Ảnh hiếm:12 tiếng sau khi Mỹ ném bom nguyên tử Nagasaki
Những bức ảnh sau khi thành phố Nagasaki bị quân Mỹ dội bom nguyên tử khiến nhiều người phải bàng hoàng, và tác giả đã phải đánh đổi sinh mệnh để chụp bộ ảnh này do bị nhiễm bụi phóng xạ.
Yosuke Yamahata là nhiếp ảnh gia được lệnh ghi lại sự tàn khốc của vụ nổ bom hạt nhân và tới hiện trường chỉ 12 tiếng sau khi quả bom phát nổ. Hình ảnh đổ nát, tan hoang như bình địa, xác người chết la liệt hay người sống ốm o, mệt mỏi luôn xuất hiện trong mỗi bức hình.
Bộ sưu tập ảnh được nhiếp ảnh gia Yosuke Yamahata thực hiện bất chấp nguy hiểm tính mạng vì bụi phóng xạ. Sau 70 năm vụ nổ xảy ra, những bức hình này lần đầu tiên được công bố.
Hình ảnh nhiếp ảnh gia Yamahata chụp năm 1943 ở Thượng Hải.
Chỉ huy tối cao Dwight Eisenhower, người sau này là tổng thống Mỹ, bắt tay tướng Mac Arthur. Tướng Arthur đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống Nhật hồi Thế chiến II. Bức ảnh này chụp năm 1946, khi lại khoảnh khắc hiếm hoi giữa hai người vốn được biết tới là rất ghét nhau.
Chỉ huy tối cao Dwight Eisenhower duyệt đội binh lính.
Video đang HOT
Chỉ 12 tiếng sau vụ nổ bom hạt nhân, Yamahata được giao nhiệm vụ tới thành phố Nagasaki thực hiện bộ ảnh.
Những bức ảnh của Yamahata cho thấy mức độ tàn phá khủng khiếp của bom hạt nhân.
Tướng Douglas Mac Arthur ra lệnh hủy bỏ mọi tấm ảnh được chụp để không cho thế giới thấy mức độ tàn khốc của bom hạt nhân. Ở Mỹ, nhiều cuộc biểu tình phản đối hành động thả bom hạt nhân xuống 2 thành phố Nhật Bản của Washington.
Loạt ảnh có 24 tấm hình ghi lại những thời khắc đen tối nhất trong lịch sử Nhật Bản và thành phố Nagasaki. Một số tấm hình của Yamahata đã trở thành biểu tượng trong ấn phẩm của tạp chí Life năm 1952. Nhiều bức hình bị cảnh sát quân đội Mỹ tịch thu và hiện giờ vẫn không biết đang lưu lạc ở đâu.
Một cảnh sát quân đội Mỹ chưa xác định danh tính từng tịch thu nhiều ảnh chụp của Yamahata. Bức hình bên cạnh là hai nạn nhân sống sót sau vụ nổ bom.
Một số tấm hình của Yamahata rò rỉ ra ngoài và được báo chí Nhật sử dụng để vạch trần tội ác Mỹ gây ra.
Năm 1966, Yamahata qua đời ở tuổi 48 vì ung thư. Ông chết vì tiếp xúc trực tiếp với nguồn phóng xạ nồng độ cao.
Trong một cuốn tạp chí Nhật Bản năm 1962, Yamahata nói: “Tôi cố gắng trèo lên một ngọn đồi và nhìn xung quanh. Toàn thành phố ngập trong biển lửa. Bầu trời xanh thẳm và có nhiều sao”.
Quả bom hạt nhân ném vào thành phố Nagasaki ngày 9.8.1945 chỉ 3 ngày sau khi quả đầu tiên ném xuống thành phố Hiroshima. Ước tính 74.000 người Nagasaki thiệt mạng, chủ yếu là dân thường.
Theo Quang Minh – Daily Mail (Dân Việt)
Trạm vũ trụ TQ mất kiểm soát, sắp đâm xuống Trái đất
Trạm vũ trụ 8 tấn dự kiến hoạt động trong 41 năm của Trung Quốc đã mất kiểm soát từ tháng 3 và sẽ rơi xuống trái đất vào năm sau.
Trạm vũ trụ Thiên Cung 1 đã bị mất kiểm soát từ lâu.
Trung Quốc mới đây đã phải thừa nhận họ mất kiểm soát hoàn toàn phòng thí nghiệm vũ trụ Thiên Cung 1 một trong cuộc họp báo ở Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc.
"Theo tính toán và phân tích của chúng tôi, tất cả các phần của phòng thí nghiệm này sẽ cháy rụi khi rơi xuống trái đất trong năm tới", Wu Ping, giám đốc Phòng Thiết kế Vũ trụTrung Quốc, nói.
Ông Wu cũng cho biết Trung Quốc đang giám sát phòng thí nghiệm vũ trụ đề phòng va chạm với các vật thể khác. Theo Tân Hoa Xã, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Trung Quốc sẽ thông báo địa điểm Thiên Cung 1 được cho là rơi xuống đất. Dù vậy, khả năng này là không cao do phòng thí nghiệm này đã hoàn toàn mất kiểm soát.
Hiện tại, Thiên Cung 1 vẫn còn nguyên vẹn và đang trôi dạt đâu đó quanh quỹ đạo trái đất, cách mặt đất 320 km. Trung Quốc phóng Thiên Cung 1 lên quỹ đạo năm 2011 và dự kiến là trạm thí nghiệm không gian trong 41 năm. Tháng 3 vừa qua, phòng thí nghiệm Thiên Cung 1 không được tiếp tục sử dụng.
Hồi tháng 6.2016, Thomas Dorman, một người giám sát vệ tinh nghiệp dư từ El Paso, Texas, Mỹ cho biết phòng thí nghiệm 8 tấn này có khả năng đã mất kiểm soát. Trung Quốc không thừa nhận điều này.
Nhà vật lý thiên văn Jonathan McDowell từ đại học Harvard đồng ý với tuyên bố của Trung Quốc rằng Thiên Cung 1 sẽ rơi ở bất kì đâu. "Bạn không thể kiểm soát được những thứ như vậy", Jonathan trả lời trên tờ Guardian.
"Cho dù vài ngày trước khi nó rơi vào khí quyển, các nhà khoa học cũng không thể biết chính xác phòng thí nghiệm vũ trụ sẽ rơi xuống đâu. Thậm chí trước 6,7 tiếng, việc dự đoán cũng hết sức khó khăn", Jonathan nhấn mạnh.
Hầu hết vệ tinh không tiếp đất theo cách như vậy. Chúng sẽ cháy rụi hoàn toàn khi rơi vào tầng cao trên khí quyển. Với những tàu vũ trụ lớn hơn, khi rơi xuống trái đất sẽ phải lập trình sẵn địa điểm rơi. Mảnh vỡ từ tàu vũ trụ hoặc phòng thí nghiệm không gian nặng vài tấn có thể gây hại cho con người.
Dù vậy, các nhà khoa học cho rằng mảnh vỡ của Thiên Cung 1 sẽ không gây nguy hiểm cho con người. Cần biết rằng con người chỉ sống trên 10% diện tích đất liền, tương đương 2,9% diện tích bề mặt trái đất. Xác suất để mảnh vỡ vũ trụ rơi trúng là cực thấp.
Theo Quang Minh - IBT (Dân Việt)
HQ: Thấy người giống vợ cũ, khách TQ vác dao đâm chết Thủ phạm khai hai người vợ cũ đều bỏ trốn cùng tình nhân nên hắn rất căm hận. Camera an ninh ghi lại hình ảnh Trần sau vụ tấn công đẫm máu. Cảnh sát đảo Jeju Hàn Quốc cho biết một khách du lịch Trung Quốc họ Trần, 50 tuổi đã đâm chết một phụ nữ nước này tại nhà nguyện địa phương...