Ảnh hiếm về vùng giải phóng thời chiến tranh Việt Nam (2)
Tiếng đạn bom đã ngừng trên quê hương, nhiều chiến sĩ Giải phóng giờ đây mới có dịp rời cây súng để cầm bút trên lớp học ở vùng giải phóng.
Tiếng đạn bom đã ngừng trên quê hương, nhiều chiến sĩ Giải phóng giờ đây mới có dịp rời cây súng để cầm bút trên lớp học.
Tiếng đọc bài của các em học sinh vang lên trong khung cảnh hòa bình, trường cấp 1 xã Cam Lộc, Quảng Trị. Hình ảnh trích từ sách ảnh “Chiến tranh giải phóng Việt Nam” của phóng viên chiến trường Nhật Bản Ishikawa Bunyo, được scan và đăng tải trên diễn đàn TTVN.
Vẻ mặt hân hoan của một học sinh nữ.
Căn cứ Ái Tử của Mỹ ở gần thị trấn Đông Hà giờ đây chỉ còn là một nơi hoang tàn.
Nhiều chiến sĩ Giải phóngđã tham gia chiến đấu từ khi còn là thiếu niên, trưởng thành trong khói lửa. Giờ đây họ mới có dịp rời cây súng để cầm bút trên lớp học.
Người nữ du kích ngồi trên ghế học đường.
Video đang HOT
Nụ cười hồn hậu của nữ du kích huyện Triệu Phong, Quảng Trị trong lớp học bổ túc.
Hồi sinh từ đống đổ nát, chợ Đông Hà đã nhóm họp trở lại.
Thanh niên vùng giải phóng vi vu trên xe gắn máy.
T.B (tổng hợp)
Theo_Kiến Thức
Giải mật chiến dịch Alpha Strike trong Chiến tranh Việt Nam
Chỉ trong ngày 10/5/1972, Mỹ đã huy động 414 lần xuất kích của các loại máy bay, đánh phá ác liệt khu vực Hải Phòng và Hà Nội.
Phi đội máy bay Mỹ đang tiếp dầu trên không.
Ý đồ đánh đòn phủ đầu quy mô lớn
Sáng ngày 10/5/1972, Hải quân Mỹ huy động số lượng lớn máy bay chiến thuật cất cánh từ những tàu sân bay hoạt động trên biển Đông.
Các máy bay A-6 Intruder, A-7 Corsairs và F-4 Phantom II được giao nhiệm vụ đánh phá khu vực Hải Phòng và phía Đông Nam Hà Nội.
Mỹ điều động tới 4 tàu sân bay nhằm thực hiện chiến dịch không kích mang mật danh "Alpha Strike" (một phần của chiến dịch Linebacker I phối hợp cùng Không quân Mỹ).
Lúc 8 giờ sáng, phi đội tấn công đầu tiên cất cánh từ tàu sân bay USS Constellation và USS Kitty Hawk hướng về Hải Phòng. Khoảng 20 phút sau, phi đội thứ 2 cất cánh từ hàng không mẫu hạm USS Coral Sea và USS Okinawa.
Các máy bay xuất kích từ tàu sân bay mang theo bom chùm CBU-55 để đánh phá sân bay Kiến An và các trận địa tên lửa phòng không ở Hải Phòng.
Ngày 10/5/1972 ghi nhận kỷ lục về số lần xuất kích của các máy bay Mỹ.
Trong khi đó, phi đoàn không quân chiến thuật của Không quân Mỹ đồn trú ở Thái Lan cho máy bay cất cánh từ sớm để oanh tạc các mục tiêu sâu nằm trong lãnh thổ miền Bắc Việt Nam.
Lực lượng huy động gồm 120 máy bay các loại, trong đó có 16 chiếc F-4, 5 chiếc F-105 xuất kích trước làm nhiệm vụ áp chế phòng không.
29 chiếc F-4 và F-105 được giao nhiệm vụ đánh nhà ga Yên Viên. Ngoài ra còn 88 chiếc khác đóng vai trò hỗ trợ chiến thuật. Nhiệm vụ chính của Không quân và Hải quân Mỹ trong ngày 10/5 là đánh sập cầu Long Biên.
Ngày xuất kích nhiều nhất của Không quân Việt Nam
Trước mưu đồ của Mỹ, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân quyết định tổ chức đánh hiệp đồng 3 loại MiG-17, MiG-19 (J-6) và MiG-21 của 4 trung đoàn không quân và lực lượng phòng không mặt đất.
Bộ Tư lệnh triển khai phương án đánh chặn các tốp cường kích, đây là những máy bay mang bom đánh phá mục tiêu dưới mặt đất.
Do tải trọng vũ khí mang theo tương đối lớn nên những máy bay này rất chậm chạp, đó là lợi thế để các máy bay MiG nhanh nhẹn công kích, buộc chúng phải từ bỏ nhiệm vụ.
Trong ngày 10/5, lần đầu tiên Không quân Việt Nam tiến hành xuất kích đánh hiệp đồng cả 4 trung đoàn không quân.
Các biên đội MiG từ 2 - 4 chiếc lần lượt xuất kích đánh chặn các tốp cường kích của Không quân và Hải quân Mỹ.
Trong ngày 10/5, Không quân Việt Nam triển khai 64 lần xuất kích (số lượng xuất kích lớn nhất trong các trận không chiến giai đoạn 2).
Hôm đó đã diễn ra hàng chục trận không chiến ác liệt giữa các tốp MiG và F của Mỹ. Không quân Mỹ áp đảo về số lượng máy bay nhưng Không quân Việt Nam đã sử dụng chiến thuật hợp lý khiến đối phương gặp nhiều khó khăn.
Trong số 22 tốp MiG xuất kích, có 6 tốp không chiến với máy bay đối phương. Các phi công MiG-19 và MiG-21 đã bắn rơi 6 tiêm kích F-4.
Tại trận không chiến ngày 10/5, phía Mỹ đã trang bị hệ thống tác chiến điện tử AXP-80 Combat Tree gây nhiều khó khăn cho quá trình tác chiến của Không quân Việt Nam.
Bên cạnh đó, sau khi tiến hành chương trình huấn luyện chiến đấu khác biệt "Top Gun", khả năng không chiến của các phi công Mỹ đã được cải thiện rất nhiều.
Phía Không quân Việt Nam cũng bị tổn thất 6 máy bay trong đó có 2 MiG-21, 3 MiG-17 và 1 MiG-19.
Ngày 10/5/1972 đã ghi nhận nhiều kỷ lục trong chiến tranh Việt Nam gồm: Ngày có nhiều trận không chiến kéo dài nhất, số lần xuất kích cả 2 bên lớn nhất và ngày 2 bên rơi nhiều máy bay nhất.
Phía Mỹ tấn công đồng loạt nhiều mục tiêu nhất, Không quân Việt Nam lần đầu xuất kích cả 4 trung đoàn không quân với số lần cất cánh nhiều nhất.
Bài viết có sử dụng tư liệu trong cuốn sách "Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam 1965 - 1975" - Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân.
Theo Trí Thức Trẻ
48 giờ cuối cùng của chiến tranh Việt Nam Sài Gòn những giờ phút cuối của cuộc chiến tranh bao trùm một không khí "vừa thanh thản vừa sợ hãi" khi hàng nghìn người tìm cách rời thành phố, nhưng ở những góc khác, cuộc sống thường nhật vẫn tiếp diễn. Ngày 28/4/1975, Sài Gòn được đặt dưới lệnh giới nghiêm khi quân giải phóng ngày càng tiến gần thành phố. Phóng...