Ảnh hưởng bão, 1 ngư dân rơi xuống biển
Hiện nay trên vùng biển Hoàng Sa đang có mưa giông, gió giật cấp 9, cấp 10, biển động dữ dội. Một ngư dân đang đánh bắt hải sản đã bị rơi xuống biển mất tích. Tàu phát đi tín hiệu trợ giúp khẩn cấp.
Hôm nay, ngày 16/7, Hệ thống Đài Thông tin duyên hải Việt Nam (TTDH) nhận được thông tin trực tiếp từ tàu KH 90154 TS trên sóng duyên hải với nội dung: tàu KH 90154 TS của tỉnh Khánh Hòa cùng 09 ngư dân đang hoạt động đánh bắt tại vị trí có tọa độ 17-10N 110-30E gần khu vực phía Bắc quần đảo Hoàng Sa thì bất ngờ một ngư dân tên Nguyễn Văn Tài bị rơi xuống biển trong lúc lao động.
Thời tiết khu vực ngư dân bị rơi xuống biển do ảnh hưởng của cơn bão số 2 nên có gió cấp 5- cấp 6; biển động và có mưa giông. Các ngư dân còn lại trên tàu đang cố gắng tìm kiếm ngư dân bị nạn nhưng hiện chưa có kết quả. Tàu đã yêu cầu trợ giúp khẩn cấp.
Thông tin này đã được Hệ thống Đài TTDH Việt Nam thông báo ngay tới các đơn vị tìm kiếm cứu nạn khu vực và địa phương. Đồng thời, Hệ thống Đài TTDH Việt Nam đã thực hiện phát quảng bá Thông tin Cấp cứu – Khẩn cấp – An toàn bằng các phương thức nghiệp vụ trên sóng vô tuyến yêu cầu các phương tiện hoạt động trong khu vực tăng cường quan sát hỗ trợ tàu KH 90154 TS và ngư dân bị nạn.
Hệ thống Đài TTDH Việt Nam tiếp tục thông tin trợ giúp tìm kiếm ngư dân của tàu KH 90154 TS. Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Đông Biển Đông có gió mạnh cấp 9, cấp 10, sau tăng lên cấp 11, cấp 12, vùng gần tâm bão cấp 13, cấp 14, giật cấp 16, cấp 17. Biển động dữ dội.
Dự báo vùng biển quần đảo Hoàng Sa từ ngày mai (17/7) có gió mạnh dần lên cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão cấp 13, cấp 14, giật cấp 16, cấp 17. Biển động dữ dội. Các ngư dân và phương tiên đang đánh bắt nên cẩn trọng tìm phương án an toàn.
Video đang HOT
Thu Hằng
Theo Dantri
Vì sao xuất hiện quá nhiều lao động Trung Quốc?
Sau vụ UBND tỉnh Trà Vinh chấp thuận cho tuyển 2.100 lao động Trung Quốc, nhiều người đặt câu hỏi: Tại sao lại có quá nhiều lao động Trung Quốc đang làm việc trong khi nhiều dự án khác, nhà thầu nước ngoài chỉ đem vài trăm chuyên gia, kỹ sư?
Thông tin từ Ban Quản lý nhiệt điện Duyên Hải 3, hiện công trình xây dựng nhà máy nhiệt điện Duyên Hải có hơn 2.100 lao động Trung Quốc và 1.500 lao động Việt Nam đang làm việc. Tuy nhiên, lao động Việt Nam chủ yếu là lao động phổ thông, làm công nhật với mức lương 140.000 đến 170.000 đồng/ngày.
Nhiều người đặt nghi vấn tại sao có quá nhiều lao động Trung Quốc sang làm việc, chiếm hết chỗ của lao động tại địa phương? Trong khi đó, trước đây có nhiều dự án đơn vị nước ngoài trúng thầu như cầu Cần Thơ, cầu Mỹ Thuận, nhà máy thủy điện Sông Đà... họ chỉ đưa qua một số lượng ít chuyên gia, kỹ sư, còn lại các vị trí đều do lao động Việt Nam đảm trách.
Công nhân Việt Nam được tuyển vào làm lao động phổ thông nhưng lương thấp hơn nhiều so với lao động Trung Quốc
Công nhân Nguyễn Thế Nhân, ngụ ấp Giồng Giếng (Dân Thành, Duyên Hải) làm công nhân ở đây được gần 4 năm nay, chủ yếu lao động chân tay với mức lương công nhật 170.000 đồng/ngày, nếu ngày nào tăng ca sẽ tăng lên vài chục ngàn nữa. Ông Nhân cho biết: "Trước đây tôi làm nghề làm ruộng, nuôi tôm nhưng từ khi có dự án này đã chuyển ra đây làm công nhân vì có công việc làm suốt tháng, thu nhập khá ổn định". Theo ông Nhân, công nhân người Việt làm việc lương lương thấp hơn người Trung Quốc rất nhiều vì phải thông qua cò, công ty dịch vụ cung ứng lao động mới vào làm việc được.
Tuy nhiên, không phải lao động phổ thông nào cũng vào làm được trong dự án này. Năm 2012, anh Thạch Ngọc Thành, SN 1987, ngụ Nguyệt Hóa, Châu Thành, Trà Vinh, thông qua Trung tâm Giới thiệu việc làm (TTGTVL) tỉnh Trà Vinh nộp hồ sơ xin vào làm lao động phổ thông trong dự án nhà máy nhiệt điện Duyên Hải. Tuy nhiên, hồ sơ nộp vào chờ hơn 1 năm vẫn không thấy ai gọi nên đành phải kiếm việc khác để trang trải cuộc sống.
Anh Thành cho biết: "Lúc dó nghe nói vô làm công nhật ở dự án nhà máy nhiệt điện Duyên Hải lương từ 4 đến 5 triệu đồng/tháng nên tôi đăng ký vào làm vì đang thất nghiệp. Tuy nhiên, hơn 1 năm trời chờ đợi chẳng thấy có việc làm nên mới đây tôi xin làm nhân viên đổ xăng với mức lương 2,5 triệu đồng/tháng để tạm sống qua ngày".
Ông Trịnh Minh Hùng, Giám đốc TTGTVL tỉnh Trà Vinh rất bức xúc việc nhà thầu chỉ tuyển lao động Trung Quốc và phớt lờ rất nhiều lao động có tay nghề ở địa phương. Ông Hùng cho biết: "Trung tâm nhiều lần liên hệ với Sở LĐ-TB&XH tỉnh nhằm mời đơn vị thầu xây dựng lên sở để 3 bên giáp mặt, bàn kế hoạch xem đơn vị sử dụng lao động cần lao động trình độ nào, tay nghề ra sao nhưng mời hoài mà họ chẳng lên, gửi hồ sơ xuống thì họ cứ để đó cho trôi qua để tuyển lao động Trung Quốc".
Theo ông Hùng, chỉ có 3 lần họ gửi văn bản thông qua Sở LĐTB&XH cần tuyển với số lượng vài trăm lao động từ kỹ thuật, lái xe, lao động phổ thông nhưng khi trung tâm gửi hồ sơ các lao động dự tuyển theo yêu cầu thì họ chẳng gọi phỏng vấn cũng như không tuyển được người nào.
Đại công trường nhà máy nhiệt điện Duyên Hải cần rất nhiều lao động
TTGTVL tỉnh trà vinh giới thiệu việc làm không công cho các đơn vị sử dụng lao động trong và ngoài tỉnh. Chỉ 6 tháng đầu năm tỉnh Trà Vinh đã giới thiệu, tạo việc làm cho 20.000 lao động. Tuy nhiên, điều bất ngờ nhất là từ ngày thự hiện dự án nhà máy nhiệt điện Duyên Hải đến nay trung tâm chưa từng giới thiệu thành công được bất cứ một lao động nào cho các nhà thầu Trung Quốc. Ông Hùng bức xúc: "Họ cố tình "né" để tuyển lao động Trung Quốc thì làm sao mà giới thiệu được. Họ thực hiện chiêu bài tuyển dụng mập mờ, có nhận hồ sơ thì để đó chứ có tuyển hay không cũng không nói gì hết. Người lao động thì không thể chờ đợi mãi nên bắt buộc trung tâm phải giới thiệu đến các đơn vị khác khi có nhu cầu".
Lý giải việc có quá nhiều lao động Trung Quốc tại dự án nhà máy nhiệt điện Duyên Hải, một giám đốc công ty chuyên cung ứng lao động tại huyện Duyên Hải (xin giấu tên) cho rằng: "Ở đây có thể có hợp đồng hay thỏa thuận giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công chúng ta chưa biết. Bởi vì lao động Việt Nam có thể đáp ứng đủ nhưng vẫn tuyển lao động Trung Quốc. Đồng thời đơn vị thi công có thể dùng chiêu trò lấy lý do nếu không tuyển lao động Trung Quốc sẽ chậm tiến độ, ảnh hưởng tới dự án... Vì vậy, lao động Trung Quốc mới ngày càng nhiều từ có tay nghề tới lao động phổ thông".
Lao động Trung Quốc làm việc tại công trường
Ông Võ Văn Dội, Phó Chủ tịch UBND xã Dân Thành (Duyên Hải) cho biết: "Việc có nhiều lao động Trung Quốc, lao động từ địa phương khác đến làm việc làm cho tình hình an ninh trật tự trên địa bàn rất phức tạp. Hiện mỗi ngày chính quyền địa phương phải giải quyết trung bình 1 vụ gây rối trật tự công cộng, nhậu nhẹt, đánh nhau chủ yếu giữa các nhóm công nhân...".
Ngoài ra, ai cũng biết khi hàng ngàn công nhân Trung Quốc làm việc, sinh sống lâu dài tại địa phương có thể bám trụ, sinh con đẻ cái ở vùng đất mới và trong tương lai xa có thể sẽ có những làng Trung Quốc, hay xóm con lai nếu việc quản lý của chúng ta không chặt chẽ. Khi đó, hậu quả không dừng lại ở việc người lao động địa phương bị "chiếm" việc làm như hiện nay.
Minh Giang
Theo Dantri
Tuyển 2.100 lao động Trung Quốc: Đúng quy định pháp luật? Việc tỉnh Trà Vinh chấp thuận cho tuyển 2.100 lao động Trung Quốc để xây dựng dự án nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 khiến nhiều người bất bình. Sau đó UBND tỉnh kịp thời "lý giải", hứa sẽ rút kinh nghiệm. Cố tình "né" lao động có tay nghề để tuyển lao động Trung Quốc Thông tin từ Trung tâm Giới...