Anh hướng tới áp đặt biện pháp trừng phạt kinh tế chống tội phạm buôn người
Trong nỗ lực ngăn chặn dòng người di cư bất hợp pháp qua eo biển Manche, ngày 8/1, Chính phủ Anh thông báo sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào tội phạm buôn người.
Người di cư được lực lượng chức năng cứu trên eo biển Manche về tới bờ biển ở Dungeness, phía Đông Nam vùng England. Ảnh tư liệu: Getty Images/TTXVN
Theo đó, Chính phủ Anh cho biết đây sẽ là “cơ chế trừng phạt độc lập” đầu tiên trên thế giới đối với những kẻ buôn người, trong đó có cả các cá nhân và thực thể tham gia vào việc tạo điều kiện cho các chuyến vượt biên nguy hiểm.
Theo Bộ Ngoại giao Anh, các biện pháp trừng phạt mới, dự kiến có hiệu lực trong năm nay sau khi được Quốc hội thông qua, sẽ nhắm vào “các mạng lưới nhập cư có tổ chức”. Chính phủ sẽ phối hợp với các cơ quan thực thi pháp luật để cắt đứt các nguồn tài chính cung cấp cho các đường dây tội phạm này.
Video đang HOT
Thông báo được đưa ra trong bối c ảnh Chính phủ Anh đang chịu áp lực trong bối cảnh số lượng người di cư từ Pháp vượt qua eo biển Manche đến Anh bằng thuyền nhỏ tăng mạnh trong những năm gần đây. Năm 2024, ước tính có khoảng 36.800 người đã vượt eo biển Manche để đến vùng Đông Nam England của Vương quốc Anh, tăng 25% so với năm 2023. Các chuyến đi này trở nên phổ biến từ năm 2018, thường thực hiện bằng những chiếc thuyền bơm hơi quá tải và kém chất lượng.
Vấn đề nhập cư trái phép đã trở thành chủ đề chính trong cuộc tổng tuyển cử năm ngoái và góp phần vào chiến thắng của Công đảng. Kể từ khi nhậm chức, Thủ tướng Keir Starmer đã hủy bỏ kế hoạch gửi người di cư đến Rwanda và thay vào đó tuyên bố sẽ trấn áp các băng nhóm buôn người. Ông nhấn mạnh sự cần thiết phải triệt phá các băng nhóm tội phạm để bảo vệ biên giới và chống lại tình trạng nhập cư bất hợp pháp.
77 người di cư thiệ.t mạn.g khi vượt biển đến Anh
Phóng viên TTXVN tại London dẫn số liệu cập nhật của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cho biết, tính từ đầu năm 2024 đến nay, đã có 77 người di cư thiệ.t mạn.g khi đang trên hành trình mạo hiểm từ Pháp vượt qua eo biển Manche để đến Anh.
Người di cư chờ được giải cứu khi chiếc thuyền chở họ gặp sự cố trong hành trình vượt eo biển Manche từ Pháp tới Anh. Ảnh tư liệu: Getty Images/TTXVN
Số lượng người di cư xấu số thiệ.t mạn.g khi cố gắng vượt eo biển Manche để đến Anh trong năm 2024 đã lên tới 77 người sau ghi 3 nạ.n nhâ.n mới nhất vừa được xác nhận t.ử von.g trên vùng biển nằm ở ngoài khơi cảng Calais của Pháp vào sáng 29/12. Vụ việc đã khiến năm 2024 trở thành năm chế.t chóc nhất trong lịch sử đối với các chuyến vượt eo biển Manche bằng thuyền nhỏ.
Theo chính quyền Calais, lực lượng chức năng đã phát hiện một chiếc thuyền của người di cư gặp sự cố vào khoảng 6 giờ sáng ngày Chủ nhật cuối cùng của năm 2024, 45 người đã được cứu sống, trong đó 4 người được khẩn cấp đưa đến bệnh viện do hạ thân nhiệt, và 3 người khác kém may mắn đã t.ử von.g.
Trước đó vào tháng 9, một chiếc thuyền chở hàng chục người di cư đã gặp nạn trong chuyến vượt biển khiến 12 người t.ử von.g, trong đó có 6 tr.ẻ e.m và một phụ nữ mang thai. Sau đó, trong tháng 10, một đứ.a tr.ẻ đã t.ử von.g sau khi chiếc thuyền chở quá tải bị chìm ở ngoài khơi bờ biển nước Pháp.
Cũng trong sáng 29/12, một số thuyền với hàng chục người di cư bất hợp pháp khác được cho là đã vượt biển thành công và đến được thị trấn Dover của Anh.
Sau một thời gian dài gián đoạn do điều kiện thời tiết xấu, từ ngày 25/12 đến ngày 28/12, từ bờ biển phía Bắc nước Pháp, 1.485 người di cư đã vượt biển đến Anh.
Từ tháng 7/2024, chỉ vài ngày sau khi lên nắm quyền tại Anh, chính phủ Công đảng đã hủy bỏ chương trình trục xuất người xin tị nạn sang Rwanda của chính phủ tiề.n nhiệm để tập trung nguồn lực trấn áp các băng nhóm buôn người. Thủ tướng Anh Keir Starmer đã mô tả hoạt động của các băng nhóm buôn người là "mối đ.e dọ.a an ninh toàn cầu tương tự như chủ nghĩa khủn.g b.ố", đồng thời ông kêu gọi hợp tác quốc tế chặt chẽ hơn nhằm chống lại những kẻ buôn người.
Tuy nhiên, dư luận Anh đang đặt nghi vấn về khả năng thành công của kế hoạch ngăn chặn người di cư bất hợp pháp mà chính phủ nước này đang triển khai khi số người nước ngoài vượt biển đến Anh không những không giảm mà còn đang tăng thêm.
Anh: Hàng trăm người bị bắt trong các cuộc truy quét lao động bất hợp pháp tại London Theo phóng viên TTXVN tại London, ngày 24/12, Bộ Nội vụ Anh cho biết hàng trăm người đã bị bắt trong đợt truy quét lao động bất hợp pháp tại London, bao gồm tại các tiệm rửa xe, tiệm làm móng, siêu thị và công trường xây dựng. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Theo đó, các đội thực thi di trú từ Bộ Nội...