Ảnh hưởng dịch Covid-19, thị trường ô tô sụt giảm
Theo số liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) trong tháng 4/2021, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 30.065 xe, giảm 3% so với tháng 3/2021 tăng 155% so với tháng 4/2020.
Trong đó bao gồm 20.398 xe du lịch, 8.887 xe thương mại và 780 xe chuyên dụng. Doanh số xe du lịch giảm 3%, xe thương mại giảm 6% và xe chuyên dụng tăng 26% so với tháng trước.
Xét về nguồn gốc, sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 17.341 xe, giảm 1% so với tháng trước và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 12.724 xe, giảm 8% so với tháng trước.
Thị trường ô tô được dự đoán sẽ còn nhiều khó khăn nếu dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp.
Video đang HOT
Theo giới kinh doanh, doanh số thị trường giảm là một phần do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp khiến cho thị trường bị chậm, nhiều hãng không đủ linh phụ kiện để hoàn thiện xe khiến không đủ xe để bàn giao cho khách.
Giới chuyên gia cũng dự đoán, nếu tình trạng dịch Covid-19 vẫn phức tạp thì việc nhiều mẫu xe bị chậm bàn giao sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Điều đó cùng sẽ ảnh hưởng tới doanh số chung của toàn thị trường ô tô.
Tính tổng từ đầu năm đến hết tháng 4/2021, doanh số toàn thị trường đạt 101.309 xe, tăng hơn 58% (37.209 xe) so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó gồm 71.524 xe du lịch, 27.914 xe thương mại và 1.814 xe chuyên dụng. Có nghĩa, xe ô tô du lịch tăng 55%; xe thương mại tăng 66% và xe chuyên dụng tăng 51% so với cùng kì năm ngoái.
Tính đến hết tháng 4/2021, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước tăng 46% (57.895 xe) trong khi xe nhập khẩu tăng 78% (43.414 xe) so với cùng kì năm ngoái./.
Các tập đoàn ô tô hàng đầu của Đức mạnh mẽ ứng phó đại dịch
Đại dịch COVID-19 đang gây ra nhiều tác động xấu tới ngành công nghiệp ô tô, khiến các nhà sản xuất ô tô trên khắp thế giới bị thiệt hại lớn về doanh số bán hàng và doanh thu.
Biểu tượng Daimler tại Berlin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, các nhà sản xuất ô tô Đức đang làm tốt hơn đáng kể so với doanh nghiệp cùng ngành từ các quốc gia khác.
Một nghiên cứu từ công ty tư vấn EY cho biết, các tập đoàn sản xuất ô tô lớn của Đức như như Daimler, Volkswagen hay BMW trong năm 2020 đã chống chọi với đại dịch COVID-19 tốt hơn hẳn so với doanh nghiệp cùng ngành tại các quốc gia khác.
Năm 2020, trong toàn ngành sản xuất ô tô thế giới, tổng doanh thu của 17 nhà sản xuất lớn nhất đã giảm 13%, doanh số bán xe giảm 16% và lợi nhuận giảm 37%.
Cùng giai đoạn đó, doanh thu bình quân của Daimler, Volkswagen và BMW giảm 10%, doanh số bán xe giảm 14% và lợi nhuận thu được giảm 26%. Những con số này đều thấp hơn so với mức trung bình của ngành sản xuất ô tô thế giới.
Chịu tác động nghiêm trọng nhất từ đại dịch là các doanh nghiệp ô tô Pháp. Số liệu từ nghiên cứu của EY cho thấy doanh thu của các doanh nghiệp ô tô Pháp giảm mạnh ở mức 20%, trong khi doanh số bán hàng giảm 24% và lợi nhuận hoạt động giảm 84%.
Tương tự, nghiên cứu chỉ ra rằng các nhà sản xuất ô tô tới từ Mỹ và Nhật Bản cũng gánh chịu tác động mạnh và xếp sau các nhà sản xuất ô tô Đức ở cả ba hạng mục nêu trên.
Hoạt động kinh doanh tốt tại thị trường Trung Quốc là nguyên nhân giúp các nhà sản xuất ô tô Đức vượt qua khủng hoảng. Có tới 39,4% số xe mới bán ra từ Volkswagen, BMW và Daimler được bàn giao cho các khách hàng Trung Quốc trong năm 2020.
Năm 2019, thị phần Trung Quốc trong tổng doanh số bán hàng của các công ty Đức là 35,3% - con số này thậm chí còn thấp hơn trong những năm trước đó.
Nghiên cứu của EY cũng cho thấy, doanh số bán hàng của tất cả 17 nhà sản xuất ô tô lớn trên giới tại Trung Quốc trong năm 2020 chỉ giảm 4%, trong khi con số này ở Mỹ là 14% và Tây Âu là 25%./.
Bất ngờ lớn trên thị trường ô tô Việt Nam Mẫu xe bán tải Ford Ranger gây bất ngờ khi có có doanh số bán chạy nhất thị trường ô tô Việt Nam trong tháng 3-2021. Báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) vừa công bố cho thấy, doanh số bán hàng trong tháng 3-2021 của các đơn vị thành viên đạt 30.935 xe các loại,...