Ảnh hiếm về Hạ Long – Bãi Cháy năm 1991
Chùm ảnh về Hạ Long, Bãi Cháy năm 1991 của nhiếp ảnh gia người Đức giúp ta hình dung rõ hơn về lịch sử địa danh này.
Qua hai lượt đi phà (phà Bính, phà Rừng) mới hết đất Hải Phòng, nhiếp ảnh gia người Đức đến Quảng Ninh vào mùa hè năm 1991. Thời điểm đó, thành phố Hạ Long chưa ra đời nên trung tâm của tỉnh là thị xã Hồng Gai.
Bãi Cháy là bãi tắm nổi tiếng nhất nhì miền Bắc thời đó, do địa thế tự nhiên cảnh quan đẹp và nước biển trong xanh, lặng sóng. Những năm 90, từ Bãi Cháy sang khu Hòn Gai cũng phải đi bằng phà hết chừng 30 phút.
Thời đó, dịch vụ du lịch chỉ ở dạng sơ khai như trong ảnh này, nhiều cơ quan đưa cán bộ công nhân viên đến đây nghỉ mát hàng năm.
Dịch vụ trên bãi biển gồm cho thuê phao và thuê đồ tắm, chụp ảnh, tráng nước ngọt.
Thời bao cấp, chụp ảnh đứng ở bãi biển với phao bơi là mô-tip nghệ thuật quen thuộc.
Năm 1991, khu vực Bãi Cháy còn là cảng xăng dầu B12, có nhiều tàu lớn thả neo ngay trên mặt vịnh.
Du lịch trên Vịnh Hạ Long những năm 90 chưa kèm ăn uống trên tàu và lưu trú qua đêm trên vịnh.
Video đang HOT
Những con tàu gỗ nhỏ chỉ đưa khách dạo một vòng quanh vịnh.
Du khách được ghé thăm hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt và trở về, chuyến du ngoạn thường gói gọn trong một buổi sáng hoặc chiều.
Vịnh Hạ Long có 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó khoảng 40 đảo có người sinh sống.
Khu vực dân thuyền chài neo đậu gần Bãi Cháy.
Bến tàu du lịch Bãi Cháy năm 1991, tàu du lịch và tàu cá vẫn chung bến đậu.
Tàu đưa khách du ngoạn trên mặt vịnh trong khoảng 2-3 giờ đồng hồ.
Vịnh Hạ Long lọt top 26 điểm đến ‘thần tiên’ trên thế giới
Theo bình chọn của trang Buzzfeed, Vịnh Hạ Long xếp thứ 16 trong danh sách 26 điểm đến “thần tiên” bởi vẻ đẹp huyền ảo và kỳ diệu.
Cuộc sống của những người dân chài trên mặt vịnh những năm 90, mỗi con thuyền là một gia đình nhỏ, gồm vợ chồng và 2-3 đứa con.
Người dân mưu sinh bằng cách đánh bắt hải sản, khai thác san hô bán cho khách du lịch.
Năm 1994, vịnh Hạ Long mới được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, với những ràng buộc chặt chẽ về bảo tồn thiên nhiên, môi trường và cảnh quan.
Một rặng san hô vớt lên từ đáy vịnh.
Trẻ con sống trên mặt nước từ nhỏ, chèo thuyền rất thạo và phụ giúp bố mẹ bán san hô, hải sản cho khách du lịch.
Theo nhà nhiếp ảnh Reisen, vịnh Hạ Long là cách mà thiên nhiên ‘đánh đố’ con người về kiến tạo địa chất.
Điều đó góp phần thôi thúc một nhà nhiếp ảnh như ông muốn đến, khám phá và chụp ảnh ở nhiều nơi trên khắp thế giới.
Theo Zing
Tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ hy sinh trong chiến thắng trận đầu của Hải quân VN
Ngày 3/8, tại vùng biển lịch sử Cửa Lục thuộc phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), Quân chủng Hải quân tổ chức lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ, nhân dân đã hy sinh trong trận chiến đấu đánh đuổi tàu khu trục Maddox và đánh trả máy bay của đế quốc Mỹ xâm lược trong ngày 2 và 5/8/1964.
Đây là chiến thắng trận đầu của Hải quân Việt Nam và của quân, dân miền Bắc trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta của đế quốc Mỹ. Chiến thắng này có ý nghĩa động viên to lớn với toàn quân, toàn dân, chung sức, chung lòng lập nên những chiến công hiển hách.
Quang cảnh lễ thả hoa tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN.
Phát biểu tại buổi lễ, Chuẩn đô đốc Đinh Gia Thật, Chính ủy Quân chủng Hải quân nhấn mạnh: Chiến thắng ngày 2 và 5/8/1964 đã lùi xa 50 năm, nhưng giá trị lịch sử cùng những bài học kinh nghiệm, cũng như những tấm gương chiến đấu anh dũng của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam và quân, dân miền Bắc vẫn luôn sống mãi với thời gian, là niềm tự hào của các thế hệ chúng ta hôm nay và mai sau.
Trước tình hình thế giới và khu vực thời gian tới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, Quân chủng Hải quân vừa tiếp tục xây dựng lực lượng, vừa duy trì sức chiến đấu, nâng cao khả năng quản lý, bảo vệ vùng biển, đảo của Tổ quốc, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình ổn định trên các cùng biển, đảo tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước.
Những vòng hoa tri ân, tưởng niệm đã được trân trọng thả xuống vùng biển, nơi 50 năm về trước, những người lính hải quân, dân quân tự vệ và nhân dân địa phương đã chiến đấu và anh dũng ngã xuống để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Lễ tưởng niệm còn là dịp những người lính hải quân, dân quân tự vệ tham gia chiến đấu năm xưa gặp gỡ sau bao năm xa cách.
Thiếu tá Đinh Xuân Tòng, phân đội 3, Tiểu đoàn 135 là thợ máy trên tàu phóng lôi 339, một trong 3 tàu phóng lôi đã đụng độ và đánh đuổi tàu khu trục Maddox xúc động nhớ về trận chiến anh dũng 50 năm về trước và mong muốn nhân dịp này tìm gặp lại được người nữ dân quân tên Đào năm xưa đã cứu mạng ông.
Trận đánh diễn ra rất khốc liệt, tàu khu trục của Mỹ được trang bị rất hiện đại, nhưng trước tinh thần chiến đấu quả cảm của hải quân ta, quân địch đã bất ngờ và nao núng. Trong trận đánh đó, nhiều chiến sỹ trên tàu phóng lôi 339 đã ngã xuống, ông Tòng bị thương nặng nhưng vẫn cố gắng cùng đồng đội sửa máy để cứu con tàu. Sau trận đánh, do bị mất nhiều máu và ngất đi, ông đã được một nữ dân quân tên Đào sơ cứu và đưa đến bệnh viện.
Thiếu tá Đinh Xuân Tòng xúc chia sẻ: "Nhiều năm qua, tôi vẫn luôn mong muốn gặp lại người nữ dân quân đó để gửi một lời cảm ơn. Giờ trở lại đây, được gặp gỡ nhiều đồng đội năm xưa thực sự là một niềm hạnh phúc lớn lao".
Thiếu tá Đinh Xuân Tòng tin tưởng rằng các thế hệ Hải quân nhân dân Việt Nam sẽ luôn tiếp nối truyền thống anh dũng của cha anh, tiếp tục học tập, rèn luyện để giữ vững độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Đầu năm 1964, đế quốc Mỹ đã chuẩn bị cho cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam. Cuối tháng 7/1964, tàu biệt kích ngụy bắn phá Hòn Mê (Thanh Hóa) và Hòn Ngư (Nghệ An), đồng thời Mỹ đưa tàu khu trục Maddox tiến sâu vào vịnh Bắc Bộ để khiêu khích, quấy phá.
Ngày 2/8/1964, tàu khu trục USS Maddox đã xâm nhập sâu vào vùng Vịnh Bắc Bộ và đụng độ với ba tàu phóng ngư lôi của hải quân miền Bắc Việt Nam. Trong trận đầu thử lửa, các tàu Hải quân nhân dân Việt Nam đã hiệp đồng chặt chẽ với bộ đội phòng không quốc gia, công an vũ trang nhân dân vũ trang, dân quân tự vệ và nhân dân các địa phương chiến đấu vô cùng anh dũng, giáng trả quân xâm lược, bắn rơi 8 máy bay, bắn bị thương nhiều chiếc khác và bắt sống giặc lái đầu tiên của Mỹ.
Sau sự kiện tàu Maddox bị đánh đuổi khỏi vùng biển của ta ngày 2/8/1964, chính quyền Mỹ đã dựng lên "sự kiện vịnh Bắc Bộ" lấy cớ để tiến công phá hoại bằng đường không ra miền Bắc. Ngày 5/8, Mỹ sử dụng hàng chục máy bay tiêm kích và cường kích tấn công vào các mục tiêu kinh tế, căn cứ quân sự, nơi trú đậu của tàu hải quân ta dọc từ ven biển Sông Gianh (Quảng Bình) đến Bãi Cháy (Quảng Ninh).
Theo báo Tin tức
Ô tô lao xuống cống, tài xế thoát chết may mắn Chiếc xe ô tô 7 chỗ ngồi đang lưu thông bỗng đột ngột tăng tốc, lao đi vun vút rồi cắm thẳng xuống mương thoát nước ngay dưới gầm cầu vượt. Theo người dân chứng kiến vụ tai nạn, vào lúc 15h15 ngày 8/6, tại gầm cầu vượt Cái Lân thuộc phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, đã xảy...