Ảnh hưởng không ngờ của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với thể thao
Trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump, thể thao sẽ không chỉ là sân chơi giải trí mà còn là trung tâm trong chiến lược chính trị và hình ảnh của ông trên trường quốc tế.
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump tại lễ nhậm chức ở Washington, DC, ngày 20/1/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Với việc Mỹ đăng cai Giải vô địch bóng đá thế giới (World Cup) 2026 và Thế vận hội Mùa hè 2028, vai trò của thể thao trong chương trình nghị sự của Tổng thống Trump trở nên nổi bật hơn bao giờ hết.
Thể thao đã trở thành công cụ thu hút cử tri nam giới của ông Trump, từ các trận đấu bóng bầu dục (NFL), các giải đấ.m box (UFC) đến bóng đá. Ngay cả Christian Pulisic, ngôi sao của bóng đá Mỹ,cũng từng áp dụng động tác “YMCA phiên bản Trump” để ăn mừng bàn thắng sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
Những động thái này cho thấy việc liên kết với ông Trump không còn là điều cấm kỵ trong giới thể thao, đặc biệt khi ông thúc đẩy các chính sách gây tranh cãi như cấm vận động viên chuyển giới thi đấu ở các môn thể thao phân chia theo giới tính.
Bên cạnh chính trị, thể thao còn có sức hấp dẫn cá nhân với Tổng thống Trump. Ông tận dụng các sân golf để duy trì quan hệ với Saudi Arabia, quốc gia đưa giải golf đến các sân của ông. Ngoài ra, việc làm chủ Nhà Trắng trong thời điểm tổ chức World Cup và Thế vận hội Mùa hè giúp ông Trump nâng tầm vị thế cá nhân và quốc gia.
Tổng thống Trump (đội mũ trắng) yêu thích chơi golf. Ảnh: Getty Images
Việc Mỹ tổ chức World Cup 2026, với quy mô lớn chưa từng có (48 đội tuyển tham gia), sẽ thu hút hàng triệu người hâm mộ thể thao đến đất nước này. Ông Trump nhận ra sức mạnh của thể thao và tầm ảnh hưởng mà nó mang lại.
Tuy nhiên, những cam kết của Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) về việc đảm bảo quyền nhập cảnh cho người hâm mộ có vé sẽ đối mặt với các chính sách kiểm soát nhập cư chặt chẽ của ông. Thử thách đầu tiên sẽ đến với giải đấu Club World Cup, được sử dụng như sự kiện thử nghiệm vào mùa hè này.
Video đang HOT
Chủ tịch FIFA Gianni Infantino là một đồng minh thân cận của Tổng thống Trump, từng được mời dự lễ nhậm chức của ông. Tuy nhiên, sự hợp tác giữa hai bên đặt ra câu hỏi về tính độc lập của FIFA khi phải đối mặt với các tuyên bố gây tranh cãi của ông Trump, như loại bỏ các chương trình thúc đẩy đa dạng và hòa nhập trong thể thao.
Một trong những chính sách gây tranh cãi nhất của vị Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ là cấm vận động viên chuyển giới tham gia thi đấu. Ông thường xuyên nhắc lại chủ đề này trong các bài phát biểu vận động, nhấn mạnh “bảo vệ tính công bằng” của thể thao nữ.
Tuy nhiên, cộng đồng vận động viên chuyển giới coi đây là sự kỳ thị và tước đi quyền thi đấu của họ. Mack Beggs, một đô vật chuyển giới, ch.ỉ tríc.h ông Trump vì biến vận động viên chuyển giới thành công cụ chính trị. “Đó không chỉ là thể thao, mà còn là quyền lợi cơ bản của chúng tôi”, Beggs nhấn mạnh.
Sự ảnh hưởng của Tổng thống Trump lên thể thao không phải ai cũng ủng hộ. Ông Lord Sebastian Coe, người có thể trở thành Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế ( IOC) vào năm 2028, khẳng định: “Thể thao cần giữ vững tính độc lập và tự chủ của mình”.
Tuy nhiên, trong thế giới của ông Trump, điều này không phải lúc nào cũng khả thi. Những gì đã xảy ra trong chiến dịch tranh cử và những ngày đầu nhiệm kỳ hai cho thấy không phải lãnh đạo thể thao nào cũng muốn duy trì sự độc lập, khi bị cuốn vào quỹ đạo của quyền lực chính trị.
Với sự giao thoa giữa thể thao và chính trị, nhiệm kỳ hai của Tổng thống Donald Trump hứa hẹn mang lại nhiều thay đổi đáng kể. Dù là cơ hội hay thách thức, thế giới thể thao Mỹ chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các chính sách và quyết định của ông.
Tương lai nước Mỹ trong tầm nhìn của Tổng thống Trump
Chỉ 1 ngày sau lễ nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump lập tức ban hành nhiều chính sách mới.
Chiều 21.12 (theo giờ Mỹ), đại diện 3 tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới là Tổng giám đốc OpenAI Sam Altman, Tổng giám đốc SoftBank Masayoshi Son và Chủ tịch Oracle Larry Ellison đã xuất hiện cùng Tổng thống Trump tại Nhà Trắng.
Tranh cãi về đối nội
Trong sự kiện trên, các lãnh đạo doanh nghiệp vừa nêu thông báo thành lập một công ty mới có tên là Stargate để phát triển cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo (AI) ở Mỹ. Kế hoạch này được ông Trump nhấn mạnh là "dự án cơ sở hạ tầng AI lớn nhất trong lịch sử". Theo đó, khoản đầu tư ban đầu là 100 tỉ USD và kế hoạch rót vốn tổng cộng sẽ lên đến 500 tỉ USD nhằm hướng đến việc Mỹ duy trì vị thế số 1 thế giới trong lĩnh vực AI.
Nước Mỹ bắt đầu giai đoạn mới dưới thời Tổng thống Donald Trump. ẢNH: NGÔ MINH TRÍ
Bên cạnh đó, Tổng thống Trump cũng đã ký hủy bỏ các sắc lệnh hành pháp kiểm soát AI - vốn được người tiề.n nhiệm là ông Joe Biden ban hành vào tháng 10.2023. Điều đó có nghĩa là các công ty AI sẽ không cần phải thực hiện các biện pháp an toàn và minh bạch nhất định liên quan phát triển công nghệ phục vụ AI. Đây là động thái gây ra không ít lo ngại xoay quanh nhiều cảnh báo về những rủi ro có thể xảy đến nếu không kiểm soát quá trình phát triển AI.
Không những vậy, ngay trong ngày đầu nhậm chức, Tổng thống Trump đã ký các quyết định và củng cố ý định tăng khai thác nhiên liệu hóa thạch. Điều này đồng nghĩa với việc đảo ngược tiến trình của Mỹ trong vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu và hướng đến năng lượng sạch. Ông Trump cũng đã rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận khí hậu Paris. Giải thích cho quyết định này, ông Trump cho rằng giá năng lượng cao là yếu tố dẫn đến chi phí sinh hoạt tăng, nên việc đẩy mạnh khai thác nhiên liệu hóa thạch sẽ giúp chống lạm phát.
Liên quan vấn đề này, ông Doug Burgum, cựu Thống đốc bang North Dakota và là ứng viên vị trí Bộ trưởng Nội vụ kiêm đứng đầu Hội đồng Năng lượng quốc gia trong nội các của ông Trump, lý luận rằng nếu không tận dụng tối đa năng lượng hóa thạch, Mỹ sẽ thua trong "cuộc chạy đua vũ trang" AI với Trung Quốc. Theo ông Burgum, để chạy các mô hình AI trên các bộ xử lý tiên tiến, các trung tâm dữ liệu yêu cầu một lượng điện lớn, nhưng năng lượng gió và mặt trời thì không ổn định. Thế nhưng, ý định thúc đẩy năng lượng hóa thạch gây ra các ch.ỉ tríc.h về cam kết giảm phát thải nhà kính.
Ngoài ra, hôm qua (22.1), có đến 22 bang do đảng Dân chủ lãnh đạo và các nhóm dân quyền đã đệ trình một loạt các vụ kiện nhằm vào Tổng thống Trump để khôi phục quyền công dân bẩm sinh. Liên quan vấn đề này, trước đó, ông Trump đã ra lệnh từ chối công nhận quốc tịch của tr.ẻ e.m sinh ra ở Mỹ nếu cha mẹ đều không phải là công dân hoặc thường trú nhân hợp pháp của Mỹ. Các bang khởi kiện lập luận rằng Tổng thống Trump không thể đơn phương viết lại Tu chính án thứ 14 của Hiến pháp về quyền công dân bẩm sinh cho mọi em bé được sinh ra ở Mỹ.
Không chỉ quyền công dân bẩm sinh, ông Trump cũng tiến hành một loạt biện pháp siết chặt về vấn đề nhập cư, thậm chí tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với dòng người nhập cư ở biên giới Mỹ - Mexico.
Tổng thống Trump cũng đang gặp một số ch.ỉ tríc.h khác liên quan các quyết định về công nhận giới tính và nhiều chính sách đối nội khác.
Dấu hỏi về đối ngoại
Về đối ngoại, các cơ quan liên bang được lệnh điều tra các hoạt động thương mại không công bằng và thâm hụt; đán.h giá sự tuân thủ các thỏa thuận thương mại. Ông Trump cho rằng việc áp dụng mức thuế 25% đối với hàng hóa nhập khẩu Canada và Mexico sớm nhất có thể bắt đầu vào ngày 1.2. Nếu điều này diễn ra, không chỉ vấn đề quan hệ láng giềng mà còn rủi ro thương chiến còn có thể bùng phát giữa các nước Bắc Mỹ.
Không chỉ vậy, Tổng thống Trump cũng tuyên bố sẽ tăng thuế vào hàng hóa Liên minh châu Âu (EU) và cho biết chính quyền của ông đang thảo luận về việc bổ sung thuế suất 10% đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Việc tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc cũng có thể bắt đầu từ ngày 1.2.
Song hành cùng việc đ.e dọ.a tăng thuế đối với Bắc Kinh, Washington cũng thể hiện cam kết đẩy mạnh hợp tác với nhóm "bộ tứ" (Mỹ - Nhật Bản - Úc - Ấn Độ). Ngay trong ngày 21.1 - chỉ 1 ngày sau khi ông Trump nhậm chức, tân Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã có cuộc hội đàm 4 bên với 3 người đồng cấp còn lại trong nhóm "bộ tứ" tại Nhà Trắng. Trong một tuyên bố chung sau cuộc hội đàm, các ngoại trưởng cho biết quan chức 4 nước sẽ gặp nhau thường xuyên để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh của "bộ tứ" diễn ra trong năm nay tại Ấn Độ. Tuyên bố cũng chia sẻ lo ngại về sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump thời gian qua cũng nhiều lần cho rằng các đối tác và đồng minh của Mỹ ở châu Á cần đóng góp nhiều hơn trong các hoạt động hợp tác với Washington. Thêm vào đó, Washington cũng có một số bất đồng về thương mại với một số bên tại khu vực. Điều này đặt ra dấu hỏi về hiệu quả sau cùng cũng như sự phối hợp thực tế với các thành viên "bộ tứ" cũng như một số đối tác và đồng minh khác.
Bãi nhiệm Tư lệnh Lực lượng Tuần duyên Mỹ
Hôm qua (22.1), Reuters đưa tin quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Benjamin Huffman đã thông báo về việc bãi nhiệm nữ đô đốc Linda Lee Fagan, Tư lệnh Lực lượng Tuần duyên nước này (USCG). Được đăng trên website của USCG, thông báo trên có nhận xét Tư lệnh Fagan đã có "sự nghiệp lâu dài và lừng lẫy".
Bà Fagan được bổ nhiệm vào vị trí trên hồi năm 2021, dưới thời ông Joe Biden. Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao của Bộ An ninh Nội địa tiết lộ bà Fagan bị bãi nhiệm vì "thiếu sót lãnh đạo, thất bại trong hoạt động và không có khả năng thúc đẩy các mục tiêu chiến lược của USCG".
Nga xác nhận có cơ hội đàm phán với chính quyền Tổng thống Trump Hôm (22.1), Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết chính quyền Moscow thấy được cơ hội, dù nhỏ, trong việc thương thuyết với chính quyền mới dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump. "Hiện chúng tôi vẫn chưa thể nói gì về mức độ năng lực thương thuyết của chính quyền mới ở Mỹ, nhưng khi so sánh với sự vô...