Ảnh hưởng trong Hollywood chưa đủ, có những biểu tượng đã gây xôn xao trong các ngành khoa học xã hội khác
Những biểu tượng văn hóa theo một cách nào đó tác động mạnh mẽ đến công chúng không những trong lĩnh vực giải trí mà còn cả các ngành khoa học xã hội khác. Họ đã trở thành đề tài bàn tán sôi nổi của dư luận và học giả.
Sức ảnh hưởng và sự táo bạo của Madonna không chỉ dừng ở trong âm nhạc. Bà còn tác động không nhỏ đến những ngành khoa học xã hội khác. Việc Madonna sử dụng hình ảnh tình dục không những mang lại lợi ích cho sự nghiệp của cô mà còn xúc tác cho diễn ngôn công khai về tình dục và nữ quyền. John Fiske (sinh năm 1939) là một học giả truyền thông đã giảng dạy trên khắp thế giới đã nhận định rằng ý thức trao quyền bình đẳng cho nữ giới mà Madonna đưa ra là sự kết nối chặt chẽ với niềm vui của việc kiểm soát niệm vui bản thân, về tình dục và quan hệ xã hội của một người.
Tupac Shakur không chỉ dừng lại như một rapper vĩ đại nhất, mà ông còn xuất hiện trong hàng loạt các tài liệu khác nhau, đặc biệt là vấn đề xã hội học. Các ca khúc của Tupac là biểu tượng của kháng chiến và hoạt động chống lại sự bất bình đẳng.
Cái chết đột ngột của Tupac cũng đã dấy lên những tin tức huyền bí và thần thoại buộc những nhà xã hội học và giáo sư bước vào nghiên cứu. Giáo sư Truyền thông Murray Forman thuộc Đại học Northeastern , nói về tình trạng thần thoại cuộc sống và cái chết của Shakur trong bài nói chuyện của ông mang tên “Tupac Shakur: OG (Ostensibly Gone)”.
Bên cạnh đó, mâu thuẫn cũa Tupac với giới hip hop cũng khiến các học giả bước vào cuộc nghiên cứu về sự tức giận trong âm nhạc và cách hành xử chống lại giận dữ giành cho người trẻ tuổi.
Marilyn Monroe là một trong những diễn viên đình đám mọi thời đại, và cho đến thời điểm này, cô vẫn luôn thu hút rất nhiều bài báo cáo khoa học trong mọi ngành khoa học xã hội.
Marilyn Monroe được đánh giá và nhận xét như một biểu tượng và là minh chứng của một giai đoạn thăng trầm của văn hóa đại chúng. Sự nổi tiếng lâu dài của Marilyn đã khiến các học giả lao vào mổ xẻ khi cô là một kẻ có hai mặt đối lập: một biểu tượng tình dục và làm đẹp, đồng thời nổi bật cả về đời sống cá nhân và tuổi thơ bất ổn.
Marilyn Monroe liên kết chặt chẽ với các cuộc thảo luận rộng hơn về các hiện tượng hiện đại như truyền thông đại chúng, danh vọng và văn hóa tiêu dùng. Cô xuất hiện mọi nơi từ quán bar, văn hóa nhạc pop, văn chương, sự hấp dẫn về mặt tính dục, cả về mặt lịch sử và văn hóa. Cái chết của cô cũng trở thành một trong những dấu hỏi và được mổ xẻ nhiều nhất về đời sống showbiz cùng với chính trị.
The Beatles được xem là minh chứng rõ nhất cho sức mạnh của âm nhạc đến những ngành xã hội khác, khi quá trình hoạt động của nhóm tác động khủng khiếp đến mọi mặt của cuộc sống con người. Từ những năm 1920, Hoa Kỳ đã thống trị nền văn hóa giải trí phổ biến trên khắp thế giới, qua các bộ phim Hollywood, nhạc jazz, âm nhạc Broadway cho đến khi The Beatles xuất hiện.
Nhóm cũng khiến các nhà xã hội học cùng các học giả mổ xẻ nhiều vấn đề về văn hóa khi The Beatles đã hoạt động trong các đấu trường xã hội và chính trị khác nhau, thúc đẩy các phong trào như giải phóng phụ nữ, giải phóng đồng tính và chủ nghĩa môi trường.
Michael Jackson
Giới truyền thông đã tôn vinh Jackson là “Vua nhạc Pop” bởi vì, trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã tạo nên cuộc cách tân về nghệ thuật của video âm nhạc và mở đường cho nền nhạc pop hiện đại. Vào ngày 29 tháng 12 năm 2009, Viện phim Mỹ công nhận cái chết của Jackson là một “khoảnh khắc mang ý nghĩa trọng đại” khi “gây nỗi đau buồn trên khắp thế giới và những lời ca tụng chưa từng thấy trên toàn cầu”.
Vào năm 2015, hai thủ thư trường đại học tìm thấy những ảnh hưởng mở rộng của Jackson trong học thuật bao gồm những báo cáo nghiên cứu về Jackson trong âm nhạc, văn hóa đại chúng, hóa học và nhiều chủ đề khác.
Tên, hình ảnh và giọng nói của Presley có thể nhận ra ngay lập tức trên toàn cầu. Ông là trung tâm không chỉ để xác định nó như một thể loại âm nhạc mà còn làm cho nó trở thành một nền tảng của văn hóa thanh niên và thái độ nổi loạn.
Không chỉ những thành tựu của Presley, mà cả những thất bại của ông nữa, được nhìn thấy bởi một số nhà quan sát văn hóa và từ đó họ mổ xẻ nhiều vấn đề khác nhau.
Theo tinnhac
"Lăn Đến Bên Em": Tình yêu chân thành bắt đầu từ một lời nói dối
Ra mắt giữa những bom tấn mùa hè liên tiếp, câu chuyện tình yêu "Lăn Đến Bên Em" (tựa Pháp: "Tout le monde debout", tựa Anh: "Rolling to You") giản dị nhưng rất đỗi tinh tế và đầy sức sống sẽ khiến bạn phải "rớt tim" vài lần vì không thể chịu nổi độ dễ thương của các nhân vật.
Honoré de Balzac có câu "L'amour est la poésie des sens" tạm dịch là "tình yêu là bài thơ của những xúc cảm". Nếu như thế thì câu chuyện tình của ông chú Jocelyn trong phim tình cảm Rolling to You ("Lăn" Đến Bên Em, tựa Pháp Tout le monde debout) là một lá thơ tình ngọt ngào với đầy tiếng cười tinh tế.
Trailer "Rolling to You" ("Lăn" Đến Bên Em)
Chuyện kể rằng, Jocelyn (vào vai bởi Franck Dubosc, đồng thời là đạo diễn phim) là một doanh nhân thành đạt, một tay chơi có tiếng hay tán tỉnh mấy cô em trẻ trung và có sở thích nói dối không biết ngượng mồm. Một ngày, ông chú này nhận được tin mẹ qua đời và đến... nhầm đám tang, sau đó tạt về ngôi nhà cũ của mẹ để hồi tưởng kỷ niệm.
Thế rồi trong lúc đang ngồi trên xe lăn của bà thì cô hàng xóm xinh đẹp Julie (Caroline Anglade) xuất hiện. Julie lầm tưởng Jocelyn là người khuyết tật (khi đang ngồi lên xe của mẹ ông) nên đã giới thiệu ngay mình là người chuyên chăm sóc cho người bệnh và ngỏ ý muốn giúp đỡ. "Choáng" vì vẻ hấp dẫn của cô nàng, Jocelyn quyết định nói dối mình bị liệt và được Julie giới thiệu cho chị gái của mình là Florence (Alexandra Lamy), một người phải ngồi xe lăn thực sự.
Đã trót đâm lao thì phải theo lao, nói dối thì dối cho trót, Jocelyn tiếp tục giả bệnh để gặp gỡ Florence và dần dần có tình cảm với người phụ nữ phóng khoáng, xinh đẹp này. Tuy nhiên thời gian trôi đi thì ông phải đối mặt với cái giá của những câu dối trá cửa miệng: liệu phải làm gì khi Florence phát hiện ra sự thật bởi rõ ràng Jocelyn không thể ngồi xe lăn mãi mãi, ông bán giày thể thao cho cả giày của Uma Thurman trong Kill Bill cơ mà!
Tình yêu chân thành bắt đầu bằng câu nói dối
Cả bộ phim nói cho cùng là câu chuyện của những lời nói dối, mỗi người đều giữ cho mình một bí mật mà lo sợ rằng nếu nói ra, tình yêu mà họ xây đắp sẽ vỡ tan. Thế nhưng không vì thế mà câu chuyện tình trong "Lăn" Đến Bên Em trở nên giả tạo, bởi những câu dối lừa đó chỉ là vỏ bọc của tình cảm thực sự cứ lớn lên từng ngày trong lòng của Jocelyn và Florence. Khi chúng đủ lớn thì cái vỏ bọc dối trá không giữ nổi nữa, đó là lúc cả hai đối diện với sự thật.
Jocelyn không nói dối Florence vì muốn cưa cẩm cô. Ban đầu ông chú này không lỡ nói thật vì tin rằng sẽ bị mắng là "dại gái" mà dám trêu đùa trên sự khiếm khuyết của người khác. Thế nhưng càng ở bên Florence, Jocelyn càng cảm thấy quyến luyến. Ông bị thu hút bởi sự độc lập, mạnh mẽ của cô, ở cái cách cô sống và rực rỡ như một đóa hoa dù phải đối mặt với nhiều khó khăn. Florence cho Jocelyn cái cảm giác được làm chính mình, thứ mà những lời nói dối bạt mạng để cưa cẩm đám đàn bà con gái trẻ không thể khỏa lấp.
Đổi lại, Florence từ lâu đã tìm kiếm "một người nhìn chị như nhìn một người phụ nữ", bởi trước đó cô đã gặp nhiều ánh mắt thương hại, từng bị phụ tình bởi một anh lính cứu hỏa hám gái ngực khủng, từng mất niềm tin vào tình yêu và rồi lại khao khát được yêu. Cô yêu sự lãng mạn và sôi nổi của Jocelyn, yêu cái cách ông vụng về điều khiển chiếc xe lăn đụng tới đụng lui chỉ để thơm nhẹ lên má nàng một cái, sự xuất hiện đầy bất ngờ và lãng mạn tại Praha hay bữa tiệc tối... Florence không ngại mở lòng để đón nhận Jocelyn, bởi cô đủ bản lĩnh để chấp nhận cái giá của những lời nói dối chỉ để được yêu thêm lần nữa.
Diễn xuất ấn tượng từ dàn kép chính phụ
Alexandra Lamy giống như một mặt trời nhỏ trong Tout le monde debout vậy. Ở nữ diễn viên này có một vẻ đẹp rực rỡ và kiên định mà mỗi lần nàng Florence cười, ta như cảm thấy được sưởi ấm bằng tia nắng mùa hè. Nhân vật của Lamy là mẫu phụ nữ vươn lên khỏi nghịch cảnh, tự tin vào tài năng của bản thân và chú tâm vào những gì mình có thể đóng góp cho xã hội. Nhìn cách Florence chơi tennis hay tham gia vào dàn nhạc giao hưởng, người ta phải thốt lên: "Ai mà không yêu nổi cô gái này cơ chứ!". Cách Alexandra Lamy điều khiển chiếc xe lăn và hòa nhịp vào nhân vật cũng khiến khán giả bị thuyết phục tới mức nhiều người tự hỏi liệu có phải cô cũng là diễn viên khuyết tật ở ngoài đời hay không.
Vào vai Jocelyn là Franck Dubosc, nam diễn viên kiêm đạo diễn. "Lăn" Đến Bên Em là phim đầu tay của Franck, thật tuyệt vời khi được thấy tài năng của ngôi sao này ở cả hai mảng chỉ đạo và diễn xuất trong cùng một tác phẩm. Cách mà Jocelyn lặng lẽ cảm thương người mẹ giữa những di vật bà để lại, cùng với chi tiết Florence thổ lộ với em gái về bí mật cô vẫn đem theo là hai cảnh phim đem đến chiều sâu cho bộ phim vốn khá dí dỏm này. Franck khiến người xem đi từ tiếng cười đến nước mắt chỉ sau một nốt nhạc, với sự tinh tế và những đoạn hội thoại chỉn chu đến mức có thể cắt ra đóng quyển trở thành bí kíp tán tỉnh của người Pháp luôn được.
Màn ra mắt ấn tượng của Franck Dubosc trên cương vị một đạo diễn phim
Tuyến nhân vật phụ bao gồm cô chị gái Julie cũng được nữ diễn viên Caroline Anglade chứng tỏ mình không chỉ là bánh bèo khêu gợi không biết suy nghĩ, mà là một cô em gái biết quan tâm đến người khác. Cô trợ lý giám đốc hơi ngốc nghếch Mary của Jocelyn do Elsa Zylberstein là một cô nàng khiến người xem cười bò với những màn phá đám dễ thương. Đội của Jocelyn ngoài Mary còn có Max (Gérard Darmon), một ông bạn bác sĩ vong niên với những lời khuyên chẳng đâu vào đâu nhưng bù lại thì rất nhiệt tình. Cùng nhau, họ đã tạo nên những tình huống dở khóc dở cười khi đám bạn của Jocelyn cố gắng đưa ông chú này ra khỏi mớ rắc rối mà chính anh chui vào.
Khai thác đề tài khá nặng nề như hình ảnh của người khuyết tật trên màn ảnh, thế nhưng "Lăn" Đến Bên Em là một câu chuyện tình nhẹ nhàng, ngọt ngào đến độ bạn có thể chết chìm trong khung cảnh lãng mạn của châu Âu từ đầu đến cuối phim. Không có sự xuất hiện của dàn ngôi sao, không có cảnh quay dồn nén lấy nước mắt, không có bi kịch, không có một kinh phí khủng để đầu tư, không có sự xuất hiện của siêu anh hùng hay sự kiện nào tầm cỡ, bộ phim chỉ là một lát cắt giữa những con người khuyết thiếu đã tìm được nhau để khiến nhau trọn vẹn.
Lăn Đến Bên Em (Rolling To You) được ra mắt từ ngày 11/5/2018 và hiện đang được chiếu tại các rạp trên toàn quốc.
Theo Trí Thức Trẻ
Vĩnh biệt Margot Kidder - Nàng Lois Lane của "Superman" ra đi ở tuổi 69 Nữ diễn viên Margot Kidder không chỉ được biết đến với vai nữ phóng viên Lois Lane tình nồng của Superman Christopher Reeve mà ngoài màn ảnh còn là một nhà hoạt động tích cực trong việc giúp đỡ những người có vấn đề về sức khoẻ tâm lý. Nữ diễn viên Margot Kidder người từng thủ vai nàng thơ Lois Lane của...