Ảnh hưởng dịch Covid-19: Quá nửa đơn hàng XKLĐ bị mất, tạm dừng
Tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp trên toàn thế giới, điều này cũng tác động không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ), nhất là với các doanh nghiệp phái cử Việt Nam đưa lao động đi làm việc tại Hàn Quốc và Nhật Bản.
Ông Lê Nhật Tân – Phó tổng giám đốc Công ty XKLĐ LOD cho biết, hiện tại hoạt động XKLĐ của công ty đang gặp rất nhiều khó khăn, thiệt hại là chưa thể tính hết. Tuy vậy, thời điểm này công ty không đặt nặng vấn đề mở rộng thị trường, tăng trưởng kinh tế mà chỉ chú trọng hơn tới vấn đề đảm bảo an toàn cho lao động và phòng dịch Covid-19.
Theo ông Tân, hiện nay công ty đang đưa lao động đi 2 thị trường chính là Hàn Quốc Và Nhật Bản. Tại Hàn Quốc đưa lao động đi làm thuyền viên nghề cá, tại Nhật Bản đưa lao động đi làm trong các ngành xây dựng, dịch vụ, dịch vụ y tế… Cả hai thị trường này đang chịu tác động rất mạnh từ dịch bệnh, vì vậy hoạt động XKLĐ của công ty cũng chịu tác động rất nặng nề.
Quá nửa đơn hàng XKLĐ đã phải hủy bỏ, tạm dừng chuyển sang thời điểm cuối năm do dịch bệnh Covid-19. Ảnh: I.T
“Quá nửa đơn hàng của công ty phải tạm dừng, hủy, hoặc chuyển hướng sang các tháng 4-5-6 hoặc xa hơn. Với các đơn hàng với đối tác truyền thống, không thể hoãn, chúng tôi thực hiện tuyển dụng online, qua Skype, Zalo. Việc tạm dừng tuyển dụng từ hai phía về lâu dài sẽ tác động lớn tới hoạt động XKLĐ của công ty và các đối tác” – ông Tân nói.
Giải thích cho khẳng định trên, ông Tân cho rằng, trước mắt, một số đơn hàng đã được đối tác duyệt, đồng ý tiếp nhận lao động thì công ty vẫn đưa lao động sang. Lao động này trước khi xuất cảnh đã được cách ly theo đúng quy định, khám sức khỏe cẩn trọng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch bệnh, các đối tác đã dừng sang Việt Nam tuyển dụng, tại Việt Nam công ty cũng không thể triển khai hoạt động tuyển dụng tập trung. Điều này khiến cho về lâu dài, nguồn cung ứng lao động có thể bị giảm sút.
“Hiện nay công ty đang có hơn 400 lao động học tiếng, học định hướng để chuẩn bị bay. Chúng tôi dành ưu tiên cho việc quản lý đảm bảo an toàn cho nhóm đối tượng này, thực hiện “cấm trại” nhằm phòng ngừa dịch Covid-19. Những lao động hết hạn hợp đồng về nước sẽ được cách ly theo quy định, hoặc trở về gia đình. Tất cả thủ tục giấy tờ sẽ được hoàn thiện sau khi dịch bệnh được kiểm soát” – ông Tân chia sẻ thêm.
Theo ông Tân, do tác động dịch bệnh, các đơn hàng của công ty giảm mạnh, trong khi đó chi phí hoạt động lại tăng cao. Ví dụ như chi phí khử khuẩn, phòng bệnh, chi phí tăng lên do phải thuê nhiều nhân viên phục vụ hơn…
Về phía Bộ LĐTBXH, ông Nguyễn Gia Liêm – Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, Cục đã nắm bắt được thông tin trên và đang nỗ lực cùng các doanh nghiệp vượt khó khăn, hoàn thành mục tiêu XKLĐ năm 2020.
Video đang HOT
“Về cơ bản, Cục chưa điều chỉnh mục tiêu XKLĐ năm 2020 (phấn đấu đưa hơn 12.000 lao động đi XKLĐ). Cục vẫn thường xuyên chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện nghiêm biện pháp phòng dịch. Với những thị trường lớn đang chịu tác động mạnh từ dịch bệnh như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… thì tạm thời hoãn, chuyển xuất cảnh cho lao động. Ưu tiên hàng đầu là đảm bảo sức khỏe cho người lao động” – ông Liêm nói.
Cũng theo ông Liêm hiện có hơn 300 doanh nghiệp được cấp phép đưa lao động đi làm việc ở Nhật Bản, hầu hết các doanh nghiệp đang chịu tác động từ dịch bệnh Covid-19. Hiện Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng đang bàn bạc với các doanh nghiệp tìm hướng giải quyết, tháo gỡ khó khăn giúp doanh nghiệp tiếp tục hoạt động.
Theo danviet.vn
Thêm một bệnh nhân nghi nhiễm virus corona bị cách ly ở bệnh viện Hà Nội
Bệnh nhân được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện E, Hà Nội, lúc 23h20 phút ngày 24/1, cận kề thời khắc giao thừa.
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện E vừa tiếp nhận bệnh nhân nam (26 tuổi, ở Bắc Từ Liên, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng sốt cao gần 40 độ C, khó thở, mệt mỏi.
Người này được đưa vào cấp cứu lúc 23h20 phút, ngày 24/1, gần giao thừa.
Khai thác tiền sử bệnh án cho thấy bệnh nhân này đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan, Trung Quốc, mới trở về Việt Nam cách đây vài ngày.
Người đàn ông có biểu hiện sốt cao, khó thở, mệt mỏi, tự điều trị tại nhà nhưng không đỡ, nên nhập viện điều trị.
Theo các bác sĩ trực đêm giao thừa, trước tình hình dịch bệnh viêm phổi do virus corona đang ở mức cảnh báo nguy hiểm với nguy cơ bùng phát tại Việt Nam, Bệnh viện E đã xây dựng phương án phòng chống dịch bệnh, chuẩn bị cơ số giường trong khu vực cách ly, báo cáo thường xuyên với Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội và Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế về tất cả trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.
Nam bệnh nhân ngay lập tức được đưa vào khu vực cách ly tại Bệnh viện E. Ảnh: T.X.
Bệnh nhân lập tức được cách ly, theo dõi và báo cáo với các cơ quan chức năng trong đêm giao thừa, tiến hành làm các xét nghiệm, chiếu chụp cần thiết.
GS.TS Lê Ngọc Thành - Giám đốc Bệnh viện E - cho biết đã yêu cầu báo cáo thường xuyên về những diễn biến bất thường (nếu có) của ca bệnh này, để có hướng xử lý kịp thời.
Chiều 24/1 (30 tháng Chạp), tại cuộc họp khẩn của Bộ Y tế do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì, Phó viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương PGS.TS Trần Như Dương khẳng định tại miền Bắc chưa phát hiện ca bệnh mắc chủng virus corona.
Hai ca bệnh đang được cách ly tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương ban đầu được xác định mắc cúm. Các xét nghiệm khác đang được tiến hành để khẳng định họ có mắc chủng virus này hay không. Dù vậy, hai bệnh nhân được cách ly nghiêm ngặt.
Hiện, cả nước phát hiện 2 ca dương tính đầu tiên với virus corona, đang được cách ly điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM.
Ngay sau cuộc họp, Bộ Y tế đã ra công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị chỉ đạo cơ quan liên quan áp dụng tờ khai y tế đối với dịch virus corona.
Đối tượng phải khai báo y tế là hành khách nhập cảnh từ Trung Quốc tại tất cả cửa khẩu, bắt đầu từ 0h, ngày 25/1.
Với kinh nghiệm từng kiểm soát các dịch bệnh nguy hiểm như SARS, MERS-CoV, Bộ Y tế nhận định dịch bệnh sẽ còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới do đây là dịch mới.
Bên cạnh đó, Việt Nam và Trung Quốc đang trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán, sự giao lưu đi lại của người dân gia tăng với lưu lượng lớn, mật độ cao.
Bộ Y tế khuyến nghị người dân không quá hoang mang, lo lắng về tình hình dịch bệnh ảnh hưởng tới không khí vui xuân, đón Tết Canh Tý 2020.
Đề nghị người dân thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và thực hiện theo các khuyến cáo của Bộ Y tế.
Khu vực cách ly điều trị cho hai bệnh nhân người Trung Quốc tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM - Ảnh: THIÊN CHƯƠNG
Để chủ động phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona mới (nCoV) phù hợp với diễn biến tình hình dịch, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
2. Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.
3. Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
4. Những người trở về từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hoặc các tỉnh/thành phố khác của Trung Quốc đang có dịch hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do nCoV trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
5. Khi phát hiện dịch bệnh cần thông tin, cho cơ quan y tế, chính quyền địa phương để giám sát, xử lý, ứng phó với dịch bệnh không để dịch bùng phát, lây lan.
Thành Nhân
Theo canhco.net
Sáng nay, khai mạc Kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII Sáng nay (13/12), tại thành phố Hà Tĩnh, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII khai mạc Kỳ họp thứ 12 với nhiều nội dung quan trọng, có tác động lớn đến đời sống xã hội và việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh. Kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII diễn ra trong 3 ngày...