao 56 m.
Hoàng gia Anh đã không có tàu sân bay nào kể từ khi chính phủ liên minh của Thủ tướng Cameron cho về vườn các tàu sân bay cũ của Anh hồi năm 2010 trong khuôn khổ các biện pháp thắt chặt chi tiêu.
HMS Queen Elizabeth, thuộc lớp Queen Elizabeth (QE), được khởi đóng 7 năm trước. Con tàu sẽ được hạ thủy lần đầu tiên vào cuối tháng này và các cuộc thử nghiệm trên biển dự kiến bắt đầu vào năm 2017. Các chuyến bay thử đối với máy bay chiến đấu tàng hình Lockheed Martin F-35 được trang bị cho tàu sân bay sẽ bắt đầu vào năm 2018.
Trong khi đó, con tàu chị em của HMS Queen Elizabeth, tên gọi HMS Prince of Wales, vẫn đang được đóng.
Khi đi vào hoạt động đầy đủ, các tàu sân bay mới lớp QE có thể chở 40 máy bay và sẽ là một căn cứ di động cho hải quân, không quân và thủy quân lục chiến Anh khắp thế giới.
Đội bay nhào lộn Red Arrows nổi tiếng của Anh trình diễn chào mừng tàu sân bay mới.
Bộ trưởng quốc phòng Anh Philip Hammond cho rằng HMS Queen Elizabeth đã chứng minh năng lực của Anh.
“Con tàu này – tàu chiến lớn nhất mà hải quân Anh từng có – là một minh chứng cho khả năng của Anh, với sự đóng góp của những công nhân giỏi nhất trên khắp cả nước”, ông Hammond cho biết trong một tuyên bố.
Được hợp tác chế tạo bởi một nhóm gồm các tập đoàn BAE Systems, Babcock, Thales và Bộ quốc phòng Anh, việc đóng các tàu sân bay mới có sự tham gia của khoảng 10.000 công nhân tại 6 xưởng đóng tàu.
Nhưng với việc Queen Elizabeth và máy bay chiến đấu F-35 chưa được đưa vào sử dụng cho tới tận năm 2020, Anh sẽ không có tàu sân bay nào trong 6 năm tới.
Hiện đã nảy sinh các câu hỏi về việc liệu Anh có cần các tàu sân bay lớn như vậy hay không trong khi vai trò quân đội của nước này giảm bớt trên thế giới.
Theo Dantri
Trung Quốc "bêu riếu" Nhật, công bố lời thú nhận tội ác chiến tranh
Trung Quốc hôm nay (3/7) bắt đầu công bố "lời thú nhận" của 45 tội phạm chiến tranh người Nhật trong Thế chiến II, trong động thái mới nhất khơi dậy sự chú ý của công chúng vào quá khứ, giữa lúc căng thẳng về chủ quyền biển đảo giữa hai nước chưa hạ nhiệt.
Đài tưởng niệm các nạn nhân vụ thảm sát Nam Kinh
Những văn bản trên, do những tội phạm người Nhật đã bị xét xử và kết án tại Trung Quốc sau cuộc chiến tự viết tay, sẽ được công bố lần lượt mỗi ngày một văn bản, trong vòng 45 ngày, website của Cơ quan lưu chiểu nhà nước Trung Quốc khẳng định.
Trong bản "thú tội" đầu tiên, ghi năm 1954, Keiku Suzuki, một trung tướng và là chỉ huy của sư đoàn 117 của Nhật, thừa nhận đã ra lệnh cho một đại tá có tên Taisuke "phóng hỏa thiêu rụi những căn nhà của khoảng 800 hộ gia đình, và sát hại 1000 nông dân Trung Quốc trong một đợt đi càn", tại khu vực Đường Sơn, bản dịch của cơ quan trên cho biết.
Một trong số hàng nghìn tội ác khác, viên sỹ quan này còn thừa nhận trong tài liệu dài 38 trang rằng ông đã "sát hại một cách tàn bạo 235 nông dân Trung Quốc đang tìm cách ẩn náu tại một ngôi làng gần Lujiayu (trong số này có hành vi rạch đứt phần hông của những phụ nữ có thai)", và rằng ông đã "ra lệnh cho Đội phòng dịch và cấp nước phát tán virus dịch tả tại 3-4 ngôi làng".
Hiện chưa rõ liệu lời thú tội của viên sỹ quan trên, cũng như những lời thú tội sắp được công bố liên quan tới 45 tội phạm chiến tranh bị xét xử tại Trung Quốc năm 1956, đã từng được công bố hay chưa.
Suzuki bị quân đội Liên Xô bắt giữ ở giai đoạn cuối của cuộc chiến và được chuyển cho Trung Quốc giam giữ năm 1950, các tài liệu trước đây của nước này cho biết. Viên sỹ quan Nhật này bị kết án 20 năm tù giam, nhưng được trả tự do năm 1963.
Những tội ác ghê tởm
Việc công bố những bản thú tội được tiến hành giữa lúc quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh đang căng thẳng do những tranh chấp trên biển Hoa Đông. Bắc Kinh cũng cáo buộc rằng việc Nhật Bản diễn giải lại bản hiến pháp hòa bình có thể mở đường cho quá trình tái quân phiệt hóa một đất nước mà Trung Quốc cho là không hối lỗi đầy đủ về các hành động của mình trong Thế chiến II.
Trung Quốc thường cáo buộc Nhật né tránh lịch sử hiếu chiến tại châu Á, và những chỉ trích này càng tăng kể từ sau khi thủ tướng Shinzo Abe tái đắc cử tháng 12/2012. Ông Abe luôn ủng hộ một việc có chính sách đối ngoại và quân đội mạnh mẽ hơn.
Hồi tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc đã nổi giận khi ông Abe tới thăm đền chiến tranh Yasukuni, nơi thờ những người Nhật thiệt mạng vì chiến tranh, bao gồm nhiều cựu sỹ quan quân đội bị kết án là tội phạm chiến tranh và bị xử tử.
"Những tài liệu này là bằng chứng xác đáng về những tội ác ghê tởm mà đế quốc Nhật đã gây ra cho người Trung Quốc", phó giám đốc Cơ quan lưu chiểu nhà nước Trung Quốc Li Minghua khẳng định với hãng thông tấn Tân Hoa Xã.
"Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, bất chấp công lý và lương tri, đã công khai đổi trắng thay đen, lừa dối công chúng và tô hồng sự hiếu chiến của Nhật và lịch sử đô hộ kể từ khi nhậm chức", ông Li nói.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP
Nhật Bản điều chỉnh chính sách quốc phòng, Trung Quốc bất an nhất Giới phân tích cho rằng, động thái của Nhật Bản là để đối phó với việc Trung Quốc ngày càng có nhiều hành động đơn phương gây bất ổn. Ngày 1/7, các chính đảng trong liên minh cầm quyền ở Nhật Bản đã nhất trí về việc thực hiện một sửa đổi lớn trong chính sách an ninh thời hậu chiến của nước...