Ảnh hưởng của nhổ răng lên hệ thần kinh
Nhổ răng có ảnh hưởng đến thần kinh hay không là những lo lắng của rất nhiều người. Tâm lý này theo con người từ ngày bé cho đến khi lớn, do vậy rất nhiều người cảm thấy ái ngại khi phải đi nhổ răng. Vậy ảnh hưởng của nhổ răng lên hệ thần kinh là có hay không?
Thực tế, lo lắng ảnh hưởng của nhổ răng lên hệ thần kinh là hoàn toàn có lý. Bởi sâu dưới chân răng là khu tập trung nhiều dây thần kinh rất quan trọng, cho nên nhiều người nghĩ rằng việc nhổ răng có thể khiến thần kinh bị ảnh hưởng ít nhiều.
Trong một số trường hợp, dây thần kinh nằm dưới hoặc rất gần chân răng, nếu việc nhổ răng không được xem xét kỹ lưỡng bằng phim X-quang sẽ không tránh khỏi những nguy cơ chấn thương thần kinh như tê môi cằm, dị cảm… Tuy nhiên, với công nghệ kỹ thuật ngày càng phát triển và lĩnh vực nha khoa cũng tiến thêm một công nghệ mới thì việc phát hiện những bất thường trước khi mổ là có thể.
Bất kỳ chỉ định nhổ răng nào đều phải được đưa ra sau khi bác sĩ đã xem xét kỹ lưỡng các dữ liệu lâm sàng: Như phải chụp phim X-quang khi khám, đánh giá tình trạng sức khỏe bệnh nhân, có cần thiết phải nhổ răng hay không.
Ảnh hưởng của việc nhổ răng lên hệ thần kinh là có thể nếu như cơ địa của bạn quá yếu, đang mắc phải một số vấn đề sức khỏe khác, hoặc lựa chọn địa chỉ nha khoa không uy tín. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà bạn ngại nhổ răng, một số trường hợp nếu không nhổ có thể gây ra những biến chứng nặng hơn.
1. Những trường hợp cần phải nhổ răng
Răng khôn là răng cối lớn thứ ba hay răng hàm thứ ba, là răng nằm ở vị trí số 8 thuộc nhóm răng hàm. Đây được xem là chiếc răng tuy mọc chậm nhất nhưng lại gây ra không ít những vấn đề. Thông thường khi người đã trưởng thành từ 18 – 25 tuổi, răng khôn mới bắt đầu mọc.
Khi mọc răng khôn, chiếc răng này có xu hướng chen lấn các răng kế cận gây lệch hàm hoặc sâu răng kế bên, đau răng, cường độ đau tăng mạnh gây sưng hàm, sưng mặt. Do vậy, răng khôn thường xuyên phải nhổ do các biến chứng khi loại răng này mọc lệch là rất cao.
- Nhổ răng khi niềng
Video đang HOT
Niềng răng là phương pháp tác động lực bền bỉ, liên tục để răng di chuyển từ từ đến vị trí mong muốn trên cung hàm. Các răng khi niềng cần có không gian để di chuyển, do vậy việc nhổ răng để tạo khoảng trống là rất cần thiết.
Nhiệm vụ của niềng răng là điều chỉnh, điều hướng lại các răng về vị trí mong muốn. Trường hợp cung hàm đủ chỗ thì việc dàn đều răng sẽ dễ dàng, nhưng nếu cung hàm không có khoảng trống, bạn đành hy sinh một vài cái răng để sắp xếp trật tự các răng còn lại. Việc nhổ răng khi niềng chủ yếu trong các trường hợp bị vẩu, móm, răng xô lệch, chồng lên nhau…
Tùy vào tình trạng răng của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bao nhiêu cái răng để có đủ khoảng trống. Nhổ răng khi niềng thường ít ảnh hưởng đến thần kinh do đa số răng khi niềng không quá phức tạp như nhổ răng khôn. Nêu răng cua bạn thưa, cung ham co đô lơn hơn cung răng hoăc đa bi mât răng trươc đo thi có thể không cân nhô răng vi đa co đu khoang trông cho răng dich chuyên.
2. Làm thế nào để nhổ răng an toàn?
Ảnh hưởng của nhổ răng lên hệ thần kinh là có, vì vậy trước khi tiến hành nhổ răng bạn cần biết một số thông tin để chuẩn bị cho quá trình nhổ răng suôn sẻ,
Trước khi nhổ răng, bạn sẽ được khám lâm sàng để khai thác tiền sử bệnh, bác sĩ chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số đông – cầm máu và đo huyết áp. Nếu không có bất thường mới tiến hành tiểu phẫu.
Với những ca nhổ răng đơn giản, mức độ can thiệp thường đơn giản, không gây đau, có thể sinh hoạt và đi làm bình thường. Cảm giác đau ít hoặc nhiều tùy vào ngưỡng chịu đau của mỗi người, thường chỉ cần uống 1 hoặc 2 liều giảm đau (Paracetamol 500mg).
Với những ca tiểu phẫu phức tạp hơn ví dụ như răng mọc lệch, mọc ngầm, mọc nghiêng, hay nằm ngang thì mức độ lành là 7-10 ngày. Trong thời gian này bạn có thể bị sưng đau 3 – 5 ngày tùy vào cơ địa của mỗi người. Để hạn chế ảnh hưởng của nhổ răng lên thần kinh thì mọi khâu phải được tiến hành đúng quy trình, kỹ thuật an toàn tại nha khoa uy tín và lựa chọn bác sĩ có chuyên môn cao.
3. Một số biện pháp để đảm bảo an toàn sau khi nhổ răng
- Không ăn thức ăn nóng, không súc miệng mạnh sau khi tiểu phẫu
- Không ăn thức ăn cứng, tránh gây tổn thương vị trí tiểu phẫu
- Có thể chườm đá vào ngày thứ nhất để giảm sưng, từ ngày thứ hai thì chườm nước ấm để tăng lưu thông máu
- Nếu chảy quá nhiều máu, cần quay lại trung tâm điều trị.
Sau khi nhổ răng khôn, người đàn ông bị co giật, mất ý thức vì không chú ý điều này
Sau khi nhổ răng khôn, một người đàn ông bị đau ở phía sau đầu và cổ, miệng không ngừng co giật, và bắt đầu mất ý thức.
Theo báo cáo, Vương Kiệt, 28 tuổi ở thành phố Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã đến phòng khám nha khoa để nhổ răng vào đầu năm vì đau răng khôn. Sau khi thức dậy vào ngày hôm sau, Vương Kiệt không chỉ xuất hiện tình trạng chóng mặt mà mắt cũng mờ dần, vì vậy anh ngay lập tức đến bệnh viện địa phương khám. Sau khi kiểm tra, bác sĩ không phát hiện thấy sự bất thường, nên đã cho anh xuất viện.
Người đàn ông sau khi nhổ răng khôn đã bị nhiễm khuẩn gây tụ mủ dưới màng cứng
Tuy nhiên, vào ngày thứ 12 sau khi xuất viện, Vương Kiệt lại gặp phải triệu chứng như mờ mắt và nhức đầu dữ dội, người vợ miêu tả tình trạng của Vương Kiệt: "Phía sau đầu xuống đến cổ đều đau, miệng không ngừng co giật, và bắt đầu mất dần ý thức". Sau đó người vợ đưa Vương Kiệt đến bệnh viện, bác sĩ Lâm Đào thuộc Khoa ngoại thần kinh chẩn đoán: "Kết hợp với lịch sử y khoa và dữ liệu kiểm tra hình ảnh, cho thấy tình trạng của bệnh nhân ngày càng xấu đi".
Vương Kiệt sau đó bị bất tỉnh và khó thở, tứ chi co giật, đồng tử giãn ra. Bác sĩ Lâm Đào sau khi chẩn đoán sơ bộ cho rằng, vì nhiễm trùng dẫn đến áp xe màng cứng và hình thành thoát vị não, cần được phẫu thuật khẩn cấp. Sau khi mở não, bác sĩ Lâm Đào phát hiện sức giãn màng não cứng của Vương Kiệt tăng đáng kể, sau khi khoét một miệng nhỏ trên não, có lượng lớn mủ màu trắng bị đẩy ra. Sau khi cắt bỏ hoàn toàn màng não cứng, phát hiện hình thành viêm mủ diện rộng, bác sĩ lập tức làm sạch mủ, sau khi xét nghiệm được xác nhận là nhiễm trực khuẩn Gram âm.
Nhổ răng khôn không được xử lý tốt rất dễ gây hại cho sức khỏe.
Bác sĩ Lâm Đào nói rằng, khoang miệng là môi trường của vi khuẩn, khoang miệng và vùng mặt đều có lưu thông máu phong phú và kết nối xung quanh nội sọ. Nếu không vệ sinh cẩn thận trước và sau khi nhổ răng, vi khuẩn miệng rất dễ chạy qua máu hoặc trực tiếp đến xoang nội sọ gây áp xe não hoặc tụ mủ dưới màng cứng.
Một số biến chứng sau khi nhổ răng khôn
1. Chảy máu kéo dài
Tùy thuộc vào tính chất răng khôn phức tạp khiến quá trình nhổ phải tác động nhiều đến mô lợi, xương hàm khiến cho bệnh nhân chảy máu nhiều nhưng tình trạng này sẽ không kéo dài quá 24h giờ sau khi nhổ. Tuy nhiên nếu vượt quá thời gian trên có thể là vết rách quá to và sâu, chóp chân răng bị gãy và để sót lại các tổ chức hạt. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
2. Nhiễm trùng sau khi nhổ răng
Nếu vệ sinh răng miệng không đúng cách sau khi nhổ răng, có thể dẫn đến nhiễm trùng vị trí nhổ răng khôn đi kèm với những biểu hiện sau: chảy máu kéo dài hơn 48 giờ, đau nhức không thuyên giảm, hôi miệng, sưng nướu hoặc có khi sưng mặt, sưng vùng má. Một số trường hợp nhiễm trùng còn kéo theo tình trạng sốt, thân nhiệt cơ thể tăng cao (trên 37 độ C).
3. Ảnh hưởng dây thần kinh
Triệu chứng thường gặp phải khi nhổ răng khôn, bởi đây là vị trí tập trung rất nhiều dây thần kinh. Biểu hiện ngay sau khi nhổ là tình trạng ngứa ran, tê ở lưỡi, môi, cằm và nướu. Những cơn đau sẽ xuất hiện vài tuần hoặc vĩnh viễn nếu dây thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng.
4. Nhiễm trùng huyệt ổ răng
Đây cũng là một tai biến thường gặp. Do răng khôn nằm sát thành trước hầu - họng, nơi chứa nhiều lympho bào và mạch máu. Nó có xu hướng phản ứng quá mẫn khi nhiễm trùng. Thực sự là một vùng rất nguy hiểm khi có nhiễm trùng xảy ra.
Nếu bạn nhổ răng trong điều kiện vô trùng không tốt rất dễ bị nhiễm trùng. Tình trạng nhiễm trùng dưới sự cộng hưởng của các tổ chức lympho bào sẽ gây nên những phản ứng sưng đau lan rộng, khó nuốt hoặc há miệng hạn chế. Nguy hiểm hơn, nhiễm trùng có thể lan vào máu làm nhiễm khuẩn huyết, dẫn tới tử vong.
Khói nhang độc như khói thuốc lá: Những tác hại khi đốt nhang quá nhiều Vào những ngày lễ Tết, ngày rằm, người dân thường có thói quen đốt nhang để thờ cúng tổ tiên. Việc đốt nhang có ý nghĩa lớn về mặt tinh thần nhưng về mặt sức khỏe, nó lại gây ra những tác động rất xấu. Việc đốt nhang mang ý nghĩa lớn về mặt tâm linh trong những ngày lễ Tết. Tuy nhiên,...