Ảnh hoàng tử Anh làm lộ thông tin nhạy cảm
Các quan chức của hoàng gia Anh vừa vội vàng thu hồi vài bức ảnh hoàng tử William trên mạng Internet, sau khi nhận ra chúng chứa những mật khẩu của Bộ Quốc phòng nước này.
Chùm ảnh được đăng tải trên trang web của Hoàng tử William và Công nương Kate nhằm giúp người dân hiểu thêm về cuộc sống của William với tư cách một người lính tìm kiếm cứu hộ trong Không lực Hoàng gia Anh (RAF). Tuy nhiên, do sơ suất, một số bức ảnh đã làm lộ ra nhiều thông tin hơn so với dự định.
“Do sơ suất trong quản lý, những bức ảnh này không được lọc kỹ, nên đã để lộ những tên tài khoản không mật của Bộ Quốc phòng Anh, những mật khẩu và màn hình máy tính trong hệ thống bị giới hạn”, phát ngôn viên Bộ này cho biết.
Các mật mã và tài khoản bị lộ trong ảnh vừa được cài đặt lại để đề phòng và chúng tôi hài lòng vì những tấm ảnh không vi phạm quy định về an ninh”, phát ngôn viên nói và cho biết các bức ảnh đã được gỡ xuống, chỉnh sửa và đăng tải lại cho các cơ quan truyền thông sử dụng. Ảnh: PA
Video đang HOT
Những bức ảnh chụp vị vua tương lai của Anh trong đồng phục lính, làm những việc thường ngày tại căn cứ quân sự ở Wales, từ pha trà, ăn uống tới họp bàn với đồng nghiệp và kiểm tra trực thăng. Ảnh: Crown
William dọn giường. Ảnh: Crown
Hoàng tử trò chuyện với đồng nghiệp bên bàn ăn. Ảnh: Crown
William, người trong tương lai sẽ đứng đầu lực lượng vũ trang với tư cách quân vương Anh, tham gia RAF năm 2010. Ảnh: PA
Đội gồm 4 người của hoàng tử thường thực hiện các nhiệm vụ cứu hộ thường kỳ, trong đó có cứu hộ người leo núi lâm nguy ở phía bắc xứ Wales. Ảnh: PA
Hoàng tử đang kiểm tra máy móc trên máy bay. Em trai William, hoàng tử Harry, là phi công trực thăng Apache thuộc quân đội Anh, đang thực hiện nhiệm vụ ở Afghanistan. Ảnh: Crown
Theo VNE
Buộc tiết lộ nguồn tin sẽ ảnh hưởng xấu đến phòng chống tham nhũng
Đây là ý kiến của nhiều nhà báo tại Hội thảo "Bảo về nguồn tin: Pháp lý và đạo đức báo chí" do Báo Pháp luật TP. HCM phối hợp với Trung tâm Truyền thông giáo dục cộng đồng (MEC) tổ chức vào sáng nay 15.10.
Các nhà báo thảo luận về thực trạng thực thi luật Báo chí - Ảnh: T.S
Hội thảo diễn ra trước thời điểm Quốc hội thảo luận thông qua Dự thảo sửa đổi luật Phòng chống tham nhũng (PCTN). Trong đó, khoản 4, điều 101 quy định: "Cơ quan báo chí, phóng viên đưa tin về hành vi tham nhũng có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ cho việc xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng".
Tuy nhiên, quy định này đang có biểu hiện mâu thuẫn với luật Báo chí. Bởi, điều 7 luật Báo chí quy định, phóng viên, nhà báo và cơ quan báo chí "có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu của Viện trưởng Viện KSND hoặc Chánh án TAND cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng".
Tại hội thảo, nhiều nhà báo bày tỏ quan ngại, nếu được thông qua, điều 101 của Dự thảo sửa đổi luật PCTN sẽ có tác động mạnh đến việc phòng chống tham nhũng trên báo chí, đến người tố cáo tiêu cực. Từ đó hạn chế báo chí thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội, đấu tranh phòng chống tham nhũng.
"Nếu được Quốc hội ban hành, nó sẽ là căn cứ để bất kỳ cơ quan nhà nước nào, từ công an, thanh tra, UBND, kiểm tra Đảng... đều có quyền đến cơ quan báo chí yêu cầu cung cấp nguồn tin mà cơ quan báo chí sử dụng để đăng bài. Và lúc đó báo chí sẽ không có quyền từ chối. Khi đó, nó sẽ cản trở cuộc chiến chống tham nhũng, đồng nghĩa đi ngược với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước", nhà báo Bá Kiên (Báo Tiền Phong) lo ngại.
Nhà báo Việt Chiến (Báo Thanh Niên) cho rằng quy định phải cung cấp nguồn tin
sẽ ảnh hưởng xấu đến cuộc chiến chống tham nhũng - Ảnh : T.S
Bên cạnh phân tích về pháp lý, ông Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp còn cho rằng, quy định tại dự thảo sửa đổi Luật PCTN không phù hợp với quy tắc đạo đức nghề nghiệp báo chí, với xu thế thế giới. "Nếu báo chí đưa tin mà để lộ cả nguồn tin thì vô hình chung là đi tố cáo người cung cấp thông tin. Cứ lộ ra như vậy thì ai dám cung cấp thông tin cho báo chí nữa", ông Lộc nói.
Đến từ Hội Nhà báo Việt Nam, bà Hà Kim Chi, Trưởng ban Kiểm tra cũng đặt vấn đề: "Nếu nhà báo không bảo vệ được nguồn tin thì họ sẽ khó mà thực hiện được những cuộc điều tra, phản ánh về phòng chống tham nhũng".
Tại cuộc hội thảo này, nhiều nhà báo cũng bày tỏ sự băn khoăn khi điều 101 của dự thảo sửa đổi luật PCTN có tác động sâu rộng đến báo chí nhưng cơ quan soạn thảo không lấy ý kiến của cơ quan báo chí là chưa khách quan.
Kết thúc hội thảo, các đại biểu đã đề nghị Ban tổ chức hội thảo chuyển các nội dung nói trên lên Quốc hội và Chính phủ đề nghị bỏ khoản 4 điều 101 Dự thảo sửa đổi luật PCTN tiếp tục thực hiện nghiêm quy định tại điều 7 của luật Báo chí.
Theo TNO
Đại tá Hàn Quốc lộ bí mật quân sự cho nhân tình Một đại tá quân sự Hàn Quốc đang bị điều tra vì cáo buộc tiết lộ thông tin quân sự mật cho tình nhân, nhưng không có dấu hiệu cho thấy cô này là gián điệp của Triều Tiên. Một đại tá thuộc cơ quan huấn luyện quân sự bị buộc tội tiết lộ 38 thông tin tuyệt mật cho một phụ nữ...