Ảnh: Khách Tây hào hứng cất vó ở phố cổ Hội An
Ở con nước lợ nơi giao nhau giữa sông Thu Bồn và biển Cửa Đại, ngày ngày có nhiều ông Tây, bà đầm hào hứng sắm vai ngư dân cất vó.
Ở bãi bồi Cồn Doi – mỏm đất nhô cao nơi giao nhau giữa hạ nguồn sông Thu Bồn và cửa biển Cửa Đại (thành phố Hội An, Quảng Nam), hình ảnh bà Nguyễn Thị Nữ 69 tuổi, người ngày ngày đảm nhận vai trò hướng dẫn cất vó đã trở nên rất đỗi thân quen. Đặc biệt, các ông Tây, bà đầm cực kỳ thích thú với tour du lịch trải nghiệm kéo vókhi đến tham quan phố cổ.
Đồng hành với bà Nữ trong việc hướng dẫn du khách kéo vó là chồng bà, ông Mai Văn Trúc, 72 tuổi. Hai vợ chồng đã gắn bó với Cồn Doi ngót nghét 43 năm. Ngần ấy thời gian, họ mưu sinh nhờ con nước Cửa Đại bằng cái nghề kéo vó, quăng chài gần bờ. Hơn 10 năm trở lại đây, ông bà mới kiêm thêm nghề hướng dẫn viên cất vó nhằm mang lại trải nghiệm thú vị cho du khách đến Hội An.
Ông Trúc chia sẻ, trung bình một ngày, ông bà đón khoảng 20-30 khách: “Vợ chồng tôi hợp đồng với công ty lữ hành ở địa phương và đơn vị này đảm nhận việc giới thiệu, chở khách qua Cồn Doi để chúng tôi hướng dẫn trải nghiệm tour cất vó. Với nhóm 1-4 du khách, chúng tôi được trả 50 nghìn đồng. Với nhóm từ 5 du khách trở lên, công ty chi thù lao 90 nghìn đồng. Thời gian dành cho mỗi nhóm tầm 30 phút”.
Một ngày tháng 10, nhóm du khách người Anh này vượt khúc sông chia cắt Cồn Doi để “sắm vai” ngư dân, tập cất vó giữa một vùng mênh mông biển nước.
Video đang HOT
Sau vài thao tác hướng dẫn cơ bản của vợ chồng ông Trúc, 2 nam du khách tự tin ngồi lên trước trục quay. Rồi chẳng mấy chốc, cả nhóm đã nắm được quy trình cất vó với các động tác phối hợp nhuần nhuyễn giữa tay và chân.
“Chiếc vó nặng tầm 20kg và khi ngâm dưới nước, khối lượng của nó tăng lên rất nhiều. Do đó, người kéo phải vận dụng sức của cả chân và tay. Trong khi tay kéo trục quay về phía người mình thì chân phải đạp mạnh xuống dưới trục quay. Đủ lực, vó sẽ được cất lên”, bà Nữ chỉ dẫn.
Alain – thành viên trong nhóm du khách người Anh – hào hứng trong lần đầu tiên cất vó.
Cậu bé nhỏ nhất trong nhóm cũng không thể bỏ qua trải nghiệm hết sức thú vị này.
Thời khắc Alain kéo chiếc vó lên khỏi mặt nước, Julie không khỏi phấn khích khi nhìn thấy những chú cá nhảy tanh tách trong vó.
Đúng lúc này, ông Trúc bơi chiếc thúng chai ra thu gom mẻ cá mà nhóm du khách vừa cất được.
Thấy vậy, Julie nhanh chóng rời khỏi trục quay, lội xuống nước để ghi lại hình ảnh chiếc vó chứa tôm cá.
“Đây là lần đầu tiên tôi biết đến nghề cất vó. Một trải nghiệm hết sức thú vị khi đến du lịch ở phố cổ Hội An. Chắc chắn, tôi sẽ không bao giờ quên kỉ niệm đẹp này”, Julie vui vẻ chia sẻ sau khi kết thúc tour cất vó.
Theo vtc.vn
Từ Quảng Nam nghĩ về Huế
Đến Quảng Nam, được thăm Khu đô thị cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn, Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng, tôi như thêm yêu mảnh đất và con người nơi đây.Từ đây lại nghĩ về TP Huế cũng có nhiều di tích mà thấy tiếc nuối...
Một ngôi nhà cổ ở phố cổ Gia Hội (thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Ảnh: Nguyễn Văn Toàn)
Từ Huế đi Quảng Nam
Vào giữa tháng 9, tôi có dịp thăm Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại tỉnh Quảng Nam. Xuất phát từ thành phố Huể (tỉnh Thừa Thiên - Huế), chiếc xe khách chở đoàn du lịch hướng về mảnh đất xứ Quảng. Xe chạy chậm để khách có thể ngắm cảnh dọc đường nên khởi hành từ 7 giờ 10 phút thì đến 11 giờ 15 phút, chúng tôi mới đến địa phận của thôn Phú Thạnh (xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) - nơi tọa lạc tượng đài.
Qua hướng dẫn viên, chúng tôi được biết tượng đài lấy nguyên mẫu từ Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ ở tại xã Điện Thắng (huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Mẹ có 9 con trai, một con rể và hai cháu ngoại hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Một ấn tượng nữa đối với chúng tôi là bên trong tượng đài là nhà bảo tàng các Mẹ Việt Nam anh hùng. Đây là lần đầu tiên chúng tôi tham quan một bảo tàng độc đáo như vậy.
Không thăm được Hội An, Mỹ Sơn trong dịp 20 năm hai khu di sản này được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận Di sản văn hóa thế giới (1999 - 2019) quả là điều đáng tiếc. Tuy nhiên, chúng tôi đã có dịp đến thăm Khu đô thị cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn. Đặc biệt, những đền tháp tại Mỹ Sơn khiến du khách say mê. Sau chuyến đi, mới biết khu đền tháp Mỹ Sơn là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.
Tác giả (bên phải) tại Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại tỉnh Quảng Nam vào tháng 9/2019
Khu di tích đền tháp này được đánh giá ngang hàng về giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật với các di tích đền tháp nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á như Angkor (Campuchia), Bagan (Myanmar), Borobudur (Indonesia), Ayutthaya (Thái Lan). Chính vì vậy, vào ngày ngày 4/12/1999, tại thành phố Marrakech (Maroc), Khu đền tháp Mỹ Sơn được ghi danh vào danh sách Di sản Văn hóa Thế giới của UNESCO như "điển hình về trao đổi văn hoá" và "bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất".
Đúng như Kazimierz Kwiatkowski (1944 - 1997) - người kiến trúc sư Ba Lan tài ba nhiều năm gắn bó với Khu đền tháp Mỹ Sơn đã nhận định: "Người Chămpa cổ đã gửi tâm linh vào đất đá; và đã biết dựa vào thiên nhiên để làm nên một Mỹ Sơn tráng lệ - thâm nghiêm - hùng vĩ. Đây là một bảo tàng kiến trúc điêu khắc nghệ thuật vô giá của nhân loại mà sẽ còn lâu chúng ta mới hiểu hết".
Nghĩ về những di sản ở Huế
Cách bảo tồn Khu đô thị cổ Hội An của tỉnh Quảng Nam đã cho tỉnh Thừa Thiên - Huế thấy được thực tế là phải luôn gắn bảo tồn với quá trình phát triển, nhu cầu thiết yếu của người dân. Từ năm 1999, 459 di tích của Khu đô thị Hội An đã được tu bổ với tổng kinh phí hơn 182,6 tỷ đồng. Kết quả là tính đến tháng 5/2017 đã có du khách thứ 10 triệu mua vé tham quan phố cổ Hội An. Bởi thế nhắc tới phố cổ, nhiều người nghĩ ngay đến Hội An. Sống tại một thành phố di sản như Huế từ nhỏ nhưng mỗi lần đến tham quan Hội An, tôi như choáng ngợp bởi vẻ đẹp cổ kính của nơi đây.
Nhưng ít ai biết Huế cũng có phố cổ Bao Vinh, phố cổ Gia Hội với những kiến trúc cổ của người Việt, người Hoa và cả người Ấn Độ. Ngôi nhà của một gia đình người Ấn Độ theo đạo Hinđu ở ấp Đông Tri Thượng xưa thuộc phố cổ Gia Hội, theo PGS.TS Nguyễn Văn Đăng (Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế) thì đây là ngôi nhà có kiến trúc duy nhất thuộc loại này ở Huế.
Đọc những số liệu dưới đây, chúng ta chắc hẳn sẽ cảm thấy tiếc nuối. Năm 1998, Cục Bảo tồn Bảo tàng và Trường Đại học nữ Chiêu Hoà (Nhật Bản) đã có một cuộc điều tra và xác định được toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế có 690 ngôi nhà có niên đại từ năm 1900 trở về trước, trong đó thành phố Huế có 330 nhà. Còn theo số liệu khảo sát năm 2002 của UBND thành phố Huế thì toàn thành phố Huế có 4.228 nhà vườn, trong đó có 705 nhà rường và 150 nhà cổ tiêu biểu. Vào năm 2010, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết còn 1.778 ngôi nhà vườn, 85 vương phủ trong thành phố Huế.
Nhưng hiện nay, theo thống kê, toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế chỉ còn khoảng 150 nhà vườn có giá trị lịch sử văn hóa, trong đó ở thành phố Huế có 50 nhà vườn "đạt" chuẩn đặc trưng xứ Huế. Đặc biệt nhất, hai khu phố cổ Bao Vinh (thị xã Hương Trà) và Gia Hội (thành phố Huế), nơi lưu giữ hình hài đời sống của cư dân đất Cố đô Huế, hiện đang mai một dần khiến du khách đến Huế phải... giật mình!
Văn Toàn
Theo giaoducthoidai.vn
Hợp tác du lịch giữa 4 tình miền Trung với vùng nam Lào Xúc tiến hợp tác du lịch giữa các tỉnh nam Lào với 4 tỉnh thành miền Trung Việt Nam. Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Champasac vừa phối hợp các địa phương tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch giữa 3 tỉnh Nam Lào là Attapeu, Sekong, Slavan với 4 tỉnh, thành phố Việt Nam là Đà Nẵng, Thừa...