Ảnh hiếm về vụ thử bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới
Cách đây tròn 70 năm, quả bom nguyên tử đầu tiên phát nổ đưa thế giới bước sang thời đại mới – thời đại nguyên tử.
Ngày 16/7/1945, vụ thử hạt nhân đầu tiên mang mật danh Trinity diễn ra trên một bãi đất trống ở căn cứ quân sự White Sands Proving Ground, bang New Mexico, Mỹ. Người ta xây tòa tháp cao 30 m để treo quả bom Gadget và dựng 3 đài quan sát an toàn cho các nhà nghiên cứu.
Robert Oppenheimer, nhà vật lý học gốc Do Thái, là người đứng đầu nhóm nghiên cứu chế tạo bom. Chi phí dành cho dự án lên tới 20 tỷ USD.
Thiếu tướng Leslie Groves, thị trưởng thành phố Los Alamo, giám sát dự án. Vụ thử nghiệm là kết quả của dự án Manhattan nhằm phát triển vũ khí hạt nhân của Mỹ, Anh và Canada trong Thế chiến II.
Hình ảnh về vụ nổ ở 0,025 giây. Đúng 9h sáng, quả bom phát nổ. Người ta coi đây là thời khắc thế giới chính thức bước vào thời đại nguyên tử.
Video đang HOT
Mặc dù các nhà khoa học đã tính toán kỹ lưỡng, nhiều người vẫn lo ngại sức công phá kinh hoàng của Gadget sẽ đốt cháy bầu khí quyển và thổi bay sự sống trên trái đất.
Theo Bộ Năng lượng Mỹ, chớp sáng xuất hiện kéo theo một tiếng nổ vang trời. Nó tạo ra đám mây hình nấm khổng lồ cao 12.000 m. Trong cuộc phỏng vấn về vụ thử bom, Oppenheimer cho biết, thử nghiệm đã thành công.
Tòa tháp bằng thép treo quả bom Gadget sau vụ thử nghiệm chỉ còn là bãi đất phẳng. Khu vực bom hạt nhân phát nổ hình thành một hố có bán kính khoảng 500 m, sâu hơn 2 m.
Nhà khoa học tiến hành đo lượng phóng xạ từ mảnh vỡ tại hiện trường vụ nổ. Hơn 60 năm sau, nồng độ phóng xạ vẫn cao hơn khoảng 10 lần so với bức xạ nền của trái đất. Những người đến dây nghiên cứu buộc phải mang giày để tránh mang theo cát nhiễm xạ.
Theo_Giáo dục thời đại
Object 279: Siêu tăng chống bom nguyên tử của Liên Xô
Trước các mối đe dọa hạt nhân từ Mỹ, Liên Xô đã phát triển mẫu xe tăng Object 279 có thể chống một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Trước các mối đe dọa hạt nhân từ Mỹ, Liên Xô đã phát triển mẫu xe tăng Object 279 có thể chống một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Từ cuối những năm 1950, để đối phó với một cuộc chiến tranh hạt nhân có thể xảy bất cứ lúc nào, các nhà thiết kế Liên Xô đã phát triển một mẫu siêu tăng hạng mới có tên mã Object 279 có khả năng hoạt động ngay cả khi xảy ra mùa đông hạt nhân. Xe tăng Object 279 có thiết kế khá đặc biệt với phần thân hình thoi giúp nó chống lại sóng xung kích từ một vụ nổ hạt nhân và nền tảng khung gầm được trang bị tới 4 hệ thống bánh xích.
Object 279 là ứng cử viên thay thế cho mẫu xe tăng hạng nặng T-10 được Liên Xô đưa vào trang bị từ năm 1953. Object 279 được nhà máy tăng thiết giáp Kirov thiết kế và chế tạo thử nghiệm theo yêu cầu của các tướng lĩnh Liên Xô lúc đó.
Xét về thiết kế thì xe tăng Object 279 có trọng lượng nặng hơn T-10 gần 10 tấn, chính điều này đã giảm đi đáng kể khả năng cơ động của nó trong điều kiện tác chiến thông thường. Và ngay từ nguyên mẫu đầu tiên Object 279 đã không được Quân đội Liên Xô đánh giá cao.
Toàn bộ phần thân của Object 279 được bọc một lớp giáp hình elip với phần giáp trước dày tới 269mm và hai bên giáp hông là 182mm, trong khi đó phần giáp phía trước tháp pháo của Object 279 lại dày tới 319mm. Một đặc điểm khác của Object 279 là việc nó sử dụng 4 hệ thống bánh xích được vận hành bởi động cơ diesel 2DG-8M có công suất 1.000 mã lực.
Hệ thống vũ khí của siêu tăng Object 279 gồm một pháo M-65 130mm cùng súng máy đồng trục 14,5mm, bên cạnh đó nó còn được trang bị hệ thống điều khiểu hỏa lực, thiết bị trinh sát chiến trường có khả năng tác chiến trong cả ban đêm.
Trong ảnh là phần thân phía trước của Object 279 với phần giáp thân hình elip và nền tảng khung gầm đặc trưng.
Object 279 chỉ được nhà máy Kirov chế tạo một nguyên mẫu duy nhất trước khi đề án này bị Quân đội Liên Xô hủy bỏ, nguyên mẫu này vẫn được lưu giữ tại bảo tàng tăng thiết giáp Kubinka nằm ở ngoại vi Moscow.
Ngoài động cơ 2DG-8M, Object 279 còn được trang bị một mẫu động cơ diesel khác DG-1000 có công suất 950 mã lực. Dù nặng 60 tấn nhưng Object 279 vẫn có thể di chuyển dễ dàng ở các vùng băng tuyết hay đầm lầy. Tuy nhiên, nó lại thiếu khả năng cơ động và khó bảo trì sửa chữa khi xảy ra hỏng hóc.
Cận cảnh tháp pháo của Object 279 khi nhìn từ trên xuống.
Siêu tăng Object 279 có tầm hoạt động khoảng 300km với tốc độ di chuyển tối đa là 55km/h và kíp chiến đấu 4 người gồm chỉ huy, lái xe, xạ thủ và pháo thủ nạp đạn.
Tuấn Đặng
Theo_Kiến Thức
Lạnh người chuyện quân đội Mỹ 8 lần làm rơi bom nguyên tử Trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã làm rơi bom nguyên tử đến 8 lần trong với tổng đương lượng nổ gấp 2.200 lần quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima. Lần đầu tiên quân Mỹ làm rơi bom nguyên tử là vào ngày 13/2/1950 khi một chiếc B-36 trên đường từ Alaska đến Texas trong một cuộc huấn luyện thì hỏng động cơ...