Ảnh hưởng khi trẻ ngậm mút tay – lời cảnh báo của bác sĩ nhi khoa
Ngậm mút tay là thói quen rất thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ nhũ nhi. Tuy nhiên, khi trẻ đã khôn lớn mà vẫn còn thói quen này, việc ngậm mút tay sẽ trở thành “ tật khó chữa” vô hình chung sẽ gây nhiều bất lợi cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Ths.Bs Đinh Thạc ( Bệnh viện Nhi đồng I) đã chỉ ra những bất lợi khi trẻ mắc tật ngậm mút tay và bí quyết giúp cha mẹ dần giúp bé loại bỏ thói quen này.
N hiều bất lợi cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ
Mút tay được xem là bình thường ở những trẻ nhỏ. Bản năng bú mút tự nhiên dẫn đến việc trẻ thường xuyên mút tay trong những tháng đầu đời và thậm chí từ trước khi sinh. Trẻ có thể mút ngón tay, bàn tay hoặc những phần khác của cơ thể. Nhiều nghiên cứu cho thấy đa số trẻ có thể an toàn khi ngậm mút ngón tay vì trẻ chỉ ngậm mút ngón tay một cách nhẹ nhàng. Tuy nhiên, đa phần những trẻ trên 5 tuổi vẫn giữ thói quen này thì việc ngậm mút ngón tay sẽ trở thành tật khó chữa gây những bất lợi cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ trong tương lai.
- Ngậm mút tay khi bàn tay trẻ chưa được rửa sạch sẽ là yếu tố thuận lợi làm cho trẻ bị lây các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm qua đường tay – miệng như bệnh chân tay miệng, bệnh cúm, bệnh thủy đậu, nhiễm giun và đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hoá.
- Trẻ ngậm ngón tay quá sâu khiến trẻ dễ bị nôn trớ, nhất là sau khi ăn hoặc bú. Ở những trẻ có động tác mút mạnh liên tục, thậm chí nhai hoặc dùng lưỡi đẩy có thể gây ra một số tổn thương ở da ngón tay như da ngón tay bị nứt đi nứt lại, thậm chí lở loét, sẽ tạo điều kiện cho vi trùng bên ngoài xâm nhập vào dưới da sẽ gây viêm da mủ. Mút tay nhiều với thời gian dài, còn gây biến dạng xương ngón tay, tạo nên hình dạng ngón tay bất thường.
- Nghiêm trọng hơn, ở những trẻ từ 5 – 6 tuổi đang trong thời kỳ thay răng vĩnh viễn, tật ngậm mút tay với động tác mút mạnh liên tục hoặc dùng lưỡi đẩy thì có thể gây ra một số tổn thương ở răng và hàm, dẫn đến tình trạng biến dạng răng như hàm bị hô (răng và hàm bị đẩy ra ngoài) hay móm (một hàm thụt vào trong), lệch khớp cắn, khó phát âm.
- Về mặt tâm lý, mút ngón tay thường được xem là biểu hiện của sự xấu hổ, thiếu tự tin và bị các bạn bè chú ý trêu ghẹo, gây mặc cảm cho trẻ khi đến trường.
Ngậm mút tay là thói quen của trẻ nhỏ.
Giúp trẻ dần bỏ tật ngậm mút tay
- Với trẻ còn bú mẹ nên cho bú mẹ đầy đủ để bảo đảm trẻ không bị đói để tránh thói quen trẻ tìm tay của mình để ngậm mút. Nếu trẻ thỉnh thoảng mới mút tay, cha mẹ chỉ cần làm phân tâm trẻ, lôi cuốn sự chú ý vào những trò chơi phù hợp với lứa tuổi của trẻ, giúp trẻ dễ chịu vào những thời điểm sắp ngậm mút tay.
- Những lúc trẻ gặp khó khăn hoặc đang căng thẳng như trẻ bị bệnh, bị đau đớn sau tiêm chủng, bị người lớn dọa nạt khiến trẻ sợ hãi, cha mẹ lúc này nên dành nhiều thời gian gần gũi bên trẻ để chăm sóc trẻ tốt hơn, tạo sự ấm áp giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn một cách dễ dàng, cũng là cách để hạn chế thói quen trẻ ngậm mút tay.
Ngậm mút tay gây nhiều bất lợi cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
- Những trẻ tuy lớn những vẫn còn thói quen ngậm mút tay, cha mẹ cần có sự kiên nhẫn giúp trẻ bỏ dần tật ngậm mút tay qua lời động viên, giải thích những tác hại có thể xảy ra khi trẻ ngậm mút tay “kéo dài” gây bất lợi đến sức khỏe và sự vui chơi của trẻ, một cách tích cực hơn là tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia những trò chơi mà trẻ yêu thích như trò chơi ô chữ, tô màu truyện tranh, nặn đất, tô tượng, chơi cầu tụt, đá banh nhẹ nhàng…giúp trẻ phát triển tốt thể lực và trí não, quan trọng hơn là giúp trẻ dễ dàng “quên đi món khoái khẩu là ngậm tay”.
Video đang HOT
- Với những trẻ đã “ghiền ngậm tay và ngậm đồ chơi”, trong giai đoạn “cai ngậm mút tay” cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý thói quen vệ sinh cần thiết cho trẻ như nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa tay sạch, cắt móng tay, vệ sinh da để tránh lây bệnh, những đồ chơi thường ngày và nơi vui chơi của trẻ cũng phải đảm bảo việc giữ vệ sinh thật tốt.
Nếu những cố gắng trên của cha mẹ không giúp đuợc gì cho trẻ, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên về tâm lý trẻ em để có biện pháp khắc phục và chăm sóc trẻ tránh tật ngậm mút tay một cách hiệu quả hơn.
Việc ngậm mút tay được khẳng định là một “sở thích rất đời thường” của trẻ, trẻ ngậm mút tay mang lai cho trẻ một sự sảng khoái giúp trẻ khôn lớn từng ngày và đó cũng được xem là một trong những trò chơi thú vị đối với trẻ trong những năm tháng đầu đời. Trẻ thích ngậm mút nay có thể được lý giải vì những nguyên nhân sau đây:
- Theo nhận định từ những chuyên gia của Hiệp hội Nhi khoa Hoa kỳ (American Association of Pediatrics viết tắt AAP) cho thấy hầu hết những trẻ sơ sinh khi đói sẽ mút tay. Ngậm mút tay giai đoạn này là một trong những biểu hiện của việc trẻ đói và có nhu cầu được bú sữa. Điều đó làm trẻ cảm thấy dễ chịu và được kích thích như tìm lại cảm giác của bầu sữa mẹ, như đang được gần mẹ. Đây chính là sự tiếp nối phản xạ tự nhiên của trẻ ngay khi còn trong bụng mẹ
- Dần dần thói quen này sẽ hình thành ngay cả khi trẻ không đói thậm chí đã lớn và thôi bú. Phần lớn trẻ sẽ bỏ tật mút tay khi được 1 – 2 tuổi, nhưng sẽ có khoảng 15% vẫn tiếp tục ngậm mút tay cho đến 4 tuổi. Cũng có một số trẻ thích mút ngón tay vào ban đêm hoặc thỉnh thoảng khi bị stress (căng thẳng tinh thần) quá nhiều dù đã lớn, vì mút ngón tay là phản xạ tự nhiên để trẻ tự làm dễ chịu bản thân mình khi mệt mỏi, buồn chán, đói hoặc cần thư giãn, lúc trẻ ngậm mút tay sẽ kích thích não trẻ sản xuất ra chất endophin (chất giảm đau nội sinh), giúp cơ thể trẻ được thư giãn và tạo cho trẻ cảm giác thích thú, tương tự như khi trẻ đang được ăn những món ăn mà trẻ yêu thích.
- Theo diễn tiến tự nhiên, sau 6 tháng đầu tiên phản xạ ngậm mút tay của trẻ sẽ giảm dần. khoảng 70% – 90% trẻ em có thói quen mút ngón tay cái, nhưng hầu hết các trẻ này sẽ tự động bỏ việc ngậm mút tay lúc được 3 – 5 tuổi.
Nguyên Vũ
Theo Sức khỏe & Đời sống
"Thử thách 10 năm" cho thấy vi khuẩn đã không còn đáp ứng với thuốc như trước
So với bức ảnh "thử thách 10 năm" 2009, kháng sinh có vẻ không được tốt lắm.
Các bác sĩ đang cố gắng khai thác sức mạnh của xu hướng #10YearChallenge (Thử thách 10 năm) trên mạng xã hội để thu hút sự chú ý đến cuộc khủng hoảng kháng kháng sinh đang gia tăng trên toàn thế giới.
Họ đang chia sẻ những bức ảnh đặt cạnh nhau chụp đĩa petri chứa đầy vi khuẩn với kháng sinh trong đó - một của năm 2009 và một của năm 2019.
Mặc dù không có cách nào để biết chắc chắn những đĩa thí nghiệm này có chứa gì, song chúng chứng minh chính xác những gì mà các chuyên gia về kháng kháng sinh dự kiến sẽ thấy trong một xét nghiệm kháng sinh chống lại vi khuẩn kháng thuốc như vậy.
Ở bức ảnh đầu tiên, bạn có thể thấy những vòng tròn "sạch" trong môi trường nuôi cấy màu xanh nhạt bao xung quanh từng mẫu thuốc.
Nhưng trong bức ảnh năm 2019, mật độ của vi khuẩn hoàn toàn không thay đổi bởi thuốc - như sẽ xảy ra nếu nó nhiễm vào cơ thể bạn - vì vi trùng đã tiếp xúc quá nhiều với kháng sinh khiến thuốc không còn tác dụng.
Bác sĩ Kate Flavin đã không đăng những bức ảnh về vẻ ngoài của bà cách đây 10 năm so với bây giờ, thay vào đó bà đăng bức ảnh về tác dụng của kháng sinh đối với vi khuẩn kháng thuốc năm 2009 so với ngày nay
Mỗi năm có hơn hai triệu người Mỹ mắc các bệnh nhiễm trùng kháng kháng sinh, theo ước tính của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC).
Ít nhất 23.000 người chết vì các bệnh nhiễm trùng này hàng năm, nhưng những đánh giá gần đây về hồ sơ tử vong cho thấy một kịch bản thậm chí còn nghiêm trọng hơn.
Và đó không chỉ là vấn đề của một quốc gia cụ thể.
Tổ chức Y tế Thế giới gọi hiện tượng này là "một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe, an ninh lương thực và phát triển toàn cầu hiện nay".
Liên minh châu Âu đang chứng kiến 25.000 ca tử vong do kháng kháng sinh mỗi năm, 38.000 người mắc phải những bệnh nhiễm trùng này mỗi năm và 58.000 trẻ sơ sinh tử vong ngay trong năm đầu do nhiễm trùng từ mẹ.
Không phải là y học đã không theo kịp cách mà kháng sinh tiến hóa tự nhiên.
Thay vào đó, chính chúng ta đã tạo ra vấn đề.
Trong các bài đăng Thử thách 10 năm, mọi người thường khoe họ đã tiến xa đến mức nào, dù là trong quá trình giảm cân và cơ hội tập luyện, phong cách cá nhân của họ hay đơn giản là già đi. Đó là một cách để nói "hãy xem tôi đã làm được gì".
Nhưng chúng ta cũng chịu trách nhiệm về sự thay đổi của vi khuẩn và đáp ứng của chúng với kháng sinh.
Vi khuẩn càng tiếp xúc nhiều với kháng sinh, chúng càng được huấn luyện để có sức sống mạnh nhất. Các chủng yếu nhất sẽ bị thuốc tiêu diệt, nhưng những chủng có đột biến nhẹ khiến kháng sinh trở nên kém phù hợp sẽ sống sót và nhân lên.
Các công ty dược phẩm đã đẩy thuốc kháng sinh đến các bác sĩ, và đến lượt mình các bác sĩ lại đẩy kháng sinh về phía bệnh nhân, thường như một cách đơn giản để xoa dịu những phụ huynh hay bệnh nhân không hài lòng với lời khuyên về nhà và nghỉ ngơi khi họ bị nhiễm virut.
Nhưng thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng gì với cảm lạnh thông thường, vốn là bệnh nhiễm virus.
Trong chăn nuôi, vật nuôi được điều trị bằng kháng sinh phòng ngừa, tiếp tục thúc đẩy sự lan tràn của kháng kháng sinh.
Kể từ năm 2007, số ca nhiễm trùng kháng kháng sinh đã tăng gấp đôi ở châu Âu và đang gia tăng mạnh ở những nơi khác trên thế giới.
Chúng ta đang thua trong thử thách 10 năm này.
Và chúng ta cần tiếp tục phát triển các loại kháng sinh mới cũng như có phác đồ rõ ràng hơn về các biện pháp ngăn ngừa nhiễm trùng ngay từ đầu, như rửa tay thật kỹ, không đi làm khi bị bệnh và tiêm phòng vắc-xin.
Không làm như vậy, tình hình kháng kháng sinh sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn và với tốc độ gia tăng.
Kháng kháng sinh là gì?
Thuốc kháng sinh đã bị sử dụng bừa bãi trong nhiều thập kỷ, thúc đẩy vi khuẩn vô hại trở thành siêu vi khuẩn.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trước đây đã cảnh báo nếu không hành động, thế giới đang hướng đến kỷ nguyên "hậu kháng sinh".
Tuyên bố nêu rõ các bệnh nhiễm trùng thông thường, chẳng hạn như chlamydia, sẽ trở thành những căn bệnh chết người bếu không có những giải pháp ngay lập tức cho cuộc khủng hoảng đang gia tăng.
Vi khuẩn có thể trở nên kháng thuốc khi mọi người dùng thuốc kháng sinh không đúng liều hoặc nếu thuốc bị sử dụng không cần thiết.
Mối đe dọa kháng kháng sinh được đánh giá là nghiêm trọng ngang với hiểm họa khủng bố.
Số liệu ước tính các siêu vi khuẩn sẽ làm chết 10 triệu người mỗi năm vào năm 2050, và bệnh nhân có thể bỏ mạng vì những vi khuẩn từng vô hại.
Hiện mỗi năm có khoảng 700.000 người chết do các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc bao gồm lao (TB), HIV và sốt rét trên toàn thế giới.
Những lo ngại đã nhiều lần được đưa ra rằng y học sẽ bị đưa trở lại "thời kỳ đen tối" nếu kháng sinh bị mất tác dụng trong những năm tới.
Ngoài việc các loại thuốc hiện có trở nên kém hiệu quả, chỉ có một hai loại kháng sinh mới được phát triển trong 30 năm qua.
Vào tháng 9, WHO đã cảnh báo các loại thuốc kháng sinh đang "cạn kiệt" khi báo cáo cho thấy tình trạng "thiếu nghiêm trọng" các loại thuốc mới trong tiến trình phát triển.
Nếu không có thuốc kháng sinh, mổ đẻ, điều trị ung thư và thay khớp háng sẽ trở nên vô cùng "rủi ro", báo cáo cho biết.
Cẩm Tú
Theo DM
Làm thế nào để phòng ngừa cảm lạnh cho trẻ? Để phòng ngừa cảm lạnh, căn bệnh dường như luôn lan truyền qua các trường học và nhà trẻ vào thời điểm này trong năm, phụ huynh thường sử dụng nhiều chiến lược khác nhau, trong số đó có những chiến lược không được sự ủng hộ của khoa học. Khảo sát quốc gia về Sức khỏe trẻ em của Bệnh viện Nhi...