Ảnh hưởng của Trung Quốc tại Trung Đông – châu Phi
Mối quan hệ giữa Bắc Kinh với Trung Đông châu Phi là thực dụng về kinh tế, khó có thể hình thành quan hệ kiểu đồng minh chiến lược như của Mỹ thời gian tới.
Theo nguồn tin tại khu vực, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị có chuyến thăm chính thức Iran sau khi nước này đạt được thỏa thuận khung về vấn đề hạt nhân với các cường quốc thế giới vào ngày 2/4 vừa qua.
Trước đó, chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc đến Trung Đông và Pakistan dự kiến trong tháng này đã phải tạm hoãn vì những bất ổn tại khu vực. Nhiều nhà phân tích cho rằng, bản chất của mối quan hệ giữa Bắc Kinh với các quốc gia Trung Đông – châu Phi là thực dụng về kinh tế, do đó khó có thể hình thành nên các mối quan hệ kiểu đồng minh chiến lược như của Mỹ trong thời gian tới.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (ảnh: Tân Hoa xã)
Do sự tăng trưởng nhanh chóng trong nhập khẩu dầu khí, thương mại của Trung Quốc với Trung Đông đã tăng từ 20 tỷ USD của thập kỷ trước lên đến hơn 230 tỷ USD trong năm qua và dự kiến sẽ vượt ngưỡng 500 tỷ USD vào năm 2020. Hiện khoảng 1/3 lượng dầu của Trung Quốc được nhập từ các quốc gia thuộc Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) và Iran.
Với lợi ích như vậy, chìa khóa an ninh năng lượng của Bắc Kinh hiện nay là tăng cường sự hiện diện ở Trung Đông, trong đó tìm cách đẩy nhanh các cuộc đàm phán thương mại tự do với khối GCC nhằm cắt giảm chi phí nhập khẩu nhiên liệu.
Trong khi đó, châu Phi có vai trò đặc biệt đối với những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm giảm phụ thuộc vào nguồn dầu lửa từ Trung Đông. Được biết, hiện Trung Quốc cũng nhập 1/3 nhu cầu về dầu từ châu Phi. Các chuyên gia dự báo, nếu nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, Bắc Kinh sẽ tăng lượng dầu nhập khẩu từ châu lục này.
Video đang HOT
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một chuyến thăm Tanzania
Chiến lược hướng Tây
Hia Tây, bao gồm: “con đường tơ lụa vành đai kinh tế” và “con đường tơ lụa hàng hảiện Bắc Kinh đã tạo ra hai khái niệm mới liên quan đến chiến lược mở rộng về phí”. Trung Quốc mong muốn hình thành một mạng lưới phức tạp về giao thông đường sắt, đường bộ, mạng lưới thông tin liên lạc, các hiệp định thương mại, cảng biển, đường ống dẫn dầu nối giữa Đông và Tây Á. Một khi hoàn thành, chiến lược này sẽ giúp Trung Quốc có một ảnh hưởng mạnh mẽ ở Trung Á và Trung Đông. Tuy nhiên, để thực hiện, Trung Quốc sẽ phải mất rất nhiều năm xây dựng và tiêu tốn nhiều tỷ USD viện trợ và đầu tư.
Hợp tác mạnh về kinh tế nhưng mờ nhạt về chính trị
Chính sách của Trung Quốc hướng đến Trung Đông là tập trung phát triển các mối quan hệ kinh tế hiệu quả, đồng thời tránh những xung đột đang xảy ra ở khu vực. Để làm được điều này, Trung Quốc hợp tác với tất cả các quốc gia trong khu vực, nhưng không “can thiệp” vào các thể chế chính trị, tôn giáo khác biệt. Các quốc gia Arab với đa số theo dòng Hồi giáo Sunni và Iran theo dòng Shiite đều có mối quan hệ tốt với Trung Quốc.
Do vậy, gần như chắc chắn rằng, sau chuyến công du đến Iran, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đến thăm tất cả các quốc gia quan trọng trong khu vực để hoàn thành sứ mệnh ngoại giao toàn cầu của mình.
Do sự tăng trưởng nhanh chóng trong nhập khẩu dầu khí, thương mại của Trung Quốc với Trung Đông đã tăng trưởng nhanh chóng
Tuy nhiên, chính sách cân bằng của Trung Quốc tại khu vực đang trở nên khó khăn hơn, khi các quốc gia Arab không tỏ ra hài lòng trước việc Trung Quốc phủ quyết một Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trong vấn đề Syria và mối quan hệ chặt chẽ của nước này với Israel.
Hướng đi nào tại khu vực
Tất cả các quốc gia Hồi giáo ở Trung Đông sẽ tiếp tục là đối tác quan trọng của Trung Quốc trong chiến lược “một vành đai, một con đường”. Điều này phản ánh một thực tế quan trọng liên quan chiến lược mới của Bắc Kinh tại Trung Đông, đó là “tăng cường hợp tác, bất kể khác biệt về ý thức hệ”. Mặc dù vậy, thời gian tới Trung Quốc sẽ phải đảm nhận trách nhiệm lớn hơn đối với sự ổn định tại khu vực này, đồng thời chi phí hỗ trợ hoặc góp phần bảo đảm an ninh có lẽ lớn hơn ngoài dự kiến.
Khi nhu cầu nhập khẩu năng lượng ngày càng tăng, Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với các quốc gia tại Trung Đông, châu Phi. Với chính sách thực dụng về kinh tế sẽ, rất khó để tin rằng Trung Quốc có thể hình thành được một liên minh chính trị, quân sự tại khu vực trong tương lai gần. Ngoài ra, hiện Bắc Kinh chưa có một đồng minh hoặc không quân và hải quân gần đó, nên sẽ khiến Mỹ và phương Tây giảm bớt mối lo ngại đối với các hoạt động mở rộng ảnh hưởng hiện nay của Trung Quốc tại khu vực, đặc biệt là về kinh tế./.
Hồng Quân
Theo_VOV
Quan hệ Trung-Nga: Khó hình thành liên minh chống phương Tây
Đại sứ Đức tại Bắc Kinh cho biết vẫn còn có quá nhiều bất đồng khiến choTrung Quốc và Nga khó có thể thành lập một liên minh chống phương Tây.
Đại sứ Đức tại Bắc Kinh Michael Clauss nói Trung Quốc và Nga không có khả năng hình thành một liên minh chống phương Tây, mặc dù hai bên đã thống nhất quan điểm về một số cuộc xung đột.
Đại sứ Đức tại Bắc Kinh Michael Clauss: Trung Quốc và Nga không có khả năng hình thành một liên minh chống phương Tây.
Đại sứ Michael Clauss nói với báo "Bưu điện Hoa Nam buối sáng" rằng mặc dù Nga và Trung Quốc có cùng quan điểm về một số vấn đề trên thế giới, nhưng sẽ là cường điệu khi nói hai nước đã tạo thành một liên minh vì vẫn tồn tại "bất đồng về nhiều vấn đề khác", trong đó có cuộc khủng hoảng Ukraina.
Tại một hội nghị thượng đỉnh an ninh tại Thượng Hải hồi tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố phản đối việc can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác và phản đối biện pháp trừng phạt đơn phương - một động thái được cho là nhắm vào Mỹ.
Bắc Kinh vốn coi việc Mỹ hỗ trợ an ninh cho Nhật Bản và Philippines, hai nước đang có tranh chấp lãnh thổ quyết liệt với Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, là xâm phạm lợi ích quốc gia.
Để củng cố quan hệ song phương, Nga và Trung Quốc vừa tổ chức tập trận hải quân ở một khu vực nhạy cảm trên Biển Hoa Đông.
Nhưng Đại sứ Michael Clauss chỉ ra rằng Trung Quốc đã không luôn luôn đứng về phía Nga. Trong khi kiềm chế không chỉ trích cách hành xử của Nga trong cuộc khủng hoảng ở Ukraina, Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng - chứ không phải phủ quyết - một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lên án Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Ông nói: "Trung Quốc đã không hỗ trợ các hành động của Nga ở Ukraina. Điều đó đã trở nên rất rõ ràng tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc".
Đại sứ Michael Clauss nói tiếp: "Trung Quốc dường như không hài lòng trước việc Nga đơn phương vi phạm luật pháp quốc tế, gạt ra rìa những nguyên tắc chủ quyền lãnh thổ và không can thiệp bằng cách chiếm một phần lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền".
Về tranh chấp Biển Đông, đại sứ Clauss cho biết Trung Quốc đã trở nên quyết đoán hơn. Thế nhưng nếu Bắc Kinh trở nên "quá quyết đoán", các nước nhỏ hơn sẽ có xu hướng hình thành liên minh chống Trung Quốc.
Đại sứ Clauss cũng hạ thấp tầm quan trọng của thỏa thuận rất lớn về khí đốt tự nhiên giữa Trung Quốc và Nga - một động thái được các nhà quan sát coi như một thứ "phao cứu sinh" giúp Matxcơva đối phó với các lệnh trừng phạt quốc tế liên quan đến việc chiếm đóng bán đảo Crimea.
Theo thỏa thuận trị giá 400 tỷ USD này, Nga cung cấp cho Trung Quốc 38 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên mỗi năm. Các cuộc đàm phán về thỏa thuận khí đốt lịch sử này đã bị đình trệ hơn một thập kỷ vì bất đồng về giá cả, nhưng đã được hoàn thành vào tháng trước , khi Tổng thống Putin đến thăm Thượng Hải.
Về chuyện này, Đại sứ Michael Clauss nhận xét: "Cuối cùng, Nga đã phải đưa ra nhiều nhượng bộ để đạt được một thỏa thuận về giá bán khí đốt. Tôi sẽ không cho rằng chữ ký của Trung Quốc là một sự nhượng bộ với Nga. Trung Quốc đã bước vào bàn đàm phán trên thế mạnh".
Theo Đời sống Pháp luật
Nga hợp tác với Iran: Các nước phương Tây lo ngại Bên cạnh những lợi ích về kinh tế và thương mại, sự hợp tác của Nga và Iran vào thời điểm này cũng khiến các nước phương Tây phải "dè chừng". Nga ngày 13/4 quyết định dỡ bỏ lệnh cấm bán cho Iran hệ thống tên lửa phòng không S-300. Quyết định này không chỉ giúp tăng cường đáng kể khả năng quân...