Anh hùng cứu hơn 150 người trong bão tuyết Nepal
Paul Sherridan, du khách người Anh sống sót trong trận lở tuyết ở Nepal tuần trước, kể lại câu chuyện thoát hiểm của mình, đồng thời cảnh báo rằng các hướng dẫn viên leo núi “không có đủ khả năng và năng lực như mọi người nghĩ”.
Trung sĩ Paul Sherridan, 49 tuổi, mắc kẹt giữa khung cảnh trắng xóa tại Annapurna Circuit trên dãy Himalaya hôm 15/10, khi một trận bão tuyết quét qua tuyến leo núi nổi tiếng này. Sau khi giúp một nhóm nhỏ tới nơi an toàn, Sherridan mới nhận ra hàng chục người bị mắc kẹt cũng đi theo ông.
Paul Sheridan cùng vợ, bà Lesley. Ảnh: Telegraph.
“Tôi chưa bao giờ muốn trở thành anh hùng cả”, ông nói trong buổi họp báo ở thành phố Sheffield, Anh, nhắc đến việc đưa được hơn 100 người leo núi tới nơi an toàn trong điều kiện thời tiết khủng khiếp ở Nepal. Ít nhất 39 người, từ Canada, Ấn Độ, Israel, Slovakia, Ba Lan và Nhật Bản, đã thiệt mạng trong trận bão tuyết
Sherridan cho biết ông buộc phải dẫn đầu đoàn vì hướng dẫn viên người Nepal được trang bị kém và thiếu kinh nghiệm. Tuy nhiên, ông tin rằng các hướng dẫn viên cũng chỉ là nạn nhân trong thảm họa xảy ra lúc đó.
Khi bão tuyết ập đến hôm thứ tư tuần trước, Sherridan đi xuyên qua đám đông người leo núi đang bàng hoàng và hoang mang trong bóng tối, giữa trận bão tuyết, gió lớn, với hy vọng tìm được ai đó chịu trách nhiệm.
“Nhiều hướng dẫn viên có thể liên kết du khách và người dân bản địa hoặc giúp sơ tán tùy theo độ cao. Tuy nhiên, những kỹ năng leo núi tuyết của họ lại không bao gồm điều này. Đó là sự cẩu thả, tội ác”, ông nói. “Những người đi đầu đoàn bật khóc và tôi trở thành người thay họ. Tôi từng nghĩ ‘chúng ta có thể làm được gì nữa đây?’. Đó là lúc tuyệt vọng nhất của tôi vì biết rằng mình đang gặp rắc rối và sẽ chết”.
Người cảnh sát 49 tuổi cho biết ông từng hy vọng sẽ được các chuyên gia leo núi Himalaya chăm lo chu đáo khi cùng một người bạn tham gia chuyến đi dài 18 ngày để mừng sinh nhật tuổi 50. Tuy nhiên, an toàn của họ lại được giao vào tay một thanh niên 20 tuổi, người biết phải đi giày nhưng lại không mặc áo khoác ấm.
Video đang HOT
Theo Sherridan, các công ty lữ hành và leo núi thường cung cấp đội ngũ nhân viên giá thấp, thiếu trải nghiệm. Những người này thường tập trung vào việc giúp khách hàng vui vẻ hơn là an toàn.
“Họ đang lừa dối mọi người rằng có thể cung cấp biện pháp an toàn mà họ không có. Tất cả là vì tiền”, ông nói. Sherridan trả 2.500 USD cho chuyến đi 18 ngày. Ông bất ngờ khi biết người mang đồ cho mình chỉ được trả khoảng gần 10 USD còn hướng dẫn viên nhận khoảng 13 USD một ngày.
“Có quá ít người mang đồ mà họ phải vác quá nặng. Họ lẽ ra chỉ phải vác 25 kg, nhưng thực tế thì là hơn 40 kg”, Sherridan nhận định. “Dịch vụ của họ dường như giúp tôi thoải mái hơn là đảm bảo an toàn”.
“Tôi đã nghĩ là hướng dẫn viên có trình độ và kinh nghiệm, nhưng tôi lại không thấy nhiều bằng chứng về việc đó”.
Theo Sherridan, điều cần thiết là mọi người được trang bị đầy đủ, nhận thức tốt về thời tiết. Ngoài ra, cảnh sát này cho rằng “cần có các hệ thống cảnh báo tại những khu vực, không được phép lên núi trong điều kiện mà chúng tôi vừa gặp phải”.
“Tôi thực sự rất may mắn”, ông Sherridan nói. Ông đã đưa 150 người tới nơi an toàn.
Nepal hôm qua ngừng chiến dịch tìm kiếm các nạn nhân vụ bão tuyết trên dãy Himalaya và tuyên bố những người bị kẹt trên núi đều đã được đưa đến nơi an toàn. “Chúng tôi tin toàn bộ người leo núi và hướng dẫn viên đã được giúp đỡ. Hiện không còn người mắc kẹt trên tuyến đường lên núi”, Yadav Koirala, thuộc Cơ quan Quản lý Thiên tai Nepal, nói. Nhà chức trách đã nhận dạng được 35 người trong số 39 nạn nhân thiệt mạng.
Quân đội Nepal giúp những người sống sót ra trực thăng quân sự hôm 17/10. Ảnh: AFP.
Như Tâm
Theo VNE
Còn 3 người Việt kẹt trong bão tuyết ở Nepal
Còn 3 người Việt đăng ký leo đỉnh Annapurna trong thời gian xảy ra bão tuyết kinh hoàng ở Nepal, ngoài chị Võ Thị Mỹ Linh, người may mắn thoát chết.
Còn 3 người Việt kẹt trong bão tuyết ở Nepal
Theo danh sách chị Linh nhận được từ Cục Du lịch Nepal, danh tính 3 người Việt gồm: Nguyen Thi Anh Thuy, sinh năm 1984, nhà ở TP.HCM, bắt đầu leo ngày 9/10, tuyến Jomsom - Muktinath; Lai Thi Cam Phan, sinh năm 1984, bắt đầu leo ngày 22/9; Tran Thi Minh Hang, sinh năm 1984, bắt đầu leo ngày 5/10.
Hiện tại chị Linh chỉ nhận thông tin cụ thể (nơi ở, điện thoại người thân) về người tên Nguyen Thi Anh Thuy, còn hai người là Phan và Hang chưa có thông tin.
"Điều này cũng có nghĩa ba người này đang nằm trong danh sách bị nghi là đã thiệt mạng trong trận bão tuyết vừa qua", chị Linh cho biết.
Sáng 21/10, PV liên lạc với người thân của Nguyen Thi Anh Thuy (người nhà xác nhận tên là Thúy) thì được biết hiện gia đình vẫn chưa có thông tin gì của Thúy. Người nhà của chị Thúy xác nhận chị Thúy có đi Nepal.
Khi hỏi về thời gian chị Thúy đi Nepal, người nhà của chị Thúy nói: "Không rõ thời gian. Từ đó đến nay Thúy cũng không liên lạc về. Giờ gia đình cũng không có thông tin. Mong báo giúp gia đình tìm công ty nào tổ chức tour sang Nepal để chúng tôi liên lạc. Tôi được biết thời gian đó có rất nhiều người Việt đi sang Nepal qua tour này".
Trước đó, sau khi vụ bão tuyết xảy ra, báo chí nước ngoài và Nepal đưa nhiều thông tin khác nhau liên quan đến người Việt thiệt mạng.
Chị Linh cho biết trong ngày hôm nay (21/10) sẽ liên hệ với Cục Du lịch Nepal để tìm hiểu thêm thông tin về người Việt đăng ký leo núi.
Hiện vẫn chưa rõ có bao nhiêu người mất tích trong thảm họa được cho là tồi tệ nhất ở Nepal. Ít nhất 39 người thiệt mạng và gần 400 người đã được giải cứu, theo BBC. Trong khi hãng tin AFP cho biết có ít nhất 43 người chết.
BBC cho biết hiện có ba danh sách khác nhau về số người chết và người sống sót. Đó là danh sách của Quân đội, Bộ Nội vụ và Hiệp hội leo núi Nepal. Chính quyền Nepal cho hay họ đang nỗ lực đưa ra một danh sách duy nhất.
Trong số những nạn nhân thiệt mạng có người Nepal, Nhật Bản, Canada, Ấn Độ, Slovak, Ba Lan và một người Việt Nam vẫn chưa rõ danh tính, theo BBC.
Một chuyên gia leo núi cho BBC biết cơn bão tuyết xảy ra vào ngày 15/10 thuộc hàng tồi tệ nhất trong vòng một thập niên qua, khiến cho tuyết rơi dày 1,8 m trong vòng 12 giờ sau đó.
Nguồn Thanhnien.com.vn
Người sống sót kể chuyện 'bị lừa' giữa cơn bão tuyết Nepal Elitan Edan, người sống sót sau cơn bão tuyết dữ dội ở khu vực Annapurna Circuit, Nepal, vẫn còn rất giận dữ khi kể lại chuyện của những người phải chết oan vì bị một chủ quán trà bỏ mặc giữa cơn cuồng phong. Tuyến leo núi nổi tiếng Annapurna Circuit (khoanh tròn). Ảnh: AFP Elitan Edan, 31 tuổi, nhân viên xã hội...