Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long
Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, độ mặn tại các cửa sông chính trong vùng đều ở mức cao hơn trung bình nhiều năm là thách thức trong sản xuất lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Thị trường lúa gạo đầu năm đối mặt với nhiều thách thức
Ngày 7/3, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị về công tác điều hành sản xuất, tiêu thụ lúa gạo và tình hình hạn hán, xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Thanh Nam cho biết, diện tích gieo cấy lúa năm 2025 trên cả nước dự kiến đạt 7 triệu ha, giảm 132.000 ha so với năm 2024. Riêng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích gieo cấy ước tính 3,793 triệu ha, sản lượng đạt khoảng 24 triệu tấn.
Trong đó, vụ Đông Xuân 2024-2025 đang bước vào giai đoạn thu hoạch chính, với tổng diện tích thu hoạch dự kiến khoảng 1,5 triệu ha, sản lượng ước đạt 10,77 triệu tấn. Tính đến cuối tháng 2/2025, toàn vùng đã thu hoạch 605.000 ha, sản lượng đạt gần 4,2 triệu tấn; diện tích còn lại khoảng 900.000 ha, sản lượng ước đạt 6,6 triệu tấn. Dù diện tích sản xuất có xu hướng giảm, song nhờ ứng dụng giống chất lượng cao và kỹ thuật canh tác tiên tiến, năng suất lúa được duy trì ổn định, đảm bảo tổng sản lượng không biến động quá lớn.
Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng đến sản xuất lúa gạo.
Video đang HOT
Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, thị trường lúa gạo đầu năm 2025 đối mặt nhiều thách thức trong bối cảnh thương mại gạo toàn cầu có nhiều biến động. Nguồn cung thế giới tăng mạnh, trong khi nhu cầu nhập khẩu tại các thị trường lớn vẫn thận trọng khiến giá gạo giảm.
Trong nước, vụ Đông Xuân trúng mùa, nguồn cung dồi dào càng tạo áp lực giảm giá. So với cùng kỳ năm 2024, giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long giảm đáng kể. Đầu tháng 3/2025, giá lúa IR50404 tươi dao động từ 5.500-5.700 đồng/kg, tăng nhẹ 2,8% so với tháng trước nhưng vẫn thấp hơn cùng kỳ năm ngoái. Ngược lại, lúa OM18 tươi giảm mạnh khoảng 10%, chỉ còn 6.300-6.600 đồng/kg.
Về tình hình xuất khẩu gạo, trong hai tháng đầu năm 2025 đạt khoảng 1,1 triệu tấn, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá trị kim ngạch chỉ đạt 613 triệu USD, giảm 13,6%. Giá gạo xuất khẩu trung bình giảm sâu xuống còn 553,6 USD/tấn, thấp hơn 18,3% so với cùng kỳ năm 2024. Trong khi đó, các thị trường lớn như Philippines, Bờ Biển Ngà và Ghana vẫn là những khách hàng chính của gạo Việt Nam, nhưng sức mua không còn sôi động như trước. Nguyên nhân chính khiến giá gạo sụt giảm được xác định là do nguồn cung thế giới tăng cao, nhu cầu nhập khẩu suy giảm và đặc biệt là việc Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo, đẩy một lượng lớn gạo ra thị trường quốc tế.
Bên cạnh những khó khăn về sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long còn phải đối mặt với tình trạng xâm nhập mặn ngay từ đầu mùa khô 2025. Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, độ mặn tại các cửa sông chính trong vùng đều ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, dù chưa nghiêm trọng bằng các năm đỉnh điểm như 2015-2016, 2019-2020 hay 2023-2024.
Tại các cửa sông Cửu Long, ranh mặn 4 gam/lít xâm nhập sâu từ 42-60 km. Trên sông Vàm Cỏ, ranh mặn cũng lên tới 52-57 km. Nhờ sự chủ động của các địa phương trong việc trữ nước ngọt từ sớm và điều tiết hệ thống thủy lợi hợp lý, xâm nhập mặn đến thời điểm hiện tại chưa gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất nông nghiệp.
Về dài hạn, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển bền vững một triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh ở Đồng bằng sông Cửu Long. Giải pháp trọng tâm là chuyển đổi cơ cấu sản xuất, giảm diện tích lúa chất lượng thấp, thay thế bằng các giống lúa đặc sản, thích ứng biến đổi khí hậu và đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế. Đồng thời, Bộ cũng khuyến khích doanh nghiệp tăng cường liên kết chuỗi sản xuất – tiêu thụ, đầu tư phát triển thương hiệu gạo Việt và mở rộng thị trường mới.
Chủ động ứng phó với hạn mặn
Dự báo từ nay đến cuối mùa khô, xâm nhập mặn sẽ tiếp tục gia tăng trong các kỳ triều cường tháng 3/2025, đặc biệt từ ngày 11-15/3 và 27-30/3. Sang tháng 4, mặn sẽ giảm dần tại các cửa sông Cửu Long, nhưng tại vùng sông Vàm Cỏ, tình trạng này có thể kéo dài đến hết tháng 4 nếu không xuất hiện mưa trái mùa. Ranh mặn cao nhất dự kiến dao động từ 42-58 km tại các cửa sông Cửu Long, 70-75 km trên sông Vàm Cỏ và 50-53 km trên sông Cái Lớn. Dù mức độ xâm nhập mặn thấp hơn các năm cực đoan trước đó, song nguy cơ thiếu nước cục bộ vẫn tiềm ẩn, đòi hỏi các địa phương không được chủ quan.
Đối với công tác ứng phó hạn mặn, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị các tỉnh tiếp tục chủ động trữ nước ngọt, ưu tiên giải pháp tưới tiết kiệm và linh hoạt bố trí mùa vụ phù hợp với tình hình nguồn nước. Các công trình thủy lợi kiểm soát mặn, đặc biệt tại các vùng cửa sông trọng điểm, cần được rà soát, nâng cấp để đảm bảo kiểm soát mặn hiệu quả trong những năm tới.
Tình trạng xâm nhập mặn tại các cửa sông vùng ĐBSCL từ đầu mùa khô đến ngày 5/3 xuất hiện ở mức cao hơn trung bình nhiều năm nhưng không nghiêm trọng như các năm trước đó; Xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến việc lấy nước của các công trình thủy lợi cách biển 40-60 km.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, tình trạng xâm nhập mặn tại các cửa sông vùng ĐBSCL từ đầu mùa khô đến nay đã xuất hiện ở mức cao hơn trung bình nhiều năm nhưng không nghiêm trọng như các năm 2019-2020, 2015-2016 và 2023-2024. Ranh mặn 4 gam/lít cao nhất đã xuất hiện tại các cửa sông Cửu Long từ 42-60 km (tùy từng cửa sông), so với mức lớn nhất mùa khô năm 2023-2024 thấp hơn từ 1-13 km; vùng 2 sông Vàm Cỏ từ 52-57 km, so với mức lớn nhất mùa khô năm 2023- 2024 thấp hơn 43-78 km.
Theo đánh giá, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến việc lấy nước của các công trình thủy lợi cách biển 40-60 km nhưng thời gian xuất hiện ngắn từ 3-5 ngày. Tuy nhiên, trong tháng 1, tháng 2/2025, ở ĐBSCL có xuất hiện mưa trái mùa. Các địa phương cũng đã chủ động vận hành hệ thống công trình thủy lợi tích trữ nước vào hệ thống trước khi mặn tăng cao nên xâm nhập mặn đã và sẽ không gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng lớn đến nguồn nước phục vụ dân sinh.
Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, các địa phương đã chủ động tổ chức xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn. Trong đó, một số dự án như cống âu Nguyễn Tấn Thành (Tiền Giang), Vàm Bà Lịch (Kiên Giang), Rạch Mọp (Sóc Trăng) đã được đưa vào vận hành và khai thác trong mùa khô 2024-2025, góp phần bảo vệ sản xuất nông nghiệp và tạo nguồn nước thô cho các nhà máy cấp nước sinh hoạt trong khu vực.
Đồng bằng sông Cửu Long "chịu" 4 đợt hạn mặn cao điểm
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến hết mùa hạn mặn năm 2024, ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chịu ảnh hưởng của 4 đợt xâm nhập mặn tăng cao (thời kỳ 23 28/3, 8-14/4, 23-28/4, 6-12/5), trong đó đợt xâm nhập cao nhất vào thời kỳ 8-14/4.
Đợt gần nhất được dự đoán cao điểm hạn mặn từ ngày 24 - 28/3.
Ranh mặn 4g/l dự kiến vào sâu 70 - 90 km trên cửa sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại từ 50 57km, sông Hàm Luông từ 50-60km, sông Cổ Chiên từ 40-50km, sông Hậu từ 40-47km, sông Cái Lớn khoảng 40 45km. Điều này sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân trong khu vực. Các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp phục vụ nông nghiệp và dân sinh.
Tính từ đầu mùa khô đến nay, đợt xâm nhập sâu nhất xuất hiện vào đợt từ ngày 8 - 13/3. Mức độ xâm nhập mặn các tỉnh Sóc Trăng, Long An, Trà Vinh, Tiền Giang... hiện phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm, xấp xỉ so với năm 2016. Đặc biệt tại tỉnh Bến Tre, xâm nhập mặn ở mức xấp xỉ ranh mặn sâu nhất năm 2016.
Từ nay đến hết mùa hạn mặn năm 2024, ở ĐBSCL chịu ảnh hưởng của 4 đợt xâm nhập mặn tăng cao (thời kỳ 23-28/3, 8 14/4, 23-28/4, 6-12/5), trong đó đợt xâm nhập cao nhất vào thời kỳ 8-14/4. Một số địa phương đã xuống giống vụ hè thu với tổng diện tích khoảng 196 nghìn ha, tập trung chủ yếu ở Đồng Tháp, Long An và Tiền Giang. Một ít diện tích ở Kiên Giang, Cần Thơ và Vĩnh Long.
Mức độ xâm nhập mặn các tỉnh Sóc Trăng, Long An, Trà Vinh, Tiền Giang... hiện phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm.
Do tháng 3 và đầu tháng 4 là cao điểm hặn mặn năm nay, Viện Khoa học thủy lợi miền Nam khuyến cáo các địa phương cân nhắc việc giãn sản xuất một số diện tích vụ hè thu trong năm nay để góp phần giảm nhu cầu nước và hạn chế xâm nhập mặn tại vùng cửa sông ven biển. Thêm vào đó, các địa phương cần chủ động các giải pháp ứng phó với hạn, mặn phù hợp với điều kiện của vùng.
Cụ thể, vùng thượng ĐBSCL khó khăn chủ yếu ở vùng núi cao Tịnh Biên, Tri Tôn của tỉnh An Giang, cần thực hiện tưới nước tiết kiệm. Vùng giữa ĐBSCL cần vận hành hợp lý các công trình kiểm soát mặn và tích trữ nước, khi lấy ngọt hoặc tưới cho cây trồng cần kiểm tra chặt chẽ độ mặn, nhất là đối với cây ăn quả. Tích trữ nước ngay khi có thể bằng bơm trữ, gạn triều lấy ngọt chủ động vào cao điểm xâm nhập mặn. Vùng ven biển ĐBSCL, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến nguồn nước và sản lượng thủy sản ven biển như Gò Công, Bắc Bến Tre, vùng ven biển Trà Vinh và hệ thống Long Phú - Tiếp Nhật. Cần tranh thủ lấy nước ngay khi có thể, đặc biệt, cân nhắc việc lấy nước nhiễm mặn với hàm lượng cho phép trong 2 tuần ới cho các khu vực trồng lúa có nguy cơ bị ảnh hưởng cao, thiếu nguồn ngọt bổ sung, để chủ động thích ứng với hạn, mặn trở lại vào đầu tháng 4.
Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Kông, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng ĐBSCL cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng, chống xâm nhập mặn.
Xâm nhập mặn có xu thế tăng dần Nhận định về xu thế xâm nhập mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long từ ngày 21-30/4, ngày 20/4, Trưởng phòng Dự báo thủy văn, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Phùng Tiến Dũng cho biết, xâm nhập mặn ở khu vực trên có xu thế tăng dần vào cuối tuần. Độ mặn cao nhất tại các...










Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bến Tre: Người đàn ông chửi bới tại bệnh viện, đăng clip lên mạng xã hội

Thêm một vụ thả diều đe dọa an toàn bay tại Nội Bài

Mẹo hay giúp mở hộp thoại Run trên Windows

Hoàn cảnh của nam thanh niên đập vỡ kính ô tô của người khác

Nữ sinh túm tóc, đánh bạn ngã ngửa tại quán ăn

Choáng: Hôm nay nhiệt độ ngoài trời ở TP.HCM có thể đến 53 độ C

Hàng nghìn người xuống đường Lê Duẩn xem tổng hợp luyện diễu binh 30-4

Bộ Công an: Sẽ điều tra, xử lý nghiêm người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật

Thông tin về thời gian phá dỡ tòa nhà "Hàm cá mập" ở Hà Nội

Tài xế kể nguyên nhân khiến xe chở 20 học sinh bị lật

Bãi biển ở Nha Trang bị giăng kẽm gai, rào chắn

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng đàm phán với Mỹ để cân bằng thương mại
Có thể bạn quan tâm

Huỷ concert của siêu sao hết thời
Nhạc quốc tế
11 giờ trước
Không chấp nhận kết quả xét nghiệm ADN bố chồng làm, tôi đưa chồng con đi giám định khiến bí mật gia đình lật tẩy
Góc tâm tình
11 giờ trước
Khởi tố 6 côn đồ về tội giết người ở phố đi bộ Bạch Đằng
Pháp luật
11 giờ trước
Cái khó của Đông Nhi
Nhạc việt
11 giờ trước
Vinicius tự dập tắt giấc mộng Saudi Arabia
Sao thể thao
12 giờ trước
1 triệu lượt xem clip 18s Xuân Hinh diễn 1 vai không lời: Chỉ cười và nháy mắt nhưng được ví như nam thần
Sao việt
12 giờ trước
Nhan sắc tựa nàng thơ của cô gái 17 tuổi đóng phim Victor Vũ
Hậu trường phim
12 giờ trước
Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump
Thế giới
12 giờ trước
Ái nữ siêu cấp xinh đẹp của Steve Jobs biểu tượng của hội rich kid xứ cờ hoa một thời bây giờ ra sao?
Netizen
13 giờ trước
Hot boy Vietnam Idol Kids tái xuất lạ lẫm sau gần 10 năm, tại sao lại chọn NSX Anh trai chông gai?
Tv show
13 giờ trước